Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2 :
Nhật Bản và Trung Quốc nhanh chóng trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới do :
+ Áp dụng KH-KT vào sản xuất , sử dụng máy móc hiện đại.
+ Các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
+ Đội ngũ lao động được đào tạo , chất lượng cao.
+ Đổi mới công nghiệp
⇒ Phát triển.
Đặc điểm nổi bật kinh tế của:
*Tây Nam Á:-công-thương nghiệp tương đối phát triển.
-ngành khai thác và chế biến dầu mỏ.
-sản lượng dầu mỏ chiếm 1/3 sản lượng thế giới.
*Nam Á:-hầu hết các nước khu vực Nam Á thuộc nhóm nước đang phát triển.
-Kinh tế dựa vào nông nghiệp.
-Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhất.
+Công nghệp: Ấn Độ đã xây dựng được 1 nền khinh tế phát triển cơ cấu đa dạng,...Có các ngành đòi hỏi công nghệ cao: công nghệ điện tử, máy tính. Giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 10 thế giới.
+Nông nghiệp: đang phát triển-->thực hiện cuộc cách mạng xanh , cách mạng trắng-->giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm.
+Dịch vụ: đang ngày càng phát triển(48%GDP).
*Đông Á:-kinh tế phát triển nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
-quá trình sản xuất: sản xuất thay thế hàng nhập khẩu-->sản xuất để xuất khẩu.
-một số nước là những nền kinh tế phát triên mạnh trên thế giới: TQ,Nhật Bản và Hàn Quốc.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính hình tròn ( r 1990 , r 2010 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2010 = 1711 327 = 2 , 3 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010 (%)
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (44,5%), tiếp đến là khu vực nông - lâm – thủy sản (29,0%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (26,5% ).
+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ân Độ năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (54,4%), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (27,6%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông – lâm – thủy sản (18,0%).
- Sự chuyển dịch cơ cấu:
Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản giảm từ 29,0% (năm 1990) xuống còn 18,0% (năm 2010), giảm 11,0%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 26,5% (năm 1990) lên 27,6% (năm 2010), tăng 1,1%.
+ Tỉ trong khu vực dịch vụ tăng từ 44,5% (năm 1990) lên 54,4% (năm 2010), tăng 9,9%.
* Giải thích
- Sự chuyển dịch theo xu hướng chung của thế giới, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách Đổi mới của Ấn Độ.
- Do giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng tăng, còn giá trị nông – lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trường tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng giảm.
- Do Ấn Độ đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ấn Độ đã trở thành nước công nghiệp mới. Do có dân số đông, mức sống được nâng cao nên như cầu tiêu dùng lớn, các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng và đặc biệt trong những năm gần đây, Ấn Độ đã và đang đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010
b) Nhận xét
- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông, lâm, thủy sản (dẫn chứng).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm liên tục từ 27,2% (năm 1990) xuống còn 10,0% (năm 2010), giảm 17,2%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 41,3% (năm 1990) lên 46,6% (năm 2010), tăng 5,3%, nhưng không ổn định, thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2005 tăng liên tục, từ năm 2005 đến năm 2010 giảm (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 31,5% (năm 1990) lên 43,4% (năm 2010), tăng 11,9%.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010.
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010
b) Nhận xét
- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm -thủy sản.
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm -thủy sản giảm liên tục từ năm 1990 đến năm 2005 từ 2,1% (năm 1990) xuống còn 1,2% (năm 2005), giảm 0,9% và sau đó ổn định ở mức 1,2% (năm 2010).
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm liên tục từ 37,5% (năm 1990) xuống còn 27,4% (năm 2010), giảm 10,1%.
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 60,4% (năm 1990) lên 71,4% (năm 2010), tăng 11,0%.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính hình tròn ( r 1990 , r 2010 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2010 = 5495 3104 = 1 , 33 đvbk
-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010
b) Nhận xét
- Trong cơ câú tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thủy sản (dẫn chứng).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 2,1% xuống còn 1,2%, giảm 0,9%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 37,5% xuống còn 27,4%, giảm 10,1%.
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 60,4% lên 71,4%, tăng 11,0%.
NHẬT BẢN nguyên nhân :
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...) - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
TRUNG QUỐC :
nguyên nhân : chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất.
CÂU NÀO KHÓ, ĐÃ CÓ HOC24