K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

Nó là câu thành ngữ phê phán những kẻ vong ơn bạc nghĩa với những người đã từng giúp mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. Nhưng khi người giúp mình gặp khó khăn những kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, thậm chí còn hãm hại ân nhân của mình

Ăn cháo đá bát là một câu thành ngữ rất quen thuộc. Nó có ý nói là phản bội lại những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, phản bội lại những ân nhân của mình. Khi mình gặp khó khăn thì người ta giúp đỡ mình. 

nhớ k mik nha

24 tháng 1 2022

tham khảo

Nó là câu thành ngữ phê phán những kẻ vong ơn bạc nghĩa với những người đã từng giúp mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. Nhưng khi người giúp mình gặp khó khăn những kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, thậm chí còn hãm hại ân nhân của mình.

24 tháng 1 2022

Tham khảo 

Nó là câu thành ngữ phê phán những kẻ vong ơn bạc nghĩa với những người đã từng giúp mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. Nhưng khi người giúp mình gặp khó khăn những kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, thậm chí còn hãm hại ân nhân của mình.

11 tháng 2 2020

1. Biết ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.

2. Phản bội, vong ân bội nghĩa với những người có công với mình.

3. Việc có lợi cho mình thì đi trước, khó khăn hoặc không có lợi thì đi sau.

4. Bài học con cái phải biết nghe lời bố mẹ.

5. Giữ gìn danh dự, nhân cách trong hoàn cảnh khó khăn.

18 tháng 11 2016

đây là câu tục ngữ bn nhévui

18 tháng 11 2016

thành ngữ

18 tháng 9 2016

bài j z bn

ns rõ đi mik làm cho ak

18 tháng 9 2016

bài trên đấy bạn khocroi

4 tháng 10 2016

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

4 tháng 10 2016

Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.

14 tháng 2 2022

Tham khảo

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 

Trong kho tàng ca dao tục ngữ khổng lồ của dân tộc ta, em đặc biệt yêu thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu tục ngữ với nghĩa đen chỉ hành động nhớ ơn người trồng cây, chăm bón cho cây để có quả ngọt mà ta được ăn ngày hôm nay. Từ đó, mở rộng hơn đến nghĩa bóng, chỉ những hành động thể hiện sự biết ơn, kính trọng, luôn nhớ đến những người đã giúp đỡ, đã hi sinh, đã giúp đỡ ta trong cuộc sống.

Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta gìn giữ và phát huy suốt bao thế hệ. Điều đó thể hiện qua từng hành động trong cuộc sống hằng ngày. Từ ngày còn tấm bé, ta đã được ông bà, bố mẹ dạy rằng phải biết khoanh tay cảm ơn rồi nhận bằng hai tay khi được cho quà. Lớn hơn nữa, được dạy phải biết cảm ơn, kính trọng các cô, các bác đã làm ra hạt gạo, tấm áo, dọn dẹp vệ sinh trường học để mình được ấm no, sạch sẽ. Những bài học về lòng biết ơn được lồng ghép trong những bài học, những câu chuyện, khiến cho truyền thống nhớ ơn ấy cứ ngấm dần trong tiềm thức của mọi người. Điều đó minh chứng, qua những đài tưởng niệm, những ngày lễ tôn vinh những người có công cống hiến cho đất nước, xã hội. Và rõ nét nhất, chính là tập tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều giá trị cũng đã dần bị thay đổi. Nhưng nét truyền thống tốt đẹp “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ấy thì vẫn còn vẹn nguyên trong tâm khảm của những người dân Việt.

Uống nước nhớ nguồn

 

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp được gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở con người về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ được hiểu theo hai nét nghĩa. Với nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Về nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.

Bất kì thành quả nào chúng ta được hưởng ngày hôm nay đều được tạo ra từ công sức của rất nhiều người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải biết trân trọng, ghi nhớ công lao của họ. Dân tộc Việt Nam vốn trọng ơn nghĩa. Để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này.

Nhưng hiện nay, không ít người, đặc biệt là những bạn trẻ có lối sống vô ơn. Điều đó thật sự đáng lên án, tránh xa. Đối với học sinh cần - chủ nhân của đất nước hôm nay cần phải ghi nhớ câu tục ngữ trên. Chúng ta cần biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô… - những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng hay dạy dỗ trong cuộc đời.

Có thể khẳng định câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Tấm lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn sẽ giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn.

  

- Cọp dữ Mông Dương.Nước độc Hà Tu.
Ra đây bụng ỏng,mặt phù chân sâu.
( Hà Tu là vùng mỏ ở tỉnh Quảng Ninh.Chứng chân sâu đi kèm với bệnh sốt rét thấy ở vùng Quảng Ninh và ở nhiều nơi khác là chứng lở loét nổi tiếng vì khó trị nên mới được gọi là chứng sâu Quảng ).
- Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.
- Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hoành Bồ đồi cát mênh mông
Ai ơi, đứng lại mà trông
Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già
Việc gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân
- Cái cân có quỷ có ma
Gạo vào một lối, gạo ra một đường
Thẻ tôi ba mươi sáu kí rõ ràng
Về nhà khảo lại chỉ còn mười lô.
( Ca dao vùng mỏ )
( Cái cân cân gạo của bọn nhà thầu đất mỏ )
- Bảo không đi không biết Bàng Gianh
Đi ra cái áo một manh không còn
Bảo không đi không biết Hồng Gai
Đi ra cái khố một phai mà về.
( Ca dao vùng mỏ )
( Các địa danh thuộc tỉnh Quảng Ninh, tên các mỏ than ).

10 tháng 1 2019

bạn ơi còn giải thích tại sao em thích nữa cơ

11 tháng 2 2019

1.

Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.


Câu này thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. nếu chúng ta có một phương pháp học đúng cách


2.

Học ăn học nói, học gói học mở.


Đây là là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.

3.

Học hay cày biết.



4.

Học một biết mười.


Câu này có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh.

5.

Học thầy chẳng tầy học bạn.


Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức đã học

6.

Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.


Câu này có ý nghĩa là chịu khó học hỏi thì ắt giàu có.

7.

Ăn vóc học hay.


Ăn vóc là ăn uống đầy đủ bổ sung các chất thì mới có sức khỏe, cơ bắp. Học hay là học giỏi, giỏi giang xưng đáng với công sức đã bỏ ra để có được thành quả.

8.

Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.



9.

Có cày có thóc, có học có chữ.



10.

Có học, có khôn.


11.

Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.


12.

Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.


13.

Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.


14.

Dốt đến đâu học lâu cũng biết.


15.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.


16.

Hay học thì sang, hay làm thì có.


17.

Học để làm người.


18.

Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.


19.

Học khôn đến chết, học nết đến già.


20.

Có đi có lại mới toại lòng nhau


21.

Kính lão đắc thọ


Câu này ý nói là phải kính trọng người lớn tuổi sẽ sống lâu.Bạn tôn kính người lớn tuổi thì người đó sống bao lâu bạn sẽ sống bấy lâu. Đây là văn hóa trong ứng xử

22.

Thuốc đắng dã tật


23.

Sự thật mất lòng


24.

Lời nói, gói vàng.


25.

Lời chào cao hơn mâm cỗ


Rất đơn giản câu này ý nói tình cảm, lễ nghi, lời chào mời thân mật còn quý hơn vật chất, miếng ăn.

26.

Kính trên, nhường dưới


Đây là văn hóa ứng xử, phải luôn biết kính trọng những người lớn tuổi và nhường nhịn những người nhỏ tuổi hơn.

27.

Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.


Khuyên răn chúng ta nên sống thật, không nên nói dối sẽ rất ân hận về sau


28.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


Đây là đạo lý làm người, với ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta dùng

29.

Bán anh em xa mua láng giềng gần.


Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.

30.

Đi hỏi già,về nhà hỏi trẻ


Đi hỏi già: Người già nhiều kinh nghiệm sẽ giúp được bạn. Về nhà hỏi trẻ: Mọi chuyện ở nhà nên hỏi trẻ vì trẻ con ngây thơ không dấu diếm điều gì sẽ kể hết chuyện nó biết khi ở nhà.Đây là một kinh nghiệm sống mà ông cha ta đúc kết và truyền dạy.

31.

Một điều nhịn, chín điều lành



32.

Sang sông phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy


Câu này ý muốn nhắn nhủ bậc làm cha mẹ, muốn con cái mình học tập tốt thì cần phải yêu quý kính trọng người làm nghề giáo.


33.

Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.



34.

Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, khẽ gõ bên thành cũng kêu.



35.

Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời



36.

Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời...


37.

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau


38.

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe


39.

Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.



40.

Vàng sa xuống giếng, khôn tìm,
Người sa lời nói, như chim sổ lồng



41.

Nói người, chẳng nghĩ đến ta,
Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần



42.

Ngày thường chả mất nén hương
Đến khi gặp chuyện ôm lưng thầy chùa



43.

Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười



44.

Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.


45.

Ăn có nhai, nói có nghĩ.
Ăn bớt bát, nói bớt lời.


46.

Rượu nhạt, uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.


47.

Ăn lắm, thì hết miếng ngon,
Nói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.