Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì:
- Việc sử dụng năng lượng hóa thạch làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
- Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẽ:
+ Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.
+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.
+ Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt
- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…
- Tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.
+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.
=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì
- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt.
- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…
- Để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển ở hiện tại mà không làm hạn chế sự phát triển của tương lai thì con người cần tìm các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và phát triển theo hướng bền vững.
- Tăng trưởng xanh là mô hình phát triển được nhiều nước trên thế giới quan tâm vì , có vai trò trong giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,…
Trong tương lai, nền công nghiệp thế giới vừa phát triển mạnh mẽ dựa trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững vì:
- Đặc điểm của công nghiệp là gắn với khoa học - công nghệ.
- Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp dựa trên các thành tựu công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại về các sản phẩm của ngành.
- Việc phát triển công nghiệp dựa trên thành tựu của công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Việc đảm bảo phát triển bền vững trong công nghiệp giúp bảo vệ môi trường, tài nguyên cho các thế hệ tương lai vì công nghiệp là ngành có tác động lớn nhất đến môi trường
- Chăm sóc Y tế Không Đầy Đủ: Việc thiếu hụt các dịch vụ y tế, bao gồm cả việc tư vấn và cung cấp các phương pháp tránh thai, có thể là nguyên nhân khiến mức sinh cao. Không chỉ vậy, người dân trong các nước đang phát triển có thể không được tiếp cận đầy đủ thông tin về quy hoạch gia đình và quản lý sức khỏe sinh sản.
- Trình độ Giáo dục Thấp: Trình độ giáo dục, đặc biệt là giáo dục giới và giáo dục sức khỏe sinh sản, thấp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức sinh cao.
- Văn Hóa và Tôn Giáo: Một số văn hóa và tôn giáo có xu hướng khuyến khích có nhiều con, và việc này thường được coi là một phần của truyền thống hoặc là một yêu cầu tôn giáo.
- Yếu Tố Kinh Tế: Trong nhiều nước đang phát triển, có nhiều trẻ em được coi là một "đầu tư" cho tương lai, giúp gia đình có thêm nguồn lao động và hỗ trợ tài chính.
- Tỷ lệ Tử Vong Trẻ Em: Do điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tử vong trẻ em trong các nước đang phát triển thường cao. Điều này đôi khi khiến các gia đình có xu hướng sinh nhiều con để "đảm bảo" việc có con sống sót đến tuổi trưởng thành.
- Chính sách và Quy Định: Một số nước có các chính sách thúc đẩy sinh con hoặc không có các chính sách hiệu quả trong việc kiểm soát dân số.
Ngành công nghiệp sx hàng tiêu dùng lại phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì họ sẽ xuất khẩu các mặt hàng đó ra nước ngoài ở nước ngoài chưa có công nghệ tiên tiến như họ nên họ có thể là nước sx mặt hàng đó tốt nhất làm tăng lượng đơn đặt hàng và cũng để phục vụ cho đời sống nhân dân nước họ