K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:

+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh.

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:

+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.

+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước, mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:

+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào.

+ Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Nhiều nước đã giành được độc lập.

+ Trong hơn 20 năm sau (1954 - 1975), các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).

♦ Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á

- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.

- Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Một số cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu ở các quốc gia Đông Nam Á:

Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (In-đô-nê-xi-a);
Cuộc khởi nghĩa Đa-ga-hô (Phi-lip-pin);
Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha, A-cha Xoa, Pu-côm-bô (Cam-pu-chia);
Phong trào Cần Vương (Việt Nam);

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh.

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:

+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.

+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:

+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào. Trong 10 năm đầu sau Chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948).

+ Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).

5 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:

+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

+ Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

+ Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

22 tháng 8 2023

Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:

+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.

+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:

+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.

+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.

+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.

Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải...
Đọc tiếp
Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải vì sao trong điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được thực hiện hóa? Gợi ý: Tìm hiểu về sự hình thành triều đại Charkit ở Xiêm và triều Nguyễn ở Việt Nam. Tìm hiểu về nền kinh tế ở hai quốc gia. Tìm hiểu về cơ cấu xã hội của 2 quốc gia.
0
5 tháng 8 2023

Tham khảo:

loading...

20 tháng 2 2021

Trong những năm 20-30 của thế kỉ 20 ở các nước đông nam á có khuynh hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin và theo khuynh hướng đấu tranh dân tộc tư sản.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, vì:

+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

*Nhóm năm nước sáng lập ASEAN: Quá trình tái thiết và phát triển của nhóm năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan) trải qua ba giai đoạn chính với những nội dung cụ thể, như sau:

- Giai đoạn 1: từ sau khi giành độc lập đến năm 1967

+ Tiến hành chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nhằm: đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu, nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

+ Hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu, chi phí cao; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.

- Giai đoạn 2: từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980

+ Chuyển sang chiến lược Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo, mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại.

+ Kết quả: kinh tế, xã hội biến đổi to lớn, tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, kinh tế đối ngoại tăng trưởng nhanh.

- Giai đoạn 3: từ những năm 1990 đến nay

+ Chủ động hội nhập kinh tế thế giới, tăng tác khu vực; tập khai nền kinh tế 4.0.

+ Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhóm nước này khá cao. Xingapo trở thành một trong bốn "con rồng” kinh tế của châu Á.
+ Bước sang thế kỉ XXI, các nước này đang tích cực triển khai trong khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế đồng đều (AFEED).

*Nhóm các nước Đông Dương

- Campuchia:

+ Từ năm 1975 đến năm 1991, tình hình chính trị bất ổn, kinh tế khủng hoảng do chế độ Pôn Pốt gây ra.

+ Từ năm 1991 đến nay, Campuchia hồi sinh, kinh tế tăng trưởng; thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

- Lào:

+ Từ năm 1975 - 1986, xây dựng nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá và đạt được một số thành tựu nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Từ cuối năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế có sự khởi sắc, đời sống nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện.

- Việt Nam:

+ Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Giai đoạn 1996 - 2000, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới và có nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

+ Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam chủ động hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng.

*Các nước khác ở Đông Nam Á

- Bru-nây:

+ Là một trong những nước có thu nhập đầu người vào hàng cao nhất thế giới nhờ có trữ lượng đáng kể về dầu mỏ và khí tự nhiên.

+ Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Brunây thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

- Mianma:

+ Sau khi được Anh trao trả độc lập đã thực hiện chính sách tự lực hướng nội, kinh tế tăng trưởng chậm chạp.

+ Từ cuối năm 1988, chính phủ Mianma tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có phần khởi sắc. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn.

- Đông Ti-mo:

+ Tuyên bố độc lập vào ngày 28/11/1975, sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi nước này. Tuy nhiên, nhân dân Đông Ti-mo đã phải trải qua một thời gian dài đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của các lực lượng Inđônêxia.

+ Ngày 20/5/2002, Đông Ti-mo đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.