Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính như sau :
Quận Hải Châu,Quận Cẩm Lệ,Quận Thanh Khê,Quận Liên Chiểu,Quận Ngũ Hành Sơn,Quận Sơn Trà,Huyện Hòa Vang,Huyện Hoàng Sa
Câu 2 bó tay
Câu 3 ko bt quận huyện bạn là nơi nào
-Em tham khảo một số ý để làm bài nhé!, viết ra thì dài lắm, với cả chị không sống ở đó nên không biết nhiều:
Sài Gòn là 1 thành phố:
– Năng động
– Sôi động nhưng không ồn ào.
– Tôn trọng cá nhân nhưng thích giúp đỡ người khác, làm từ thiện.
– Chứng kiến điều xấu, nạn nhân của cái ác nhưng luôn tử tế, vẫn tin vào con người.
– Ăn uống thoải mái, nhưng không tính.
– Sống và chơi nhiệt tình với bạn bè.
– Quay về thăm quê hương, sau đó trở về Sài Gòn và cảm thấy như trở về nhà.
– Đừng chê bai những gì khác biệt với bạn, thích chơi, không thích nó, sau đó chỉ, nhẹ nhàng.
– Không định kiến, dễ chấp nhận những điều mới.
– Và cuối cùng, nó không thô tục, ghét vị thành niên.
Bất kể là tỉnh nào, miễn là bạn sống ở Sài Gòn, và sau đó có một nhân vật như vậy. Đó là người Sài Gòn.
Bất cứ ai đã đến Sài Gòn để sống, chắc chắn sẽ trở thành một “người Sài Gòn”. Vì Sài Gòn hào phóng và thân thiện, tạo cơ hội cho mọi người.
Nếu bạn chưa từng đến Sài Gòn. Hãy thử một lần để biết và hiểu thêm về phong cảnh đẹp và những con người mến khách ở đây.
.................................
- Thăm hỏi các gia đinh thương binh, liệt sĩ vào các ngày lễ.
- Giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn.
-thăm mộ các anh hùng liệt sĩ
-đến nhà của các bà mẹ vn
xin lỗi bạn nha mình chỉ biết đến đây thôi!
Tham Khảo:
Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.
Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.
Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.
Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.
Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.
Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.
Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia
"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."
Trên quê hương yêu dấu của em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp mà em thấy đáng tự hào nhất là Đền Hùng nơi thờ các vua Hùng đã có công dựng nước. Cứ vào mỗi dịp Tết là mẹ lại cho em đi theo và thắp hương ở Đền Hùng.
Đề bài văn: Tả một di tích lịch sử trên quê hương em. |
Đền Hùng là một khu di tích nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miêu cổ kính. Chao ôi, phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Vào những ngày đẹp trời, từ trên cao nhìn xuống có thể nhìn thấy dòng sông Lô hiền hòa trong vắt, xóm làng ẩn hiện trong những vườn cây xanh um tùm. Theo từng bậc thang, du khách sẽ đến được Đền Giếng, rối Đền Hạ, Đền Trung và cuối cùng là Bến Thượng. Các đền đều được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Đến tận nơi đây chúng ta sẽ thấy hết được vẻ đẹp linh thiêng của nơi cội nguồn dân tộc này. Dưới chân đền, những hồ nước trong vắt in bóng mây trời. Những rừng cây nguyên sinh rậm rạp nhiều tầng không để tia nắng nào lọt qua. Cảnh vật im lìm, tĩnh mịch. Không khí ở nơi đây hết sức thiêng liêng.
Hàng năm, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về Đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Vào những ngày giỗ Tổ Hùng Vương ngày hội lớn của dân tộc thì quang cảnh Đền Hùng hoàn toàn khác. Cờ, hoa, biểu ngữ được trang hoàng khắp mọi nơi. Cờ bay đỏ những cành cây, đỏ cả mặt hồ. Trong những ngày này, Đền Hùng không còn về tĩnh mịch, trầm lắng nữa mà luôn tấp nập, hân hoan đón khách thập phương về dự hội và dâng hương.
Phong cảnh Đền Hùng quả là tuyệt phải không các bạn? Em rất vui và tự hào khi được là con cháu của Vua Hùng và được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Em thầm nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
Thảo là 1 học sinh giỏi nhất trường , bạn lúc nào cũng được các cô giáo mời đi thi các cuộc thi học sinh giỏi , trong khi đó , nhà Thảo thiếu thốn đủ thứ . Bố bạn bị tai nạn giao thông nên đã qua đời , mẹ bạn phải tần tảo nuôi 3 chị em Thảo ăn học thành người . Ngoài giờ học , Thảo còn phải phụ giúp mẹ làm việc , thời gian tuy có ít nhưng Thảo vẫn luôn sắp xếp để đủ thời gian học bài . Thảo luôn là tấm gương lớn để em noi theo và học tập .
Sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định, đến nay thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe đã có phần giảm sút song tình yêu và niềm đam mê đối với nghề giáo vẫn luôn vẹn nguyên trong con người đầy nghị lực này.
Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.
Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.
Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).
Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. (Ảnh dưới)
Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào bài bằng mấy câu đố:
Đức tài rực sáng sao Khuê
Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời
Lấy dân làm đạo, làm vui,
Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang
Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Thầy còn đi giao lưu khắp nơi, khắp các vùng, miền trong cả nước. Từ trường tiểu học đến trường đại học, các bạn đều rất thích được thầy tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi về nhân sinh và cuộc sống. 1500 buổi nói chuyện tại các nhà trường THCS, THPT, THCN là một con số đáng nể phục! Chẳng thế mà một thầy giáo trẻ từng bày tỏ “Thầy Ký giao lưu một tiết bằng chúng em dạy giáo dục công dân cả năm… Thầy đã thực sự truyền lửa và lòng nhiệt huyết đến các bạn trẻ”.
Ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ... Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Tâm sự về nghề nghiệp, thầy nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội."
Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.
TK
Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 20 km.
Trước giải phóng, Hóc Môn là một quận của tỉnh Gia Định. Sau ngày giải phóng (4/1975) đến tháng 4/1997, Hóc Môn là một trong 6 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh gồm 16 xã và 1 Thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 165,76 km2, phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp huyện Bình Chánh và quận Tân Bình, phía Đông giáp huyện Thuận An tỉnh Bình Dương và quận Gò Vấp, phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An.
Tháng 4/1997, do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố, 07 xã của huyện Hóc Môn được tách ra để thành lập quận mới (Quận 12), huyện Hóc Môn còn lại 9 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là: 108,71 km2. Phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp huyện Bình Chánh, phía Đông giáp Quận 12 và huyện Thuận An tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An
j dạ mă