Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt số 1
Mọi người đều biết đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt vùng này vùng khác, tộc người này và tộc người khác không phải là quyền thế, không phải là vũ khí mà là ngôn ngữ, kể từ khi biết nói đến lúc chết đi chúng ta không thể tách rời khỏi tiếng mẹ đẻ.
Trước đây tôi không hiểu sao cộng đồng nói tiếng Anh lại chia thành hai loại: một là cộng đồng nói tiếng Anh kiểu Mĩ và cộng đồng nói tiếng Anh kiểu Anh. Tại sao đều dùng chung một thứ tiếng lại phải phân thành hai loại như thế để sự giao tiếp thêm khó khăn? Đến khi lớn lên tôi mới bắt đầu hiểu vấn đề này. Thử nghĩ xem, bất luận về phương diện nào Mĩ cũng đứng đầu thế giới, đã thế thì cớ gì phải dùng tiếng Anh kiểu Anh?
Nhưng tôi cho rằng, Mĩ giàu nhưng cũng rất nghèo nàn! Nói quá lên rằng, ngoài tiền bạc ra, Mĩ nghèo đến nỗi chẳng có gì khác nữa. Thiếu bề dày văn hóa, không có ngôn ngữ riêng, tuy lớn mạnh nhưng không có lịch sử. Nói đến đây có lẽ bạn đã hiểu tại sao Mĩ lại phải dùng tiếng Anh kiểu Mĩ rồi!
Đúng thế, đó là vì Mĩ không có ngôn ngữ riêng, đối với những người Anh di cư đến Mĩ họ sớm đã không phải là người Anh nữa, đương nhiên họ cũng không thể nói tiếng Anh thuần túy, vì thế họ chọn cách nói tiếng Anh kiểu Mĩ. Độc lập không chỉ là một chiến thắng quân sự, không chỉ là đọc tuyên ngôn độc lập mà độc lập là một dấu hiệu, một kí hiệu, một thứ ngôn ngữ. Vì thế, theo tôi nước Mĩ giành độc lập thực sự kể từ khi dùng tiếng Anh theo kiểu Mĩ.
Theo cách nhìn của tôi thì văn hóa luôn là một khái niệm mơ hồ, chúng ta thường kêu gọi “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Giữ gìn bản sắc văn hóa mấy nghìn năm của dân tộc nhưng phải giữ thế nào, giữ bằng cách nào đây? Còn nhớ năm trước có một cô gái Việt kiều trạc tuổi tôi về nước, vốn là anh em họ với nhau nhưng cô gái đó chẳng mở miệng lấy một câu; một lần tình cờ tôi nghe hai bố con họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh chuẩn như người Anh thực sự, lúc đó tôi vô cùng ngưỡng mộ nên nói với bố: “Bố ơi, con thích học tiếng Anh, chị Việt kiều nói tiếng Anh rất chuẩn!”.
Bất ngờ bố nói như nước lạnh dội vào đầu tôi rằng “Họ không phải là người Việt”, lúc đó tôi hoàn toàn không hiểu ngụ ý trong lời nói của bố. Mãi đến giờ tôi mới ngộ ra rằng, một con người không nói được tiếng mẹ đẻ thì mãi mãi là những người con du đãng không thể trở về đất mẹ quê hương, dù có đi khắp bốn phương trời cũng không thể nào tìm được cảm giác tự hào dân tộc, không tìm lại được sự nhớ nhung cái gì đó thiêng liêng… thật đáng thương!
Tiếng mẹ đẻ là suối nguồn văn hóa dân tộc, là gốc rễ đất nước, là miền đất cuối cùng có thể giữ gìn được sự trong sáng để nuôi dưỡng nền văn hóa, chúng ta có thể quên cách chúng ta cầm đũa để ăn nhưng không thể quên tiếng Việt và hãy gìn giữ cho miền đất văn hóa này ngày càng trong sáng.
Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt số 2
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web…, song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu.
Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam… Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ.
Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng” và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.
Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp. Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường”?
Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ! Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Có bài văn nhé !!
A. Mở bài
Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)
B. Thân bài
- Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:
- Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)
- Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)
- Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:
- Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)
- Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)
C. Kết bài
Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.
+Dàn Ý Chứng Minh Thiên Nhiên Là Người Bạn Tốt Của Con Người
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề cần chứng minh: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người
2. Thân bài
* Giải thích: Thiên nhiên là gì?
- Thiên nhiên (theo ngôn ngữ khoa học): Là khái niệm rộng chỉ tất cả những gì sẵn có hiện diện quanh chúng ta, từ những loại vật chất nhỏ bé đến những thực thể khổng lồ như mặt trời, mặt trăng, vì sao, vũ trụ,...
- Thiên nhiên (theo cách hiểu thông thường): Là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy: Ao, hồ, sông, ngòi,...
* Vai trò của thiên nhiên trong đời sống của con người:
- Những nhu cầu cần thiết nhất của cuộc sống đều được khai thác từ thiên nhiên:
+ Đất để trồng trọt, chăn nuôi
+ Nước ở các dòng sông, con suối để tắm rửa, sinh hoạt
+ Rừng cho ta nguyên liệu để xây dựng nhà cửa, cho các vị thuốc quý để chữa bệnh; rừng điều hòa khí hậu, giúp chống bão lũ, tạo không khí trong lành, mát mẻ; là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật tạo nên sự đa dạng sinh học...
+ Con người khai thác, đánh bắt thủy hải sản từ biển để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày và xuất khẩu
- Thiên nhiên cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần:
+ Các khu du lịch nghiêng về các giá trị tự nhiên ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, nhu cầu khám phá của con người
+ Sống trong một môi trường tràn ngập bóng mát cây xanh, muôn hoa đua nở, tâm hồn con người cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn
+ Thiên nhiên là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa; là người bạn tâm giao của các nghệ sĩ...
=> "Thiên nhiên là người bạn tốt của con người"
* Thực trạng hiện nay: Con người đang từng ngày tàn phá thiên nhiên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến "người bạn tốt" đó
- Ngang nhiên khai thác rừng bừa bãi, trái phép
- Mặc sức xả rác, nước thải sinh hoạt/ nước thải công nghiệp ra sông ngòi, biển cả gây ô nhiễm môi trường
* Hậu quả khi con người tàn phá thiên nhiên:
- Khí hậu biến đổi thất thường, khó lường
- Động vật không có nơi trú ẩn khi rừng bị tàn phá nghiêm trọng
- Sự cân bằng sinh học đang mất dần
* Con người cần làm gì để bảo vệ "người bạn tốt" đó?
- Nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người bằng cách tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè, người thân chung tay bảo vệ môi trường
- Hành động thực tế bằng cách: Trồng cây gây rừng; vứt rác đúng nơi quy định; tiết kiệm nguồn nước sạch; hạn chế xả rác ra môi trường; bảo vệ các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người
- Nêu suy nghĩ của bản thân.
+Vai trò của nước đối với cuộc sống con người
1. Mở bàiGiới thiệu vấn đề nghị luận: vai trò của nguồn nước sạch
- Hiện trạng nguồn nước sạch của nước ta
+ Lượng nước sạch
+ Số người sử dụng nguồn nước sạch
- Vai trò của nguồn nước sạch
+ Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Nếu không có nguồn nước sạch?
+ Không thể đảm bảo sinh hoạt
+ Nước bẩn gây ô nhiễm, nguy hiểm tới sức khoẻ
- Biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch
+ Sử dụng hợp lý, tiết kiệm
+ Không xả thải bừa bãi ra môi trường
Suy nghĩ nhận thức và hành động sử dụng nguồn nước sạch
+Vai trò của rừng
I. Mở bài:Giới thiệu một cách khái quát về vai trò quan trọng của rừng trong việc bảo vệ môi trường.II. Thân bài:Lần lượt thuyết minh các nội dung cơ bản sau:- Rừng là lá phổi của trái đất, cung cấp một khối lượng khổng lồ ô xy để duy trì sự sống của sinh vật trên trái đất.
- Rừng là môi trường sinh sống của hầu hết động vật trên trái đất, nó góp phần giữ sự cân bằng sinh thái.
- Rừng, nhất là rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn, góp phần quan trọng bậc nhất trong việc chống xói mòn của lũ lụt, chống sự xâm thực của sông, biển.
Khi khái quát lại nội dung thuyết minh, có thể liên hệ tới việc phá hoại rừng hiện nay để thấy nguy cơ của sự phá hoại môi trường.III. Kết bài:Đánh giá khái quát tầm quan trọng của rừng và có thể liên hệ tới việc bảo vệ rừng hiện nay chính là đang bảo vệ môi trường sống của trái đất. BẠN THAM KHẢO NHA
In the natural environment, trees are important for humans and animals. It reduces emissions of dust and increase oxygen for humans. In addition, it also provides shade. Che was the rays of the sun. Filter dust, and besides water also helps the animals in the water with a good living environment.
Rừng là tài nguyên quý giá của con người, rừng cung cấp cho ta lương thực, thực phẩm, rừng cung cấp nguyên liệu trong công nghiệp, rừng là nơi con người nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, tham quan du lịch.
Thử hỏi rằng nếu không có rừng với các loài động thực vật phong phú thì những món thức ăn, những trái cây chín,… chúng ta kiếm đâu ra? Thứ hỏi rằng nếu không có rừng thì lấy đâu ra những bột gỗ để chế tạo giấy, lấy đâu ra gỗ để làm nhà. Tủ, giường, bàn…? Thử hỏi rằng nếu không có rừng là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm thì các nhà sinh vật học lấy đâu ra nơi nghiên cứu khoa học, nơi bảo tồn các động vật hoang dã? Và nếu không có rừng thì mọi người sẽ không biết được những cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên.
Nói tóm lại, chúng ta đang dựa vào rừng để phát triển kinh tế, để đảm bảo những điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Nhưng vượt lên trên tất cả, tác dụng to lớn nhất của rừng từ muôn đời nay chính là cung cấp khí oxi đảm bảo sự sống cho con người. Rừng với tán lá vĩ đại là nơi điều hoà khí hậu, hút khí độc các-bô-níc và tạo ra khí ô-xi, vì vậy người ta còn coi rừng như một lá phổi xanh của Trái Đất, ngôi nhà chung của nhân loại. Cùng với dó, rừng là nhân tố quan trọng giúp chống xói mòn rửa trôi đất, bảo vệ đất khỏi những cơn mưa lũ,… Có thể khẳng định vai trò to lớn không gì có thể thay thế được của rừng đối với đời sống con người. Vì vậy, bảo vệ rừng và phát triển rừng chính là nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại ngày nay.
Nguồn: https://yeuvan.com/nghi-luan-ve-chu-de-vai-tro-cua-rung-doi-voi-doi-song-con-nguoi-van-mau-lop-8#ixzz5UNsLEH3Z
k mk nhé
* Miêu tả : tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả đối lập . Những bông hoa rực rỡ sắc màu , lũ chim vui vẻ nhảy nhót , tiếng xe máy , xe ô tô và tiếng cười đùa , nch của những người đi chỡ ríu ran . Thế mà 2 anh e Thành và Thủy fai chia tay nhau . Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp đối lập vs tâm trạng của con người
* Biểu cảm : Bằng cách sử dụng bức tranh thiên nhiên đối lập vs con người , tác giả đã khắc họa sự cô đơn , lạc lõng của Thành , Thủy . Qua đó cx là sự chia sẻ , sự đồng cảm của tác giả trước tình cảnh éo le của 2 anh em
>> Chúc bn hok tốt :) <<
đoạn văn từ "Đằng đông,..." cho đến "...nặng nề thế này." trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả đối lập. Cụ thể, hình ảnh những bông hoa khoe bộ cánh rực rỡ; lũ chim sâu nhảy nhót, chiêm chiếp kêu; tiếng xe máy, ô tô, tiếng người chợ ríu ran... đã làm bật lên khung cảnh một buổi sớm thanh bình, hiền hòa và tươi đẹp. Thế nhưng giữa buổi sớm ấy, hai anh em Thành và Thủy lại phải xa nhau. Sự tươi đẹp của ban sớm trái ngược hoàn toàn với cảnh ngộ đáng thương của hai anh em. Nghệ thuật đối lập từ đó tô đậm vào nỗi đau buồn sâu sắc của hai anh em. Sự đối lập càng làm người đọc cảm thấy xót thương, đồng cảm với hoàn cảnh éo le của hai anh em.
Con người chúng ta đang sống và tồn tại trong một cuộc sống hiện đại với biết bao vật chất tốt đẹp do chính bàn tay ta tạo nên. Nhưng ta không thể nào tồn tại nếu thiếu đi màu xanh của thiên nhiên, của cây cối. Vì vậy ngoài những vật chất hiện đại có thể cung cấp cho ta những gì tốt đẹp nhất thiên nhiên đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người và làm cho cuốc sống của chúng ta còn tốt đẹp hơn bao vật chất khác.
Thiên nhiên bao gồm tất cả những vật chất tốt đẹp do tạo hóa ban tặng cho con người chúng ta. Cây cối không chỉ mang đến nguồn không khí trong sạch giúp ta điều hòa nhịp thở của cơ thể mà còn làm cho môi trường trở nên trong lành, sạch sẽ, gỗ rừng cho ta những loại gỗ tốt dùng để làm bàn ghế, giấy trắng cho chúng ta sử dụng mỗi ngày… Tất cả những thứ mà thiên nhiên đã ban tặng xung quanh ta đóng vai trò vô cùng to lớn cho đời sống vật chất lẫn tinh thần và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển hơn trước.
Không chỉ có màu xanh lá dịu mát của cây cối mà trong đó có pha lẫn đa sắc màu của những bông hoa đua nhau khoe sắc như muốn tranh nhau làm đẹp cho cuộc sống, tiếng nước suối chảy róc rách làm cho bầu không khí cho dù có oi bức cũng trở nên dịu mát, làm cho tâm hồn con người ta trở nên thoải mái sau những lúc học tập và làm việc căng thẳng. Nhựa cây cho chúng ta cao su để phục vụ đời sống con người, gỗ lim giúp ta đóng được những bộ bàn ghế hoặc những chiếc ghe thuyền thuận tiện cho người dân sống ở những vùng sông nước. Hoặc sông suối là một trong những điểm du lịch không thể nào không nhắc đến sau những kì thi hoặc công tác bận rộn, chúng ta có thể gửi hồn vào thiên nhiên để làm cho bao nhiêu nỗi lo âu, mệt mỏi trong cuộc sống thường ngày đều tan biến.
Tài nguyên thiên nhiên sẽ trở nên vô hạn nếu như mỗi người chúng ta có ý thức bảo vệ, gìn giữ chúng. Cây cối được xem là lá phổi xanh đóng góp vai trò vô cùng to lớn đối với sự tồn tại của mỗi con người, nhưng lá phổi này đang dần bị suy yếu và có khả năng mất đi do bàn tay của chính những con người không biết bảo vệ sự trong sạch của thiên nhiên. Cứ mỗi ngày trôi qua, bao nhiêu là khói bụi đang phá hủy dần lớp ozone cũng chính lá đang tàn phá cuộc sống của chính con người, rừng đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua lại có hơn hai mươi hecta rừng bị phá hủy vào những mục đích không tốt. Sông, hồ cũng càng ngày càng tích tụ nhiều rác do những người vô ý thức đã “ngại” đi đến nơi vứt rác mà nhân cơ hội đó gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và gây ra guy hiểm cho bao người khác. Con người đã chính tay hủy hoại thiên nhiên thì cũng chính con người cũng nhận lấy được hậu quả đó chính là cái giá phải trả, họ phải sống trong trong bầu không khí bị ô nhiễm và những căn bệnh nguy hiểm cũng lần lượt kéo đến đe dọa đến sức khỏe của con người họ. Rồi dần dần Trái Đất của chúng ta sẽ bị hủy diệt bởi chính bàn tay của những con người vô tâm kia. Nếu một ngày nào đó thiên nhiên không còn nữa, cây cối không có sự sống nữa thì lúc ấy sẽ ra sao? Thật sự kinh khủng nếu như đều đó xảy ra.
Ngay từ bây giờ tất cả chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường sinh thái cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đất nước, qua đó cũng sẽ chỉ ra tầm quan trọng của thiên nhiên và giáo dục cho giới trẻ ngày nay ý thức bảo vệ thiên nhiên vì trẻ em là mầm non tương laic ho đất nước. Có bảo vệ, giữ gìn sạch đẹp thiên nhiên, môi trường thì thiên nhiên sẽ mang đến cho ta vô vàn những tốt đẹp nhất về vật chất lẫn tinh thần để làm đẹp cuộc sống mỗi con người chúng ta.
Ngày qua ngày, tất cả chúng ta đều mong rằng ngày mai đây, cây xanh sẽ mọc lên và phát triển tốt hơn ở nhiều nơi, thiên nhiên càng trở nên đẹp hơn nhờ bàn tay của chính chúng ta và bầu trời xanh sẽ bao phủ khắp thế giới này để mang đến hạnh phúc cho mỗi con người.
-cung cấp khí oxi.
-cung cấp lâm, nông, thủy sản.
- tạo nên vẻ đẹp hệ sinh thái.
-làm cho cuộc sống của con người thêm tươi đẹp và sinh động hơn.
-là nơi trú ngụ của 1 số động vật.
-cung cấp năng lượng, nhiên liệu.