K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2017

Ao Vua Xanh, là nơi thư giãn và giải trí lý tưởng, với nhiều trò chơi hay cùng các dịch vụ thú vị cho mọi khách du lịch khi đến đây. Từ xưa Ao Vua Xanh đã chứa đựng những câu chuyện thần bí về Hùng Duệ Vương, công chúa Ngọc Hoa, thần núi Sơn Tinh, thần nước Thủy Tinh với cuộc chiến long trời nở đất của 2 vị thần mãi mãi là những truyền thuyết đẹp nhất của người Việt. Ao Vua nằm cách trung tâm Hà Nội 60 km về hướng Tây, Khu du lịch sinh thái Ao Vua trải dài dưới chân núi Tản Viên – Ba Vì lung linh huyền thoại. Du lịch Ao Vua đầy hấp dẫn và thú vị với cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng, môi trường sinh thái trong trẻo và không gian đậm chất nhân văn.

I. Quá trình hình thành và phát triển:

  • Ao Vua bắt đầu hình thành điểm du lịch từ năm 1987. Lúc đó là tổ dịch vụ du lịch thuộc Công ty Thủy Sản Suối Hai.
  • Năm 1993 có một doanh nghiệp tư nhân được thành lập hoạt động kinh doanh du lịch đó là”Khách sạn Hương Rừng”.
  • Năm 1994 UBND huyện Ba Vì quyết định đổi tên Tổ dịch vụ du lịch thành công ty du lịch Ba Vì, thuộc phòng tài chính thương nghiệp Ba Vì quản lý.
  • Từ năm 1993 đến năm 1999, tại khu vực Ao Vua có 2 doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch. Đó là “Công ty du lịch Ba Vì” và “Khách Sạn Hương Rừng”.
  • Ngày 01/04/1999 UBND tỉnh Hà Tây đã có quyết định số 267/QĐ-UBND về việc thành lập “Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua”. Trên cơ sở sáp nhập giữa “Công ty du lịch Ba Vì” và Khách Sạn Hương Rừng”. Lúc này là công ty cổ phần có vốn nhà nước.
  • Năm 2008 sau khi mua hết cổ phần nhà nước, công ty được đổi tên thành “Công ty cổ Phần Ao Vua”.
  • Tháng 3 năm 2008, thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm phát triếun bền vững, Công ty cổ phần Ao Vua đã ký hợp đồng nhận sáp nhập Công ty cổ phần du lịch Đầm Long, Công ty cổ phần Vĩnh Hằng và Công ty cổ phần khai thác đá Ba Vì.
  • Khu du lịch Ao Vua đã trở thàn Chi nhánh Du lịch Ao Vua thuộc Công ty cổ phần Ao Vua kể từ tháng 3 năm 2008.
  • Công ty cổ phần Ao Vua có trụ sở riêng và có các chi nhánh trực thuộc từ tháng 3 năm 2008.
  • Chi nhánh du lịch Ao Vua hiện nay nằn trên địa giới hành chính của 02 xã (xã Tản Lĩnh và xã Ba Vì) với tổng diện tích đang quản lý là 128,5ha. Trong đó 20,8ha được giao dưới COS 100 và 107,5ha COS 100, nhận khoán rừng với Vườn Quốc Gia Ba Vì.

II. Thông tin chung:

  • Địa chỉ: Thôn Bát Đầm, xã Tản Lĩnh, huhuyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: 0433.881.020, 0433.881.097, 0433.881.018. Fax: 0433.880.544.
  • Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ du lịch, phục vụ khách du lịch Ăn, nghỉ, hội thảo, hội trường, tắm thảo dược, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.
  • III. Các phòng ban chức năng thuộc chi nhánh:

  • Phòng kinh doanh
  • Phòng An Ninh
  • Phòng Môi Trường
  • Phòng hành chính tài vụ
  • Phòng điện máy
  • Phòng soát vé
  • IV. Các dich vụ hiện có:

  • Giá vé thăm quan vui chơi giải trí: 120.000đ/ người lớn và 70.000đ/ trẻ em.
  • 01 hội trường công suất 500 ghế ngồi, giá 4.500.000/ buổi.
  • 01 phòng hội thảo công suất 50 ghế ngồi, giá 2.500.000đ/ buổi.
  • 82 phòng nghỉ tiêu chuẩn hai sao, giá loại I – loại II – loại III tương đương 600.000, 500.000, 400.000/ phòng/ ngày – đêm.
  • 02 nhà sàn tập thể sức chứa 40 người/ sàn giá 2.200.000/ sàn/ ngày – đêm.
  • 02 khu nhà ăn công suất 700 xuất ăn cùng lúc.
  • 01 khu vườn tắm thảo dược.
  • 05 bể bơi to nhỏ trong vườn cây, tạo thành một quần thể tắm và trược cảm giác mạnh.
  • 01 khu nhà đa năng có nhiều trò chơi cho trẻ em.
  • Khu du lịch Ao Vua Xanh, là một quần thể vui chơi đa dạng rất phù hợp với thanh niên như: vườn tượng 54 dân tộc, vườn tượng Châu Âu, công viên nước, nhà liên hoàn, thăm động sơn tinh, du thuyền thiên nga trên hồ Ngọc Hoa, tầu lượn siêu tốc, vũ trụ bay, thảm bay, đĩa bay, xe điện đụng, tranh 3D. Cùng nhiều không gian cảnh núi rừng đẹp mê hồn. Mk chỉ cung cấp thông tin thôi, còn bài văn thuyết minh thì bạn tự làm nhé!!vui
1 tháng 2 2017

THANK YOU VERY MUCH

1 tháng 2 2017
Bạn được leo núi, vượt thác, tắm nước vua xưa, vui đùa trong công viên nước, đu quay, nhà chơi đa năng, thăm động Sơn Tinh- Thủy Tinh, rong ruổi du thuyền trên mặt hồ tiên hay đùa vui với chim thú trong vườn. Sau khi thưởng thức các món ăn đặc sản núi rừng của vùng đất Tản Viên sơn thành, bạn có thể đến thăm đền Thượng, đền Trung, chùa Mía, đền Và, khu di tích Chủ tich Hồ Chí Minh....

Khu Du lịch Ao Vua với khách sạn Ao Vua đạt tiêu chuẩn ba sao, hệ thống phòng ở hiện đại, đầy đủ tiện nghi, cùng với các phòng họp, hội trường với sức chứa 700 chỗ, các phòng Vip, phòng ăn, hội thảo rất thích hợp cho các cuộc họp sang trọng. Bên cạnh đó các dịch vụ massge, karaoke,sân tennis,nhiều bể bơi đang chờ đón quý khách. Các hoạt động ngoài trời như: Leo núi, đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ, các điểm vui chơi giải trí khác phục vụ hàng ngàn người với đội ngũ nhân viên, an ninh tận tình, mến khách đang chờ đón bạn!Với hệ thống phòng ăn trang nhã, lịch sự, có sức chứa trên 300 người, cùng đó là đội ngũ nhân viên nhiệt tình chuyên nghiệp, sẽ mang lại cho quý khách một cảm giác thoải mái. Các món ăn đặc sản của vùng Tản Viên Sơn sẽ được đầu bếp chuyên nghiệp chế biến tinh xảo. Bên cạnh đó, với các phòng ăn vip, lịch sự, sang trọng rất thích hợp cho các cuộc hội nghị, sinh nhật, họp mặt.Phòng Hội thảo khách sạn Ao Vua có sức chứa 50 người trở lên. Được bố trí hài hòa, hiện đại cùng trang thiết bị âm thanh phù hợp. Phòng hội thảo được bố trí với không gian riêng, yên tĩnh.Ngoài ra phòng Hội trường của khách sạn Ao Vua có sức chứa trên 500 người, không gian thoáng mát, thích hợp cho các cuộc họp, gặp gỡ khách hàng.Khách sạn Ao Vua có các phòng nghỉ hiện đại đạt tiêu chuẩn 3 sao. Phòng nghỉ được trang bị tiện nghi hiện đại, ấm cúng và cũng rất riêng tư.Ngoài ra khách sạn Ao Vua còn có các dịch vụ masage với đội ngũ nhân viên tay nghề cao sẽ mang lại cho quý khách giây phút thư giãn sau những ngày lao động vất vả.Bên cạnh đó là dịch vụ Karaoke với dàn âm thanh hiện đại, các bài hát liên tục được cập nhật mới nhất. Phòng hát được bài trí rất thuận lợi rất thuận lợi cho không gian nhóm hoặc gia đình bên nhau vui vẻ trong ngày nghỉ ngơi, thư giãn. ẩn mình trong thiên nhiên, cây cỏ là dòng thác, con suối nơi xưa kia có biết bao nhiêu truyền thuyết, dòng nước mát ,mà Vua đã tắm, cùng muôn thú tự nhiên hòa quyện thật nên thơ.Khu Du lịch sinh thái Ao Vua được thiên nhiên ban tặng cho không gian kỳ thú, trên là núi, thác nước và con suối róc rách chảy. Phía dưới là hồ nước trong xanh, từng đàn cá tung tăng bơi lội. Quý khách vừa được leo núi, lội suối, vừa được bơi thuyền trên dòng nước mát.Bên cạnh đó, hệ thống nhà sàn, căngtin với các món đặc sản vùng núi phong phú đang chờ đón quý khách. Phòng ăn rộng rãi, thoáng mát, khu vui chơi giải trí hiện đại...Vườn dân tộc với các dân tộc Việt Nam hiện hữu cho mọi người khám phá.Ao Vua, khu Du lịch cho khách trong và ngoài nước với nhiều Dịch vụ và giải trí phong phú, đa dạng.Du khách sẽ ghé thăm động Sơn Tinh- Thủy Tinh, với những nét độc đáo tái hiện lại sự tích năm xưa.Khu vui chơi với nhiều hình thức giả trí như bể bơi dành cho người lớn và trẻ em. Tàu cao tốc và khu trượt nước đầy mạo hiểm mang lại cảm giác mạnh, sảng khoái nhưng rất an toàn.Ngoài ra quý khách còn tham gia các cuộc dạo chơi với núi rừng, khu Du lịch sinh thái thoáng mát. Sau những giây phút vui chơi và đắm mình trong khu giải trí quý khách được tắm mình trong dòng nước mát lạnh thật là thoải mái. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ được đua tài trên đường đua xe tốc độ, hấp dẫn vô cùng.
1 tháng 2 2017

thank you

9 tháng 1 2019

Nằm cách trung tâm Hà Nội 60km về hướng Tây, Khu du lịch sinh thái Ao Vua trải dài dưới chân núi Tản Viên - Ba Vì lung linh huyền thoại. Đến đây, bạn sẽ được sống trong không gian văn hóa Việt Nam bao la huyền tích. Câu chuyện về Hùng Duệ Vương, công chúa Ngọc Hoa, thần núi Sơn Tinh, thần nước Thủy Tinh với cuộc chiến long trời nở đất của 2 vị thần mãi mãi là những truyền thuyết đẹp nhất của người Việt. Du lịch Ao Vua đầy hấp dẫn và thú vị với cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng, môi trường sinh thái trong trẻo, không gian đậm chất nhân văn.

Với giá vé vào cổng 100k, bạn sẽ được leo núi, vượt thác, tắm nước vua xưa, đắm chìm trong không gian lãng mạn và thơ mộng của hồ nước theo truyền thuyết là nơi các vị tiên nữ ngâm mình mỗi đêm trăng sáng.

Bên cạnh đó, còn có các trò chơi được tính chung với giá vé vào của như: vui đùa trong công viên nước, xe điện đụng, đu quay, nhà chơi đa năng, các trò chơi cảm giác mạnh như : rồng thép, trượt ống nước, thảm bay thần kỳ ..., thăm động Sơn Tinh- Thủy Tinh, rong ruổi du thuyền trên mặt hồ tiên hay đùa vui với chim thú trong vườn.


Khu Du lịch Ao Vua với khách sạn Ao Vua đạt tiêu chuẩn ba sao, hệ thống phòng ở hiện đại, đầy đủ tiện nghi, cùng với các phòng họp, hội trường với sức chứa 700 chỗ, các phòng Vip, phòng ăn, hội thảo rất thích hợp cho các cuộc họp sang trọng. Bên cạnh đó các dịch vụ karaoke,sân tennis,nhiều bể bơi đang chờ đón quý khách. Các hoạt động ngoài trời như: Leo núi, đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ, các điểm vui chơi giải trí khác phục vụ hàng ngàn người với đội ngũ nhân viên, an ninh tận tình, mến khách đang chờ đón bạn!

Với hệ thống phòng ăn trang nhã, lịch sự, có sức chứa trên 300 người, cùng đó là đội ngũ nhân viên nhiệt tình chuyên nghiệp, sẽ mang lại cho quý khách một cảm giác thoải mái. Các món ăn đặc sản của vùng Tản Viên Sơn sẽ được đầu bếp chuyên nghiệp chế biến tinh xảo. Bên cạnh đó, với các phòng ăn vip, lịch sự, sang trọng rất thích hợp cho các cuộc hội nghị, sinh nhật, họp mặt.

Phòng Hội thảo khách sạn Ao Vua có sức chứa 50 người trở lên. Được bố trí hài hòa, hiện đại cùng trang thiết bị âm thanh phù hợp. Phòng hội thảo được bố trí với không gian riêng, yên tĩnh.

Phòng Hội trường của khách sạn Ao Vua có sức chứa trên 500 người, không gian thoáng mát, thích hợp cho các cuộc họp, gặp gỡ khách hàng.

Khách sạn Ao Vua có các phòng nghỉ hiện đại đạt tiêu chuẩn 3 sao. Phòng nghỉ được trang bị tiện nghi hiện đại, ấm cúng và cũng rất riêng tư.

Ngoài ra khách sạn Ao Vua còn có các dịch vụ masage, dịch vụ tắm thảo dược với đội ngũ nhân viên tay nghề cao sẽ mang lại cho quý khách giây phút thư giãn sau những tuần làm việc vất vả.
Đến vi Ao vua là bn được tr v vi thiên nhiên và tri nghim nhng ngày ngh vui v và yên bình nht

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) là một di tích giá trị, phản ánh lịch sử quân sự, kiến trúc, xây dựng thời quân chủ phong kiến ở Lạng Sơn. Năm 1999, di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia.

Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) có thể được xây dựng khoảng từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV. Thành xây bằng gạch và đá hình chữ nhật, có chu vi 270 trượng, cao 9 thước, có 4 cổng ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, xung quanh thành có tất cả 19 điếm canh. Thành cổ Lạng Sơn là di tích kiến trúc quân sự có vai trò quan trọng trong việc trấn giữ, phòng thủ nơi cửa ngõ biên cương của Tổ quốc. Cùng với những di tích khác trên địa bàn thành phố, Thành cổ thực sự là điểm di tích tiêu biểu giúp Nhân dân Lạng Sơn nói riêng và du khách gần xa nói chung hiểu thêm về lịch sử đất và người Xứ Lạng.

Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến. Xưa kia, Thành được xây dựng với chu vi khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết; bên trong có nhiều binh lính, xung quanh là chợ và phố xá đông đúc, hoạt động buôn bán giao lưu với các thương nhân Trung Quốc diễn ra khá tấp nập.

Tường thành được xây bằng gạch vồ, cao 4 m. Trên đỉnh tường thành gạch được xây chìa ra hai bên, mỗi bên 0,1 m tạo thành mái bảo vệ tường thành bền vững. Móng và chân thành được xây bằng đá vôi màu xanh, các phiến đá được gọt vuông thành sắc cạnh. Tường thành phía Nam vẫn còn giữ được dáng cổ, cây cối mọc trùm lên. Cổng phía Tây đã được xây bít lại. Hiện nay tường thành bao bọc một số cơ quan như Tỉnh ủy, Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.

Trải qua thăng trầm của thời gian, biến thiên của lịch sử, dấu tích Thành cổ Lạng Sơn hiện nay còn hai đoạn thành, hai cổng Nam và Tây, cổng Tây đã bị xây bít lại, chỉ còn cổng phía Nam vẫn qua lại được có đường Nguyễn Thái Học chạy qua. Tuy không còn nguyên vẹn nhưng giá trị lịch sử của thành cổ vẫn còn mãi trong đời sống, tâm thức của các thế hệ người Xứ Lạng.

Một đoạn của thành cổ phía Đông. Thành cổ Lạng Sơn đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1999. Theo Ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, đây là di tích lịch sử có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở Lạng Sơn, là công trình kiến trúc quân sự kiên cố, quy mô của các vương triều phong kiến Việt Nam.

Đến tham quan di tích Thành cổ Lạng Sơn, du khách sẽ được khám phá những nét độc đáo của kiến trúc Thành cổ xưa, tham quan và hành lễ tại các ngôi đền linh thiêng nằm ở xung quanh Thành.

  
1 tháng 3 2022

Cảm ơn bạn nhiều nhé

4 tháng 3 2022

anh đi học hay học olnline

4 tháng 3 2022

các bạn giúp mình nha

7 tháng 12 2017

Phan Châu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong thời gian ông bị đày ở đảo Côn Lôn thể hiện khí phách quật cường, một bản lĩnh ngang tầm với dũng sĩ thần thoại.

Nhà tù thực dân Côn Đảo là một địa ngục trần gian. Bọn thực dân dùng nơi này để đày đọa những con người yêu nước ưu tú hòng làm nhụt chí khí đấu tranh của họ. Trong đó, đập đá là một trong những công việc cực nhọc mà người đi đày phải làm. Phan Chu Trinh cũng ở trong số tù khổ sai ấy. Nhưng giữa nắng gió biển khơi khắc nghiệt, người tù Phan Chu Trinh đã dựng lên cả một tượng đài bằng thơ thể hiện một vẻ đẹp lẫm liệt, phong thái cứng cỏi ngang tàng của người anh hùng cứu nước. Bốn câu thơ đầu tác giả miêu tả cảnh tượng đập đá của người tù và cũng bằng những hình ảnh ấy mà khắc họa dáng vóc phi thường của người anh hùng đấng nam nhi: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Câu mở đầu, tác giả phác ra bối cảnh không gian, gợi mở âm hưởng hùng tráng bằng tư thế hiên ngang, sừng sững của phận "làm trai" đầu đội trời, chân đạp đất kiêu hùng. Dân gian từng có câu: "Làm trai cho đáng nên trai". Nguyễn Công Trứ thì viết: "Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông; Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể". Phan Bội Châu cũng đề cao chí hướng làm trai: " Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời"... Điều đó cho thấy quan niệm về chí trai, làm trai có mạch nguồn trong quan niệm nhân sinh truyền thông. Trong câu thơ của Phan Chu Trinh quan niệm ấy được khẳng định trong một bối cảnh cụ thể: "... đứng giữa đất Côn Lôn" là "đứng giữa" biển - trời - đất, thật kiêu hãnh, đường hoàng, đúng là tư thế của người làm chủ giang sơn. Ba câu thơ tiếp theo, qua những hình ảnh chân thực diễn tả công việc nặng nhọc (khai thác đá) tác giả đã khắc họa thành những hình ảnh biểu trưng cho tầm vóc sức mạnh dời non lấp bể, kinh thiên động địa của nhân vật trữ tình. Những hành động mạnh mẽ cho phép ta hình dung ra hình ảnh người dũng sĩ với sức vóc thần kỳ đang xung trận: "xách búa", "ra tay"; và "lừng lẫy" những chiến công "lở núi non", "đánh tan năm bảy đống", “đập bể mấy trăm hòn". Những từ ngữ cực tả sức mạnh dũng mãnh đã làm nổi bật hình tượng con người trong tư thế ngạo nghễ, lớn ngang tầm vũ trụ. Giữa không gian biển trời bao la sừng sững một tượng đài kết bằng những hình khối phi thường.

Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng:

Tháng ngày bao quản thông sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chỉ kể việc con con!

"Thân sành sỏi", "dạ sắt son" sẽ bền bỉ trụ lại được cùng "tháng ngày", mưa nắng". Thế đối lập ở câu 5-6 thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Tấm lòng thủy chung, son sắt "mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" (Nguyễn Trãi) kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vững vàng đến “trơ gan cùng tuế nguyệt", đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung. Phan Chu Trinh xuất thân nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hòa thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỷ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp hy sinh, nguy khó, biết quên thân mình. Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí. Cảm hứng lãng mạn hào hùng tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm ở hai câu thơ kết với hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi. Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "những kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.

Đập đá ở Côn Lôn và Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là hai bài thơ của hai nhà nho yêu nước tiêu biểu trong phong trào cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Qua đó chúng ta nhận ra cái mạch chảy dào dạt của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Rồi đây cái mạch nguồn ấy lại bừng lên thành những đợt sóng mãnh liệt và thể hiện trong văn học kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.

7 tháng 12 2017

Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu.

Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.

Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ.

Hai câu thơ mở đầu đã khẳng định chí làm trai khi sống trên đời này cần phải hiên ngang, bất khuất:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Hình ảnh một con người hiễn lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu. Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.

Như vậy ngay từ đầu bài thơ, tác giả như ném một tiếng thét, tiếng lòng đầy sức sống vào giữa chốn ngục tù tăm tối; khắc họa thành công người con cách mạng. Đây cũng chính là cảm hứng chính của bài thơ.

Hành động đập đá được Phan Châu Trinh tái diễn rất chân thực, sinh động và không kém phần hào hùng. Nhịp thơ cứ thể dãn ra, dồn dập:

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hon

Một loạt động từ mạnh xuất hiện liên tiếp trong hai câu thơ đã đặc tả sự mạnh mẽ, dứt khoát của người tù cách mạng. Việc đập đá chỉ là việc thường tình. Hình ảnh ước lệ “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” mang ý nghĩa phóng đại thể hiện sức mạnh phi thường, không thể địch nổi của người anh hùng cách mạng.

Cá tính mạnh mẽ, hiên ngang của người chiến sỹ ấy không chỉ dừng lại ở đó mà còn được tác giả tái hiện qua khí phách:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Giữa nơi đất khách quê người, tù ải khổ sai, hứng chịu sự giận giữ của thiên nhiên nhưng người tù vẫn hiên ngang, không hề sợ hãi. Ngược lại dù nắng mưa thì nó càng khiến cho “bền dạ sắt son”. Một ý chí, nghị lực đáng khâm phục và ngưỡng mộ. Hình ảnh mưa nắng hoàn toàn đối lập với hình ảnh người chiến sỹ cách mạng có lẽ là dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Và bài thơ khép lại bằng một hình ảnh hào hùng, kiên cường hơn nữa:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con

Người tù khổ sai chi con việc bị đày đọa ở nhà tù Côn Đảo chỉ là “lỡ bước”, và tự nhận mình là kẻ “vá trời”. Khi làm việc lớn thì những việc như thế này không có gì làm chùn bước được. Những việc gian nan, chông gai còn rất nhiều nên người tù xem rằng không đáng kể lể. Một chí khí thật ngang tàng, một châm ngôn sống khiến người khác phải ngưỡng mộ

Phan Châu Trinh bằng ngòi bút phóng khoáng, giọng điệu thơ hào hùng đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ cách mạng vẫn luôn ngang nhiên, ý chí quật cường. Đó là hình tượng của những người chiến sỹ cách mạng giữ nước, chống giặc ngoại xâm.

14 tháng 2 2021

Tham khảo:

Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.

Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.

Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.

Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.

Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước. 

14 tháng 2 2021

Bạn tham khảo!

https://lazi.vn/edu/exercise/thuyet-minh-ve-khu-du-lich-buu-long