Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo nha
Người Việt Nam ta rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, ca dao Việt Nam có nhiều bài ca diễn tả những tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý. Một trong những bài ca dao đó là:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Nói về công lao to lớn của cha mẹ, bài ca dao đã đưa ra những hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm. Núi Thái Sơn là một ngọn núi cao nôi tiếng ở Trung Quốc. Núi Thái Sơn đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại, phi thường trong văn chương Việt Nam. Khi nói đến “công cha như núi Thái Sơn”, nhân dân ta muốn ghi nhận công ơn to lớn của người cha trong việc sinh thành và nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” lại là cách khẳng định công lao và tình yêu thương vô hạn vô cùng của người mẹ dành cho các con. Dẫu chọn hai cách diễn tả của hai hình ảnh tượng trưng khác nhau cho phù hợp với vai trò, vị trí của người cha, người mẹ trong gia đình, bài ca dao đều hướng tới mục tiêu khẳng định công lao to lớn vô tận vô cùng của cha mẹ dành cho con cái.
Trước hết, đó là công lao sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có bản thân mỗi người. Bất cứ một anh hùng, một vĩ nhân hay kẻ hành khất nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Cha mẹ đã sinh ra ta, đã chia sẻ một phần cốt nhục để ta có mặt trên đời. Công ơn ấy, làm sao kể xiết!
Cha mẹ là người, nuôi dưỡng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt lành. Cha mẹ đã thay nhau chăm sóc ta những khi ta đau yếu. Cha mẹ cũng ra sức làm lụng để nuôi ta khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu đến khi biết đi, rồi biết đọc biết viết, biết nấu cơm quét nhà, biết làm việc để tự nuôi mình đâu phải là chuyện ngày một ngày hai. Cha mẹ đã dành cho ta tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể làm sao cho đủ?
Không chỉ nuôi ta lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho ta nên người. Cha mẹ dạy ta bằng chính những việc làm của cha mẹ, bằng những hiểu biết của cha mẹ về cách cư xử về công việc, về kiến thức,… Sau này lớn dần lên, ta được thầy cô dạy dỗ bảo ban, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất.
Thật hạnh phúc cho những ai được ấp ủ, được lớn khôn trong vòng tay cha mẹ. Vậy con cái phải làm gì để đền đáp công ơn cha mẹ? Dân gian đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về iòng hiếu thảo. Nhưng trong điều kiện bình thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện từ trong cốc nước mát trao tay khi cha mẹ vừa đi làm về, trong bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt, trong sự cảm thông với điều kiện của hoàn cảnh gia đình mà không đua đòi ăn diện… Và điều quan trọng nhất là phải trở thành trò giỏi con ngoan, để đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Rồi đến khi trưởng thành, dù có bận bịu cuộc sống riêng đến mấy, ta cũng phải chăm sóc cha mẹ chu đáo và trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.
Lòng yêu kính cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Nhưng bổn phận, trách nhiệm, lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ lại là thước đo phẩm chất của mỗi người. Chính vi vậy, bài ca dao “Công cha như núi…” đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác như một lời nhắc nhở, dặn dò con cái phải hiếu thảo cha mẹ.
Chúc bạn học tốt nha
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời.
Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.
Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.
Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.
Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!
Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.
Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.
Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.
Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.
Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.
Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.
Mở bài
- Ca dao là tiếng nói tình cảm của người lao động: tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi,…
- Em rất thích kho tàng tri thức vô tận về ca dao dân ca Việt Nam.
- Mội trong những bài ca dao cm yêu thích chính là bài:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là dạo con.”
Thân bài
Em yêu thích hài ca dao vì nội dung hài ca dao rất hay
* Bai ca dao ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái
- Trong kho tàng ca dao dân ca của nước ta, em thấy có nhiều bài nói lên công ơn của cha mẹ đôi với con cái và sự hiếu thuận của con cái đôi với cha mẹ:
“Cha sinh mẹ dưỡng
Đức cù lao lấy lượng nào đong
Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường
Chữ để nghĩa là nhường
Nhường anh, nhường chị lại nhường người trẽn.
Ghi lòng tạc dạ chớ quèn
Con em hãy giữ lấy nền con em.”
(Bài ca dao là lời khuyên con em phải có hiếu với cha mẹ và nhường nhịn trong anh chị em. Dưỡng là nuôi nấng; đức cù lao là công lao cha mẹ; luân thường: ngũ luân ngủ thường, trong bài nghĩa là đạo ăn ở với mọi người; nền: nghĩa trong bài là thứ bậc)
“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.”
Bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn…” là bài ca dao rất hay nói về công lao cha mẹ mà em yêu thích nhất.
Bài ca dao khẳng định công của người cha nuôi con thật to lớn, to lởn như núi Thái Sơn. Núi Thái Sơn tượng trưng cho sự vĩ đại, kì vĩ. (Núi Thái Sơn là một ngọn núi rất lớn thuộc Trung Quốc ngày nay.)
Bằng biện pháp so sánh, tác giả đặt hai vế ngang nhau. Một vế là công của cha nuôi con, một vế là núi Thái Sơn. Hai vế nối với nhau bằng từ chỉ sự so sánh “như”. Núi Thái Sơn cao to khó đo được độ cao, bề rộng. Công của người cha cũng như vậy, làm sao có thế đong, đo, cân, đêm cho hết được.
Nghĩa của người mẹ đôi với con cái cũng được nhân dân ta đem ra so sánh “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Hai vế nôi với nhau bằng từ chỉ sự so sánh “như”. Một bôn là nghĩa của mẹ đối với con và một bên là nước trong nguồn chảy ra. Nước trong nguồn là vô tận, vô kể. Tình yêu thương con của mẹ cũng vô cùng, vô tận, không làm sao có thể cân, đo, đong, đêm cho hết được.
Chỉ hai dòng của bài ca dao mà nhân dân ta đã khẳng định được công lao cha mọ sinh con, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái nôn người là vô cùng to lớn không sao kể hết được.
* Bài ca dao là lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ:
- Hai dòng cuối của bài ca dao đã nhắc nhơ chúng ta phải làm tròn bốn phẩn của người con:
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- Đạo con: là bổn phận, trách nhiệm, đạo đức của con cái.
- Con cái là phải hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo thể hiện qua lời nói, qua việc làm cụ thê:
+ Khi còn nhỏ phải biết ngoan ngoãn vâng lời dạy bảo của cha mẹ: biết kính trên, nhường dưới, chăm học, chăm làm,…
+ Phải biết chăm sóc cha mẹ khi cha mọ ốm đau.
+ Phải biết phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu. Làm con, chúng ta cần phải hiếu thuận với cha mẹ như ca dao đã thể hiện:
“Đói lòng ăn hạt chà là
Dành cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng.”
Hoặc: “Mẹ già ở chốn lều tranh
Sớm thăm Lôi viếng mới dành dạ con.”
* Em yêu thích bài ca dao vì bài ca dao có nghệ thuật rât đặc sắc
- Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ của dân tộc để thể hiện nội dung. Thể thơ này vừa giúp thể hiện dỗ dàng nội dung muôn chuyển tải lại vừa dỗ nhớ, dỗ thuộc.
- Tác giả dân gian đã khéo léo chọn hình ảnh to lớn, kì vĩ để so sánh “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn” và chọn biện pháp so sánh để khẳng đinh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ đối với con cái.
- Cái hay, cái sâu sắc về nghẹ thuật của bài ca dao còn o chô, tác giả dân gian đã chọn hình ảnh so sánh rất thích hợp: chữ “công” nói về người cha, chữ “nghĩa” nói về người mẹ. Hai hình ảnh “núi” và “nước” thể hiện rất hay và đúng về vai trò của cha và mọ đối với con cái và đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự lứn lao, vô tận.
Kết bài
- Đây là bài ca dao hay, chứa đựng những bài học sâu sắc. Lời nhắn nhủ, khuyên răn của cha ông ta thật thấm thìa và bố ích.
- Cha mẹ ta đã vất vả sinh ra ta, vất vả nuôi dưỡng ta khôn lớn. Vì vậy, ta cần phải hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo ấy phải được thể hiện cụ thể qua lời nói lỗ phép và qua những việc làm cụ thể.
- Xin cảm ơn những tác giả dân gian vì đã để lại cho đời một bài ca dao đặc sắc để hôm nay em có thể được thưởng thức cái hay, cái
sao ns lp9 mà ,hỏi văn lp7 lm j????
DÀN Ý
1.Mở bài
Ca dao có nhiều câu hay nói về tình cảm gia đình
Nói về công ơn của cha mẹ với con cái, câu ca dao sau đây tình ý thật thấm thìa:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Thân bài
* Ý nghĩa câu ca dao
Thái Sơn là tên một ngọn núi bên Trung Quốc, là một trong năm ngọn núi lớn nhất, mà họ gọi nó là “Ngũ Nhạc”. Ví công cha với núi Thái Sơn là ví công ơn sinh dưỡng của cha chồng chầt như núi non, sừng sững và bất diệt. Hiện hữu thực tế và bất biến trong đời thường, trong xương máu của từng đứa con.
“Nước trong nguồn” khác với nước mưa, nước hồ ở chỗ nó tuôn chảy mãi mãi. Mưa có lúc tạnh, hồ có lúc khô. Nhưng dù dòng nước ấy nhỏ như một khe suối, nó vẫn tuôn chảy quanh năm. Đó chưa kểnếu đó là nguồn thác, nguồn sông, thì nước ấy mênh mông tuôn hòa vào biển cả. Ví nghĩa mẹ với nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la vô tận, không giới hạn, không đo đếm được. Đúng như một câu ca dao:
“Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”
“Đạo” là con đường. “Đạo làm con” là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lí đạo đức xã hội. Con đường ấy là “thờ mẹ, kính cha”. Người ta còn dùng chữ đạo để chỉ một tôn giáo. Mỗitôn giáo có một giáo chủ và những điều lệ, những lời răn về đạo đức. Người theo tôn giáo nào thì tôn thờ vị giáo chủ đứng đầu tôn giáo ấy. Nhưng nhiều người thờ Phật kính Chúa mà lại không thờ cha kính mẹ thì thật là lỗi đạo làm con.
Làm thế nào để tròn chữ hiếu, tròn đạo con? Ởđây, lời khuyên của ông bà là: hãy “thờ Mẹ, kính Cha”. Vậy thế nào là thờ mẹ kính cha?
Thờ Mẹ kính Cha không chỉ là chữ dành cho người đã khuất. Khi cha mẹ còn sống, thờ kính có nghĩa là vâng lời cha mẹ răn dạy, sống đúng đạo nghĩa, làm tốt những bổn phận người con, người học sinh, người công dân xã hội, mang danh thơm tiếng tốt, mang sự thành đạt của mình về để làm mát lòng cha mẹ. Dù nụ cười của cha không làm mẹ trẻ lại. Dù niềm vui của mẹ không làm tóc trắng hóa tóc xanh, nhưng sự thành đạt của con cái luôn là niềm hạnh phúc của cha mẹ.
Khi cha mẹ đau ốm, miếng ăn, viên thuốc, bàn tay của con là nguồn an ủi cho cha mẹ đỡ đớn đau, đỡ buồn và hiu quạnh. Đó là nguồn sức mạnh tăng sinh lực, giúp cha mẹ chống chọi với cơn bệnh và vượt qua cơn bệnh.
Khi cha mẹ qua đời, con cái cần ma chay chu đáo, tuy không xa hoa, nhưng cần đầy đủ. Ngày thất, ngày giỗ không quên cúng kiến thành tâm. Hơn thế, người con có hiếu là người biết sống theo đạo đức của mẹ, cha. Lấy mẹ, cha là tấm gương noi theo để sống một đời trong sạch và hữu ích.
Phát biểu cảm nghĩ của em đối với công lao to lớn của cha mẹ.
Tùy từng học sinh, phần này sẽ có nội dung khác nhau. Sau đây là một sốcâu gợi ý:
Qua sự phân tích trên, em thấy ngay từ khi còn nhỏ, bổn phận của em đối với cha mẹ phải như thế nào? Từ trước đến nay em có làm được như thế không? Vì sao?
Từ bây giờ về sau và sau này khi lớn lên, em sẽ làm gì để đền đáp công lao to lớn đó của cha mẹ?
3. Kết bài
Tình cảm và cách cư xử của bản thân mỗi người đối với cha mẹ là thước đo đầu tiên đánh giá tư cách đạo đức của mỗi người. Cha mẹ có công lao to lớn đối với bản thân ta, chúng ta phải kính yêu cha mẹ, vâng lời cha mẹ, học tập và làm việc tốt đểcha mẹ vui lòng, lớn lên phai trông nom săn sóc cha mẹ. Nếu ta không chăm sóc cha mẹ chu đáo, thì sau này đừng trách sao con cháu bất hiếu với chúng ta.
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!”
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Đầu tiên, hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kỳ vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Công cha nghĩa mẹ lớn lao, bởi họ là người đã sinh ra ta. Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ… Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Và để thể hiện tấm lòng biết ơn đó, đôi khi đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.
Tóm lại, bài ca dao là một lời răn dạy bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ.
Đề bài yêu cầu viết đoạn văn em nhé. Chú ý yêu cầu của đề bài.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.
Tham khảo :
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
Trích: loigiaihay.com
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-h-bai-ca-dao-cong-cha-nhu-nui-thai-sonmoi-la-dao-con-c34a1400.html#ixzz5yf0wbLPn
Tham khảo
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong dòng sữa của mẹ tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta.Ca dao là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ. Nhịp võng đưa và tiếng du hời qua những làn điệu ca dao đã đưa tâm hồn trẻ thơ đi cùng quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Một trong những câu ca dao đã khắc sâu vào kí ức tôi.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.
Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Vì thế, còn nhỏ thì phải biết giúp cha mẹ những công việc vừa sức mình. Khi lớn thì phải báo đáp tình cảm bằng cách hiếu thuận với cha mẹ.
Bạn tham khảo nha
Đời người có 3 thứ tình ai cũng có và phải biết quý trọng và nâng niu, đó là tình bạn, tình yêu và đặc biệt là tình thân (tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em), trong đó cha mẹ là người đã sinh ta ra, nuôi dưỡng và dạy bảo ta nên người, vì vậy ta phải biết ơn và bảo vệ thứ tình cảm ấy. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra””
Câu ca dao nói về lòng biết ơn của mình đối những bậc sinh thành đã chăm lo và nuôi dưỡng ta nên người.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao này để biết được ý nghĩa sâu sắc mà ông bà ta để lại cho con cháu.
Để tìm hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta cùng nhau phân tích những cụm từ, từ ngữ trong câu: “núi Thái Sơn”, là ngọn núi cao lớn và vững chắc nhất của đất nước Trung Quốc, tác giả dân gian ví công lao to lớn của cha mẹ giống như sự đồ sộ, to lớn của ngọn núi đã đi vào lịch sử này. “nước trong nguồn” là nước được chảy ở trong nguồn ra, tinh khiết, mát mẻ và trong lành, dạt dào và chưa bao giờ vơi, để nói về tình mẹ với con cái của mình, lúc nào cũng nhẹ nhàng, dịu dàng và tinh khiết như giọt nước trong nguồn, ca ngợi đức hy sinh của cha mẹ dành cho con cái mà tác gải chỉ có thể sử dụng những hình ảnh to lớn nhất, vĩ đại nhất để so sánh. Để từ đó khuyên nhủ chúng ta cần phải biết quý trọng và biết ơn bố mẹ, phải phụng dưỡng và chăm sóc họ thật tốt khi ốm đau hay già yếu.
Không có từ ngữ nào, hình ảnh nào để nói lên được công lao to lớn của cha mẹ, sử dụng ngọn núi Thái Sơn và nước trong nguồn, là những gì vĩ đại nhất, thiêng liêng nhất, mà tác giả biết đến để nói lên công lao to lớn của các bậc sinh thành, họ chăm lo cho chúng ta từ khi con trong bụng mẹ, đến khi chào đời rồi chúng ta lớn lên, trưởng thành, đó là cả một quá trình lâu dài phải mất hàng chục năm mới xây dựng và dạy dỗ chúng ta nên người được. Cha mẹ không nhưng lo cho chúng ta từ miêng cơm manh áo mà con dạy chúng ta biết cái nào là đúng, cái nào trái, dạy ta cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống này.
Chúng ta những người con đã làm cho bố mẹ của mình vất vả, hy sinh quá nhiều vì mình. Vậy ta nên làm gì để có thể đền đáp công lao to lớn ấy. Chúng ta đang trong độ tuổi học vì thế điều đơn giản nhất mà chúng ta có thể báo bố mẹ ngay bây giờ đó là ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người, chỉ cần như thế thôi cũng đủ để làm bố mẹ chúng ta cảm ấm lòng như thế mới xứng đáng với những gì mà bố mẹ đã hy si nh cho chúng ta.
Xin được mượn lời của bài hát “đạo làm con” của nhạc sĩ Quách Been để có thể diễn tả hết cảm xúc của con cái đối với cha mẹ của mình:
“Khi đấng sinh thành sinh ta ra đời,
Cảm ơn ông trời cho ta kiếp người,
Phải sống thế nào: để Cha đừng buồn,
Phải sống thế nào: để Mẹ được vui,
Tình Cha bao la như núi cao ngang trời,
Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông,
Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người,
Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta,
Dù Cha ra sao cũng luôn là đấng sinh thành,
Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau,
… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại những việc làm của ta.
… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên tất cả, nghĩ tới Cha Mẹ vẫn đang đong đầy yêu thương.
… Chỉ một giây thôi… nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại ta tìm mẹ nơi đâu
… Chỉ một giây thôi…nghĩ đến cha một lần, dấu vết chân chim vẫn đang từng ngày mong ta”
Bài hát chính là tất cả những cảm xúc và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ, xin bố mẹ yên tâm vì bố vì mẹ con sẽ cố gắng học hành, chăm ngoan, nghe lời ông bà cha mẹ, dù bố mẹ như thế nào cũng là đấng sinh thành của mình đừng vì họ già yếu, lẩm cẩm mà bỏ rơi bố mẹ của mình, như thế là bất hiếu, là tội đồ.
Thời đại nay thật sự buồn, khi có quá nhiều trường hợp xảy ra hết sức đau lòng, khi con đánh cha mẹ, hành hạ cha mẹ cho tới chết do tính tình nóng nảy, do đua đòi, ham chơi thiếu tiền sinh ra các tệ nạn xã hội, đây là vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối và đáng báo động.
Câu ca dao như một lần nữa nhắc nhở và khuyên bảo con cái hãy yêu thương và quý trọng bố mẹ lúc họ còn trên cõi đời này, đừng để đến lúc họ chết đi thì hối cũng không kịp.
(chép lại câu đók)
2/Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao ! Sự to lớn của công cha được ca ngợi , được so sánh với hình ãnh cao vời vợi của núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nổi tiếng ỡ TQ , mà ngày xưa trong thơ văn , các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các lớn lao của sự vật .Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận , vô cùng bao la của nghĩa mẹ .Ca ngợi công lao vừa to lớn , vừa bất tận của cha mẹ , bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con , đạo làm con phãi thờ mẹ kính cha , phải cho tròn chữ hiếu .Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lý xã hội .Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ .Thờ . kính là sự yêu mến , sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính .Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con pgải có hiếu với cha mẹ .Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi .
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ ?Đó chính là vì cái công lao sinh thành , dưỡng dục của cho mẹ đối với con cái .Không có cây thì không có quả , không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta .Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng .Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này . Cha mẹ ầ người sinh ra ta , đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dạy ta bao năm tháng , từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết . Cơm ăn,áo mặc hằng ngày , thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta , tất cã đều do công sức lao động gian nan, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ .Ta hiểu biết điều hay lẽ phải , biết cách cư xử trong gia đình , trong xã hội cũng là nhờ công lao dạy bảo , giáo dục của cha mẹ ,Rồi ta được đi học mở mang kiến thức , cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể .Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy , đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu .Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ .Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội , trong cuộc sống .
Ngoài ra , câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn , đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống , nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm sau .Trong kho tàng văn học dân gian VN , chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên , khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống , một cơ sở đạo đức của xã hội , của con người .
Tuy nhiên , hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy :Trung với Đảng , hiếu với dân .Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân .Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu , người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác viễc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân việc nước .Trong trường hợp đó , hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ .Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiêú vẫn chưa tròn . Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha , họ vẫn là người con chí hiếu .
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào ? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ , vâng lời cha mẹ , biết tuân thao những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ .Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập , bằng những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa , về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình .Nhất là khi cha mẹ già yếu , ốm đau , người con càng phải hết lòng chăm sóc , phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình .Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca cao .
Với lòng hiếu thẻo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm , hạnh phúc .Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành trò giỏi trong nhà trường , một công dân tốt , biết làm tròn nghĩa vụ , giúp ích cho nước nhà , tạo cho xã hội ngày càng phát triển .Đó cũng chính là một kết quả . Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải thừa kế và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi .
3/KB:
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc , vừa là lời khuyên bảo thật cao quý .Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo .
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bài ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những điều lớn lao, vĩ đại trong cuộc đời. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra được dùng để khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu), mà tiêu biểu là nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, trong cơn đói khát ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để mẹ ăn cho đỡ đói. Đó là cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những cảnh ngộ đặc biệt, còn trong cuộc sống bình thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua lời ăn, ý ở.