Thành công, thành...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2016

hi Cách mạng Tháng Tám mới thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời, đất nước còn nghèo, vũ khí còn thô sơ mà đã phải đương đầu với thực dân Pháp đang mạnh lại được đế quốc Anh, Mĩ giúp đỡ. Làm sao kháng chiên thành công được? Một trong những chủ trương sáng suốt của Bác Hồ là đoàn kết. Người nói:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết 
Thành công, thành công, đại thành công.

Trong thực tế cuộc sống, đoàn kết là sự tập hợp nhau lại, cùng nhau chung sức người, sức của để cùng cố gắng vươn lên đạt được mục đích mà tất cả cùng mong đợi. Chung sức người nghĩa là chung về sức lực, ý chí, trí tuệ; còn chung sức của tức là chung về của cải vật chất. Có thể kể ra ví dụ về chung sức của sau: Trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã phát động phong trào quyên của nhiều người, thì sẽ có sự liên kết của nhiều sức lực và do đó giải quyết được việc lớn. Tương tự như vậy, khi có sự liên kết của nhiều người thì sẽ có sự liên kết nhiều của cải; từ đó giúp cho một tổ chức có điều kiện, của cải, sức lực nhiều thêm và lúc đó sẽ giải quyết được nhiều việc có kết quả. Ngược lại, khi không có sự đoàn kết của nhiều người mà là tách biệt được việc lớn và khó.

Mỗi con người, khi tách riêng thì không gì so với toàn xã hội to lớn. Một vì sao không thể chiếu sáng hết bầu trời. Một cây đại thụ vẫn không thể là một khu rừng rậm rạp… vì vậy tất cả mọi người, các tổ chức, các tập thể đều phải tập hợp lại, đoàn kết lại để tạo ra thành công, để làm được những công việc có ý nghĩa to lớn.

 

Đoàn kết dẫn đến thành công thì ắt rằng “Đại đoàn kết” sẽ dẫn đến “đại thành công”. “Đại” là nói đến sự tăng lên về số lượng và cũng là tăng lên về sức mạnh. Tức là không chỉ đoàn kết trong một nhóm người mà cả dân tộc, cả nhân loại trên thế giới. “Đại” còn có nghĩa là tăng về mặt chất lượng, về trí tuệ, về tinh thần. Điều này thể hiện ở chỗ khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết thế giới càng rộng lớn thì tinh thần quyết chiến, quyết thắng càng được nhân lên gấp bội.

Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rõ điều đó.

Ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp, lời kêu gọi:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết 
Thành công, thành công, đại thành công

của Hồ Chủ tịch đã có ý nghĩa lớn đối với nhân dân, được nhân dân ủng hộ. Sau lời kêu gọi đó là sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân về mọi mặt. Tùy khả năng của mình, mọi người già, trẻ, gái, trai ai, cũng tham gia cứu nước trong điều kiện của mình. Anh bộ đội, chị dân công, anh công nhân, bác nông dân, trẻ em, người già và những người có của ở cả trong nước và ngoài nước đã đóng góp sức người và sức của vào cuộc kháng chiến.

Cuộc kháng chiến thực dân Pháp của nhân dân ta thành công được là do khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chúng ta còn tranh thủ cả sự đoàn kết các dân tộc tiến bộ và yêu hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân Pháp. Sự ủng hộ của thế giới có nhiều hình thức: thuốc men, lương thực, súng ống đạn dược. Và biểu hiện lớn nhất của tình đoàn kết của các nước khác với nước ta là các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Việt Nam. Toàn nhân loại tiến bộ đều sục sôi xuống đường vì Việt Nam. Ở chính nước Pháp còn diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ, đặc biệt là các cuộc phản chiến của các cựu binh sĩ…

… Câu nói của Bác Hồ trên đây, không chỉ đúng với sự nghiệp cách mạng nhân dân ta trước đây, mà trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay vẫn đúng; không chỉ đúng với sự nghiệp chung của toàn dân, mà trong sự nghiệp của mỗi người nếu biết đoàn kết, tranh thủ được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh cũng sẽ dẫn đến những thành công mĩ mãn.

14 tháng 4 2016

Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.

           Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc lớn, chủ tịch hồ chí minh người đã trải nghiêm chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do người  đã đi hầu hết tất cả các nước trên thế giới người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm, Việt Nam là 1 nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống, nhiều những hành động những tấm gương đã làm liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam đó là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, lá lành đùm lá rách, người giàu sẽ giúp người nghèo, một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những khu vực to lớn hơn đó là đất nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân truyền thống đó đã có từ xưa nhưng sau khi Chủ Tịch Hồ chí Minh ra lời kêu gọi đó thì tinh thần đó lại vóng lên 1 hồi chuông cảnh tỉnh những người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là 1 dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng, 1 lòng vì đất nước vì nhân dân.

 

     Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo lên bao nhiêu những thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc. So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ Tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo lên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta. Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc, dân tộc Việt Na, cả dân tộc là con của con rồng cháu tiên, có chung 1 dòng máu đào niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc đến nay đã mang trong mình những niềm tin, niềm tự hào và cả những cấu kết làng xóm để tạo lên sức mạnh nữa. Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết thành công thành công đại thành công đã là kim chỉ nan cho mọi người học tập và nói theo, 1 sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.

    Tự hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay chủ tịch Hồ Chí Minh những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.

 Lời dạy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội trong xã hội xưa và nay nó đều là những bài học xương máu những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế qua đó đã tạo ra cho mọi người những niềm tin về một đảng lãnh đạo to lớn.

2 tháng 12 2016

biện pháp tu từ là điệp ngữ

2 tháng 12 2016

help me

2 tháng 12 2016

Cũng như tất cả bạn bè, tôi cũng có mẹ để được yêu thương, che chở. Tôi biết mình hay ngang bướng với mẹ, nhưng sao tôi vẫn luôn yêu mẹ nhiều thế kia . Bỗng một ngày nhớ đến mẹ, nhớ lắm nụ cười nhân hậu trên môi mẹ, mặc dù mẹ vẫn đang ở rất gần tôi.

Nụ cười của mẹ rất đặc biệt.Đó là nụ cười yêu thương, động viên, là cả vũ trụ bai la mà tôi phải dành cả cuộc đời để khám phá.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng,thổn thức.

Mẹ tôi cười nhiều nhưng không phải lúc nào cũng cùng nụ cười ấy. Mỗi khi tôi làm sai điều gì đó, mẹ không mắng tôi mà chỉ khẽ bảo ban ân cần. Khi tôi biết lỗi, mẹ cười nhẹ, nụ cười thoáng chút tâm tư. Rồi khi tôi được điểm cao hay làm được điều gì đó có ích, mẹ cười rạng rỡ đầy tự hào, tôi thấy được niềm tin của mẹ qua nụ cười ấy. Những lúc mẹ con âu yếm nhau, tôi không sao quên được cái nụ cười tươi tắn đến lạ thường đã ngất ngây hồn tôi.

Lúc mẹ cười tôi thấy thật hạnh phúc ! Tôi luôn tự nhủ với mình rằng phải học tập thật tốt và phải thật chăm ngoan để mẹ luôn cười vui vẻ. Mai này dù có đi đâu xa tôi cũng sẽ không bao giờ quên nụ cười của mẹ, thứ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống. Và có lẽ trong từng giấc mơ của tôi, mẹ luôn hiện lên với nụ cười thật rạng rỡ.



 

2 tháng 12 2016

Where is bài?

1 tháng 9 2017

Mình chỉ gợi ý thôi nha:(Trước cuộc họp chuẩn bị cho bầu lớp trưởng, bạn nên gặp ban tổ chức đăng ký bài phát biểu của mình.)
Hãy mở đầu bằng: Thưa các thày, (cô)
Thưa các bạn, hôm nay tôi muốn cùng các bạn thảo luận một số câu hỏi liên quan đến việc bầu chọn lớp trưởng của lớp ta.
Câu hỏi gộp của tôi là :
Tại sao phải bầu lớp trưởng. Nhiệm vụ của Lớp trưởng là gì?
Và vì sao tôi muốn làm lớp trưởng? có nhiều người muốn làm lớp trưởng như tôi không? Và vì sao có nhiều người không muốn làm lớp trưởng hoặc một chức danh nào đó trong lớp hay Đoàn thanh niên?
bạn sẽ phải hiểu một cách chính sác nhiệm vụ của lớp trưởng bạn hãy xuy nghĩ và phát triển nội dung các câu hỏi trên cùng với những giải đáp thẳng thắn cầu thị, giám nhận trách nhiệm, giám ứng cử để góp phần quản lý tổ chức lớp thật tốt trong học tập và cuộc sống của sinh viên. để có điều kiện đóng góp phương pháp làm việc của mình, mà mình tin là có hiệu quả hơn bạn phải là lớp trưởng Bạn sẽ đưa ra cách nhận thức vấn đề, sử lý vấn đề khác nhau cuả những người khác nhau trong tập thể lớp. hãy bám lấy mục tiêu học tập và rèn luyện để trở thành con người có đức có tài có ích cho quê hương đất nước. mọi hoạt động của lớp do lớp trưởng cầm đầu phải phục vụ mục tiêu đó.
Bạn hãy tự viết phần kết thúc. Với lòng nhiệt tình trong sáng không vụ lợi, với đường lối đúng đắn bạn sẽ giành được nhiều phiếu bầu trong lớp.
Chúc thành công.

hihi

1 tháng 9 2017

Bạn ơi mik nún 1 bài thuyết trình nguyên vẹn mà bạn!

Cảm ơn bạn về góp ý nha

hihihihieoeo

17 tháng 3 2016

Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lòng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành công. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành công nhưng thấm thía và sâu sắc hơn: “Thất bại là mẹ thành công”. Thành công là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó ta đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã đạt được điều đó. Vậy là bạn thành công rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi ta không đạt được mục đích đã đề ra. Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối liên hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết; nói theo cách khác: thất bại là nhân tố tạo ra thành công. Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được những thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng bài đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở tay và tạo ra những con tiện méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc-xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ XX, thuở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay những bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Bà Tống Khánh Linh khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: “Trung Quốc là một bãi rác, một bãi rác lớn”. Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã nỗ lực học tập không ngừng và ở kì thi sau bà thi đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành học sinh học giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp. 

Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi… Nhưng khi đã thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chúng em sẽ nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nỗ lực hơn vì những thành công lớn phía trước. 

25 tháng 3 2017

Gợi ý:

-

Thất bại và thành công là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả tốt đẹp theo như ta mong muốn. Còn thất bại là những vấp ngã, là những khi khó khăn thử thách trong công việc, trong học tập hay trong cuộc sống. Hai phạm trù này đối lập hoàn toàn với nhau, tưởng chừng như không có mối quan hệ nào nhưng cha ông ta lại đúc kết ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Điều nay cho thấy giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói một cách khác đơn giản hơn: thất bại là một nhân tố tạo nên thành công.Thật vậy! Với những người bền chí, kiên trì thì sau khi mỗi lần thất bại, họ sẽ hiểu được vì sao mình lại sai sót, từ đó tích lũy kinh nghiệm, giúp họ tránh phạm phải sai lầm đó nữa và ngày càng tiến bước đến thành công hơn. Khi đó, thất bại chính là một nhân tố giúp chúng ta thành công. Và khi nói: “Thất bại là mẹ thành công” thì có thể hiểu thất bại chính là nguồn cơn, là cái dẫn ta đến với thành công.

-Tuy nhiên, đối với những người sợ thất bại hay không có ý chí thì điều này hoàn toàn không đúng với họ. Bởi những người sợ thất bại thì họ sẽ không dám làm, không dám mạo hiểm. Còn những người thiếu ý chí thì sau thất bại, họ ngã quỵ và không cố gắng nữa vì nghĩ rằng mình không thể làm gì tốt đẹp hơn. Với những người dúng cảm biết đứng dậy sau vấp ngã, họ biết rằng mình cần phải làm lại và làm tốt hơn. Qua lần thất bại ấy, họ cũng rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu để lần sau mình không phạm phải sai lầm ấy nữa. Những kinh nghiệm ấy sẽ giúp cho công việc của họ tiến triển tốt đẹp hơn. Và như thế, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” mới thực sự có giá trị, có ý nghĩa.

-Vậy xin chớ lo thất bại. Điều thất bại lớn nhất chính là chúng ta không dám làm, bỏ qua rất nhiều cơ hội và không cố gắng hết sức mình. Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” như một lời động viên đối với tất cả chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống.
19 tháng 9 2018

1) Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,..) thích hợp.

2) - Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.

- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe)

3)??????????????????????????????????????????????????

31 tháng 7 2016

Văn mà 9,6 thì mình ói hàngoe, lại đi khoe nữa chứng tỏ là nói láo. Khoe phải có bằng chứng, không có bằng chứng thì bảo bác ấy khoe cũng không ai tin đâu, phí mỏi miệng thôi1onion33.gif1onion33.gif1onion33.gif1onion33.gif1onion33.gif1onion33.gif1onion33.gif1onion33.gif1onion33.gif1onion33.gif

21 tháng 5 2016

Mk k! Nhưng bạn hỏi làm j thế Phạm Thị Minh Tú????????

4 tháng 5 2019

Lập dàn ý

1, Mở bài

– Dẫn vào đề.

– Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu thơ.

– Lịch sử nước ta là lịch sử dụng nước và giữ nước. Trải qua 4000 năm lịch sử nhiều thiên tai và địch họa nhân dân ta phải có sự đoàn kết. Và sự đoàn kết sẽ tạo nên thành công. Từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được điều đó. Và Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói:

" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công".

2, Thân bài

* Giải thích: Trong câu nói bác có sử dụng điệp ngữ, liệt kê, tăng cấp để nhấn mạnh ý, giữa hai vế có quan hệ nhân quả: Đoàn kết sẽ thành công. Đoàn kết càng lớn mạnh thì gặt hái càng được nhiều thành công.

– Đoàn kết: Tập hợp đông đảo nhiều lực lượng thành một khối lớn mạnh vì một mục đích chung.

– Thành công: Đạt được mục đích mà ta hướng tới.

=> Đoàn kết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

* Bình: Đó là một tư tưởng đúng đắn, chân lí của mọi thời đại.

– Tại sao đoàn kết dẫn đến thành công?

+ Cuộc sống không trải thảm đỏ để ta bước đi, khó khăn, thử thách luôn chờ đợi ta ở phía trước đòi hỏi con người phải tập hợp lực lượng để đối đầu mọi sự vượt qua.

+ Nếu một người, một cá nhân, lực lượng sẽ rất mỏng manh nhỏ bé yếu ớt dễ bị bẻ gãy nhưng đoàn kết lại thành khối vững chắc con người có thể đẩy lùi khoảng cách đi đến thành công.

– Cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết.

+ Xuất phát từ tình yêu thương, từ ý thức của con người thấy được cái hạn chế của cá nhân thấy được sức mạnh của tập thể đó là cơ sở -> Thành công.

– + Trong lao động: Chúng ta đoàn kết xây dựng đất nước như đào sông, quai đê lấn biển xây dựng hệ thống đường điện 50 – Giải pháp: Bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức xây dựng khối đoàn kết từ gia đình đến hàng xóm, cơ quan đoàn thể, rộng hơn là quan hệ đất nước, cộng đồng quốc tế vì một tương lai tốt đẹp, bền vững.

– Ông cha ta có nhiều câu tương tự: " Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".

3, Kết bài

– Tóm lại lời dạy của Bác mãi mãi là lời khuyên chân thành, bổ ích đúng đắn.

– Là học sinh: Cần phải đoàn kết xây dựng đất nước… 0kv Bắc – Nam. Xây dựng nhiều công trình thủy điện, đường cao tốc…

+ Trong cuộc sống hàng ngày: Đoàn kết chính là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách"… giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, thiên tai,… Phát huy cao độ nét đẹp truyền thống dân tộc.

+ Trong học tập: Giúp đỡ nhau như giảng bài cho những bạn học yếu tấm gương cõng bạn đi học, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

– Vai trò: Đoàn kết là chất keo gắn kết con người trong xã hội tạo nên sức mạnh vượt mọi dào cản đi đến thành công tạo sự gắn bó bền vững giữa người với người đem lại niềm vui, hạnh phúc cho đối tượng mà nó hướng đến.

+ Đất nước: Đoàn kết tạo nên vị thế của đất nước dân tộc được thế giới tin cậy.

* Luận<MRVĐ>

– Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần đoàn kết luôn luôn có thái độ chia rẽ, phá vỡ khối đoàn kết đó là những kẻ kéo bè, kéo cánh trong tập thể gây mâu thuẫn. Đối với đất nước đó là bọn: Phản động, Việt gian, nói xấu chế độ.

– Xong chúng ta cũng cần hiểu đoàn kết không phải là bao che, triệt tiêu, đấu tranh mà ngược lại phải tích cực đấu tranh với những sai trái để củng cố sức mạnh khối đoàn kết tạo sự bền vững. Biểu hiện

+ Trong chiến đấu: Dân tộc ta đoàn kết chống lại những kẻ thù sừng sỏi: Phong kiến phương bắc, thực dân Pháp, Đế quốc Mĩ.

– Dẫn chứng: " Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi viết:

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
Ngày nay trong " lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" Bác viết:

" Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng quốc thuổng, gậy gộc tất cả phải ra sức đánh Pháp".
Điều kiện-> Thành công.

+ Trong lao động: Chúng ta đoàn kết xây dựng đất nước như đào sông, quai đê lấn biển xây dựng hệ thống đường điện 500kv Bắc – Nam. Xây dựng nhiều công trình thủy điện, đường cao tốc…

+ Trong cuộc sống hàng ngày: Đoàn kết chính là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách"… giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, thiên tai,… Phát huy cao độ nét đẹp truyền thống dân tộc.

+ Trong học tập: Giúp đỡ nhau như giảng bài cho những bạn học yếu tấm gương cõng bạn đi học, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

– Vai trò: Đoàn kết là chất keo gắn kết con người trong xã hội tạo nên sức mạnh vượt mọi dào cản đi đến thành công tạo sự gắn bó bền vững giữa người với người đem lại niềm vui, hạnh phúc cho đối tượng mà nó hướng đến.

+ Đất nước: Đoàn kết tạo nên vị thế của đất nước dân tộc được thế giới tin cậy.

* Luận<MRVĐ>

– Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần đoàn kết luôn luôn có thái độ chia rẽ, phá vỡ khối đoàn kết đó là những kẻ kéo bè, kéo cánh trong tập thể gây mâu thuẫn. Đối với đất nước đó là bọn: Phản động, Việt gian, nói xấu chế độ.

– Xong chúng ta cũng cần hiểu đoàn kết không phải là bao che, triệt tiêu, đấu tranh mà ngược lại phải tích cực đấu tranh với những sai trái để củng cố sức mạnh khối đoàn kết tạo sự bền vững.

– Giải pháp: Bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức xây dựng khối đoàn kết từ gia đình đến hàng xóm, cơ quan đoàn thể, rộng hơn là quan hệ đất nước, cộng đồng quốc tế vì một tương lai tốt đẹp, bền vững.

– Ông cha ta có nhiều câu tương tự: " Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".

3, Kết bài

– Tóm lại lời dạy của Bác mãi mãi là lời khuyên chân thành, bổ ích đúng đắn.

– Là học sinh: Cần phải đoàn kết xây dựng đất nước…

4 tháng 5 2019

1, Mở bài

– Dẫn vào đề.

– Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu thơ.

– Lịch sử nước ta là lịch sử dụng nước và giữ nước. Trải qua 4000 năm lịch sử nhiều thiên tai và địch họa nhân dân ta phải có sự đoàn kết. Và sự đoàn kết sẽ tạo nên thành công. Từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được điều đó. Và Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói:

" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công".

2, Thân bài

* Giải thích: Trong câu nói bác có sử dụng điệp ngữ, liệt kê, tăng cấp để nhấn mạnh ý, giữa hai vế có quan hệ nhân quả: Đoàn kết sẽ thành công. Đoàn kết càng lớn mạnh thì gặt hái càng được nhiều thành công.

– Đoàn kết: Tập hợp đông đảo nhiều lực lượng thành một khối lớn mạnh vì một mục đích chung.

– Thành công: Đạt được mục đích mà ta hướng tới.

=> Đoàn kết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

* Bình: Đó là một tư tưởng đúng đắn, chân lí của mọi thời đại.

– Tại sao đoàn kết dẫn đến thành công?

+ Cuộc sống không trải thảm đỏ để ta bước đi, khó khăn, thử thách luôn chờ đợi ta ở phía trước đòi hỏi con người phải tập hợp lực lượng để đối đầu mọi sự vượt qua.

+ Nếu một người, một cá nhân, lực lượng sẽ rất mỏng manh nhỏ bé yếu ớt dễ bị bẻ gãy nhưng đoàn kết lại thành khối vững chắc con người có thể đẩy lùi khoảng cách đi đến thành công.

dan-y-doan-ket-doan-ket-dai-doan-ket-thanh-cong-thanh-cong-dai-thanh-cong

– Cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết.

+ Xuất phát từ tình yêu thương, từ ý thức của con người thấy được cái hạn chế của cá nhân thấy được sức mạnh của tập thể đó là cơ sở -> Thành công.

– Biểu hiện

+ Trong chiến đấu: Dân tộc ta đoàn kết chống lại những kẻ thù sừng sỏi: Phong kiến phương bắc, thực dân Pháp, Đế quốc M

9 tháng 5 2022

refer

 

Suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, dân tộc ta phải đối mặt với hai nước thực dân, đế quốc sừng sỏ nhất thế giới với những vũ khí hiện đại nhất. Thế nhưng Việt Nam ta bằng lòng quyết tâm, ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết quân dân như một đã đánh tan tất cả bè lũ đó. Câu nói của Bác Hồ “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công” như một sự chứng minh cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân.

Ngày 25/4/1961, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Người đã nói: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công”. Câu nói không chỉ là lời khích lệ toàn dân toàn quân kháng chiến mà còn thể hiện niềm tin của Bác vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược.

“Đoàn kết” là tất cả mọi người cùng chung sức, chung tay, góp thành một khối thống nhất hướng tới một mục tiêu chung. Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, là cội nguồn sức mạnh toàn dân, nó được hun đúc trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. “Thành công” tức là đạt được thành quả, mục tiêu mà mình đặt ra, mình mong muốn. “Đại đoàn kết” là sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người trong một cộng đồng, xã hội. Đại đoàn kết sẽ tạo nên đại thành công, một thành quả to lớn và vang dội. Câu nói của Bác: ” Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công” đã khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa đoàn kết và thành công. Người cũng muốn khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đoàn kết càng chặt chẽ thì sức mạnh càng lớn, càng dễ dàng đi tới thắng lợi hơn.

Câu nói của Người là một đạo lý đúng đắn với mọi người, mọi thời đại. Mọi người cùng nhau chung sống trong xã hội, để gây dựng một cuộc sống tốt đẹp, văn minh thì chúng ta không thể hành động đơn độc một mình. Cuộc sống của chúng ta không phải là một con đường trải đầy hoa hồng mà là một chuỗi những khó khăn, thử thách và để vượt qua, bên cạnh việc phát huy sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, chúng ta cần phải đoàn kết một lòng, phải cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác thì mới có thể thành công được. Vậy nên tinh thần đoàn kết là không thể thiếu trong đời sống thường ngày, có đoàn kết thì mới có thể thành công.

Chân lý này cũng đã được minh chứng qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Khi đế quốc Mỹ và thực dân Pháp xâm lược đất nước ta, chúng mang tới Tổ quốc ta bom đạn, những vũ khí tối tân, hiện đại nhất. Trong khi đó, đất nước ta ở cùng thời điểm lại chỉ là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu. Nếu so sánh về tương quan lực lượng thì hẳn chúng ta sẽ thua ngay chỉ trong một thời gian ngắn. Thế nhưng lịch sử đã chứng minh điều ngược lại. Dân tộc ta đã kiên cường đứng lên chống lại thực dân Pháp trong 9 năm và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm châu, trấn động địa cầu. Và ngay tiếp theo đó là kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài 21 năm cũng kết thúc trong tiếng reo hò thắng lợi vào ngày 30.4.1975. Chúng ta đã giành được độc lập sau gần 80 năm thuộc địa và hơn 30 năm chiến đấu. Thử hỏi với một đất nước nhỏ bé như chúng ta, điều gì đã làm nên những chiến thắng kỳ tích đó nếu không phải là tinh thần đoàn kết toàn dân tộc?

Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta càng mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tháng đại dịch Covid 19. Đại dịch toàn cầu này diễn ra từ tháng 12. 2019, và thực sự bùng nổ ở Việt Nam vào tháng 4.2021. Cả đất nước ta lại một lần nữa chứng minh cho cả thế giới thấy được tinh thần đoàn kết của cả dân tộc khi hàng trăm đội ngũ cán bộ bác sĩ từ khắp mọi miền đất nước đổ về thành phố Hồ Chí Minh để giúp người dân ở đây chống dịch. Rồi những bữa cơm từ thiện có mặt khắp các tuyến đường, cứu giúp cho những người nghèo, người cơ nhỡ, không có thức ăn. Những cây “ATM gạo”, “ATM khẩu trang” được mở ra giúp đỡ mọi người cùng nhau vượt qua cơn khốn khó.

Không chỉ vậy, vào năm 2020, khi miền Trung của Việt Nam gặp cảnh bão lụt, hàng ngàn hộ dân phải sống trong cảnh nước ngập trắng xóa. Ngay tại thời điểm đó, hàng trăm tình nguyện viên, hàng trăm những đợt xe mang nhu yếu phẩm, quần áo, bánh chưng, nước uống, … tới với bà cơm. Và chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi, cả nước đã quyên góp được cả trăm tỷ đồng để chung tay giúp đỡ bà con miền Trung vượt qua cơn lũ lịch sử đó.

Có thể thấy, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta là một sức mạnh vô song, khiến cho mọi kẻ thù phải khiếp sợ, giúp chúng ta vượt qua hết thảy những khó khăn, đi tới thành công. Đúng như lời Hồ Chí Minh đã nói, đoàn kết là sức mạnh, nó sẽ quét sạch tất cả “lũ bán nước và cướp nước”, “quét sạch” những gian khổ, thử thách đưa chúng ta tới thắng lợi vang dội cuối cùng.

Thế nhưng, vẫn còn đâu đó những con người không hề có tinh thần đoàn kết. Họ chỉ lăm le trục lợi cho bản thân minh, lăm le làm giàu trên nỗi đau của người khác, hay phá hoại một đất nước yên bình. Đó là những tên tay sai, những kẻ chống phá nhà nước như Phạm Đoan Trang hay Cù Huy Hà Vũ, … Họ không hề biết đến tinh thần đoàn kết mà luôn có những hành động, lời nói gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Những hành động đó cần được lên án mạnh mẽ.

Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc. Là một người công dân của đất nước Việt Nam, chúng ta càng phải hiểu rõ rằng đoàn kết sẽ giúp gợi lên một sức mạnh to lớn, giúp cho dân tộc ta thêm phát triển vững mạnh. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì đoàn kết chính là cố gắng cùng bạn bè chăm chỉ học tập, không đua đòi, không gây gổ đánh nhau, … như lời Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: “Đoàn kết, kỷ luật, sức mạnh tốt”. Những điều này sẽ giúp chúng ta đi tới thành công là một kết quả học tập tốt, xứng đáng với công sức của mình.

Vậy nên đoàn kết không chỉ đem lại cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn mà còn đem đến cho ta niềm vui, sự gắn kết với mọi người. Một người muốn thành công thì chắc chắn cần sự giúp đỡ và tinh thần đoàn kết. Tinh thần này cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong đời sống hôm nay để đất nước chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

9 tháng 5 2022

ít thôi bạn ơi!

7 tháng 11 2016

- Nhà tranh vách đất: nhà có mái bằng tranh, tường làm bằng đất = > Cảnh nghèo xơ xác.

- Thuần phong mĩ tục: Phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, mang bản sắc riêng của một dân tộc.

- Vững như bàn thạch: Bàn thạch tức bàn được làm bằng đá = > Rất vững vàng, không gì lay chuyển được.

- Gan vàng da sắt: Biểu thị phẩm chất cao quý của con người trung thành kiên định không gì lay chuyển. - Chó cắn áo rách: đã nghèo khổ lại còn gặp thêm tai nạn.

- Ruột nóng như cào: rất sốt ruột, bồn chồn không yên lòng.

- Nhắm mắt làm ngơ: cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì về sự việc đang diễn ra.

- Mèo mù vớ cá rán: sự may mắn bất ngờ ngoài khả năng.

- Thả hổ về rừng: hành động nguy hiểm, tiếp tay cho kẻ ác có cơ hội tồn tạo.

- Chuột chạy cùng sào: hết sự lựa chọn, không còn lối thoát.

24 tháng 11 2016

1.ăn cháo đá bát
nghĩa : thái độ vong ơn bội nghĩa,sống chỉ nghĩ cho mình.
tương tự như câu qua câu rút ván
2.ném đá giấu tay
nghĩa: hành động lén lút,nói chung là hòng hại người khác.
3.ngậm máu phun người
nghĩa : hành động vu oan cho người khác
4.vạch lá tìm sâu
nghĩa : soi mói,dò xét một việc hoặc một người nào đó một cách quá mức
5.mò kim đáy bể
nghĩa : tìm kiếm một thứ gì đó trong sự mơ hồ,

6.Vắng như chùa Bà Đanh
nghĩa : sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh

7. há miệng chờ sung
nghĩa : kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.

8. bắt cá hai tay
nghĩa : là những kẻ tham lam vừa muốn thứ này , lại vừa muốn thứ kia

9. được voi đòi tiên
nghĩa : là những người có tính hay vòi vĩnh

10.qua câu rút ván
nghĩa : hành động của kẻ ích kỉ vô ơn với người đã giúp mình