K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2016

=> – Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất cây công nghiệp

– Đáp ứng thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu đem lại giá trị cao như: cafe, cao su, hồ tiêu, điều…

– Việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, nhất là ở trung du-miền núi; hạn chế nạn du canh du cư.

– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

13 tháng 2 2016

Cây công nghiệp nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây vì nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển 

a) Thế mạnh tự nhiên

- Nước ta có nhiều loại đất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, có thể phát triển cac vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo Bắc - Nam (vĩ độ), theo mùa và theo độ cao, tạo điều kiện cho cây công nghiệp phát triển quanh năm với cơ cấu cây trồng đa dạng. 

- Nguồn nước tương đối phong phú, đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp. 

- Các thế mạnh khác (địa hình, tập đoàn cây công nghiệp bản địa)

b) Thế mạnh về kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động dồi dào,có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc trồngvà chế biến sản phẩm cây công nghiệp ngày càng được bảo đảm.

- Sự hoàn thiện của công nghiệp chế biến sau thu hoạch cùng với trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường.

- Đường lối. chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước.

- Các thế mạnh khác (việc đảm bảo an toàn về lương thực đã giúp cho diện tích trồng cây công nghiệp được ổn đinh, sự gia nhập của nước ta vào Tổ chức thương mại thế giới)

 

20 tháng 12 2019

Gợi ý làm bài

a) Thế mạnh về tự nhiên

- Nước ta có nhiều loại đất thích hợp cho việc phát triên cây công nghiệp (đất ở trung du và miền núi thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, còn đất ờ đồng bằng lại thích hợp cho cây công nghiệp hàng năm), có thể phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá theo Bắc - Nam (vĩ độ), theo mùa và theo độ cao, tạo điều kiện cho cây công nghiệp phát triển quanh năm với cơ cấu cây trồng đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới).

- Nguồn nước (trên mặt, dưới đất) tương đối phong phú, đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.

- Các thế mạnh khác (địa hình, tập đoàn cây công nghiệp bản địa,...).

b) Thế mạnh về kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp.

- Thị trường tiêu thụ (trong nước và thế giới) ngày càng được mở rộng.

- Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...), cơ sở vật chất - kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến,...) phục vụ cho việc trồng và chế biến sán phẩm cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.

- Sự hoàn thiện của công nghiệp chế biến sau thu hoạch cùng với trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường.

- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước.

- Các thế mạnh khác (việc đảm bảo an toàn về lương thực đã giúp cho diện tích trồng cây công nghiệp được ổn định, sự gia nhập của nước ta vào Tổ chức thương mại thế giới,...).

4 tháng 2 2019

Đáp án A

28 tháng 1 2016

- Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến trước hết là để cho công nghiệp xích
lại gần nông nghiệp để củng cố khối liên minh công nông là để giảm bớt chi phí vận chuyển các nguồn nguyênliệu đến các máy
chế biến vừa để làm tăng thêm hiệu quả , vừa tăng thêm sản phẩm cây công nghiệp , đặc biệt là đối với sản phẩm cây công nghiệp
khó bảo quản lâu, khó vận chuyển đi xa như chè búp, Sơn, Hồi, đặc biệt là hoa quả .

- Là để tạo ra nhiều việc làm ở các vùng nông nghiệp . đồng thời là cơ hội để giảm dần nguồn lao động thuần nông, tăng dần
nguồn lao động công nghiệp và phi nông nghiệp trong nông thôn.

- Là để từng bước góp phần khai thác sử dụng hợp lý các tài nguyên đất, rừng, lao động và từng bước thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn. Từ đó sẽ tạo cơ hội để xây dựng ở nông thôn những liên hợp sản xuất nông - công nghiệp .

* Các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến hiện nay ở nước ta.
- ĐN Bộ được coi là vùng chuyên canh công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến lớn nhất cả nước với hướng chuyên môn
hoá và cơ cấu cây trồng chính là: Cao su, cà phê, Tiêu, Điều, Lạc, Mía
Các xí nghiệp công nghiệp chế biến gắn với vùng này là:
         + Chế biến Cao su thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà
         + Chế biến cà phê Biên Hoà. Lạc , Mía, Tiêu, Điều, trong các thành phố lớn trong vùng .

*Các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến hiện nay ở nước ta như cây cao su, chè búp, dâu tằm.              Các nhà máy chế biến gắn với vùng này là:
        +Cà phê: sơ chế ở Buôn Ma Thuật, Plâycu, tinh chế ở Biên hoà
        +Chế biến Cao su: sơ chế ở Buôn Ma Thuật, tinh chế ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
        +Chế biến chè búp: so chế ở Bắc cạn, Biển Hồ (tỉnh Gia lai) và Bảo lộc (lâm đồng)
        +Chế biến dâu tằm: ở Bảo Lộc (tại đây có nhà máy tơ tằm hiện đại nhất Đông nam á .

* Trung du, miền núi phía Bắc cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến quan trọng.Hướng
chuyên môn hoá của vùng này là chè búp, Sơn, Hồi, Thuốc lá...
Các nhà máy chế biến gắn với vùng này là:

       +Chế biến Chè Búp : thái nguyên, Phú Thọ, Yên bái...
       +Chế biến Sơn: sơ chế ở Phú Thọ, Tinh chế ở HN
       +Chế biến Hồi : Lạng Sơn
       +Chế biến Thuốc lá: Thăng Long (hà nội)

-Đồng bằng sông Hồng, DHMT và đồng bằng sông cửu Long cùng là những vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với
công nghiệp chế biến. Hướng chuyên môn hoá chính là các cây công nghiệp ngắn ngày: đay, cói, Mía, Lạc, đâu tằm. Các nhà máy
chế biến cây công nghiệp trong vùng đều phân bố trong các thành phố, thị xã, tỉnh lỵ.

11 tháng 10 2019

Gợi ý làm bài

-     Nhu cầu du lịch sinh thái của du khách (trong và ngoài nước) ngày càng lớn.

-    Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.

-      Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú như: các dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp, hệ thống các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các bãi biển đẹp, suối nước nóng,...

Tạo việc làm, cải thiện đời sông nhân dân, tăng nguồn thu lớn cho nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

20 tháng 4 2018

Chọn: A.

Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng (nhu cầu về sản phẩm cây công nghiệp ngày càng lớn) đã thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây.

 

24 tháng 3 2019

a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

*Thuận lợi

-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi

-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô

*Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất

-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai

b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên

-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)

-Cà phê

+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước

+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất

+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk

+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

-Chè

+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước

+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

-Cao su

+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước

+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

-Điều

+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước

+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông

c) Các giải pháp chính

-Giải pháp về nguồn lao dộng

+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ

+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc

-Giải pháp về đầu tư

+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải

+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)

-Giải pháp về tổ chức, quản lí

+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp

+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...

-Các giải pháp khác

+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất

+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động

+Mở rộng thị trường xuất khẩu

25 tháng 6 2017

Hướng dẫn: SGK/92, địa lí 11 cơ bản.

Chọn: C

8 tháng 9 2019

Chọn: C.

Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp ngắn ngày nhờ có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ thích hợp với điều kiện trồng cây công nghiệp.