K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2018

Vạn Xuân : Vạn Xuân có ý nghĩa là làm cho đất nước có được sự bình yên và không chiến tranh, sung túc ấm no ( vạn : vĩnh viễn , nhiều,... ; Xuân : sung túc, ấm no,... )
Thiên Thanh : trời xanh ( thiên : trời ; thanh : nhẹ, xanh,... )
Đại Hoàng : Thiên tử , Vua lớn, ... ( Đại : to, lớn ; Hoàng : vua )
( trong trường hợp này cũng có thể dịch là gấu lớn vì hoàng trong Hán Việt cũng có bản dịch là gấu )
Trường Sa : bãi cát dài ( trường : dài ; Sa : cát )
Khuyển mao : con chó già ( Khuyển : chó ; mao : chỉ bộ lông )
An Thạch : đá vững ( an : yên ổn ; thạch : đá )
Bạch điểu : chim có màu trắng ( bạch : trắng ; Điểu : chim )
Hoàng Thượng : Vua trên ( Hoàng : vua ; Thượng : trên , gọi ý tôn kính )

14 tháng 7 2018

Vạn Xuân : hàng nghìn mùa xuân. Lý Bí đặt tên ước như vậy với mong muốn đất nước ta sẽ mãi mãi tươi đẹp, hùng mạnh, vững chắc và trường tồn như niềm vui của hàng vạn mùa xuân. ( vạn : mười nghìn / Xuân : mùa xuân )
Thiên Thanh : trời xanh ( thiên : trời / thanh : xanh)
Đại Hoàng : Vua lớn ( Đại : lớn / hoàng : vua)
Trường Sa :
Khuyển mao : ?
An Thạch : đá vững ( an : bình an / thạch : đá)
Bạch điểu : chim trắng ( bạch: trắng / điểu : chim)
Hoàng Thượng : Vua trên ( Hoàng : vua / thượng : trên )

19 tháng 3 2020

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7
Ôn tập phần phần tiếng Việt

Câu 1. Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. Lúng liếng
B. Lung linh
C. lụt lội
D. Lung lay
Câu 2. Từ ghép nào dưới đây không phải từ ghép đẳng lập
A. Bút máy
B. Trâu bò
C. Nhà cửa
D. Ruộng vườn
Câu 3. Từ nào dưới đây không phải từ láy toàn bộ?
A. Lung linh
B. Trăng trắng
C. Thăm thẳm
D. Xanh xanh
Câu 7. Chữ “tử” trong từ nào sau đâu không có nghĩa là con
A. Tử tù
B. Nghịch tử
C. Thiên tử
D. Hoàng tử

Học tốt

19 tháng 3 2020

1)C

2)A

3)A

7)B

18 tháng 9 2018

a. Em dựa vào nghĩa của từng từ để phân biệt nhé:

- Phụ nữ: Người con gái đã có chồng.

- Khuê nữ: người con gái còn trẻ trung, xinh đẹp, kín đáo chốn khuê phòng.

- Phụ thân: Người cha.

- Phụ âm (từ "phụ ân" không có nghĩa): là một trong 2 âm chính cấu tạo nên tiếng việt (phụ âm, nguyên âm)

- Phụ bạc: bạc tình, phụ lại sự đối đãi tốt của người khác.

b. Tương tự:

- Thiên mệnh: Mệnh trời, số trời => Chỉ sự định đoạt khó chống lại được, được xem như chân lí.

- Thiên thư: sách trời. (thiên: trời, thư: sách)

- Thiên thu: Ngàn thu (thiên: ngàn năm, thu: mùa thu)

- Thiên lí: Ngàn dặm.

- Thiên vị: nghiêng về một phía, không công bằng.

- Thiên kiến: cái nhìn phiến diện, một chiều, cố chấp.

- Thiên đô: thủ đô. (Thiên đô chiếu: Chiếu dời đô

26 tháng 10 2016

- đất trời
- sông núi
- anh em
- ngày đêm
- cha con
- mây gió
- đất nước
- cha anh
- trước sau
- tiến lùi
- mạnh yếu
- sống chết
- còn mất
- đẹp đẽ
- ngày sinh
- người hát
- lính biển

15 tháng 7 2017

Thiên địa - trời đất

Giang sơn - sông núi

Huynh đệ - anh em

Nhật dạ - ngày đêm

Phụ tử - cha con

Phong vân - Gió mây

Quốc gia - đất nước

Phụ huynh - cha mẹ

Tiền hậu - trước sau

Tiến thoái - tiến lùi

Cường nhược - mạnh yếu

Sinh tử - sống chết

Tồn vong - sống còn

Mĩ lệ - đẹp đẽ

Sinh nhật - ngày xanh

Ca sĩ - người hát

Hải quân - lính biển

5 tháng 10 2016

bán:nủa
bạch:trắng
cô(cô độc):một mình
cửu(cưu chương):chín
dạ(dạ hương,dạ hội):đêm
đại:lớn
hà:sông
hậu:sau
hồi:trở về
:D:D:D:D:D:Dhữu:có
lực:sức
mộc:cây,cỏ
nhật:ngày,mặt trời
nguyệt:trăng
quốc:
tam:ba
tâm:lòng
thảo:cỏ
thiên:nghìn
thiết:sắt
thiếu:trẻ
thôn:làng
thư:sách
tiền:trước
tiểu:nhỏ
tiếu:cười
vấn:hỏi

12 tháng 12 2016

Bạch : trắng

Bán : một nửa

Cô : một mình

Cư : nơi sống

Cửu: chín

Dạ: đêm

Đại : to , lớn

Hà : sông

Hậu : sau

Hồi : trở lại, quay lại

Hữu : có

Lực : sức

Mộc : cây

nguyệt : trăng

Nhật : mặt trời

Tâm : lòng

Thảo : cỏ

Thiết: sắt

16 tháng 11 2016

a. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì tiếng gà thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
b. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
c. Bác thương đàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn

16 tháng 11 2016

a. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì tiếng gà thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
b. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
c. Bác thương đàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại...
Đọc tiếp

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại những từ ghép
sau: lâu đời, nhà máy, đầu đuôi, ẩm ướt, nhà cửa, xe hơi.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Câu 3. Thế nào là quan hệ từ ? Sửa lại quan hệ từ trong các câu sau cho phù hợp?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
- Bạn học lớp 7A và 7B ?
.........................................................................................................................................................
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
.........................................................................................................................................................
Câu 4. Cho một cặp từ trái nghĩa, đặt câu với cặp từ đó?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 5. Xác đinh từ loại (theo chức năng) của những từ in đậm trong câu sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi
thấy ân hận quá.
( Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Câu 6. Chỉ ra từ láy có trong câu văn trên?
.........................................................................................................................................................
Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ “Nhi đồng”, đặt 01 câu?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Li – hồi C. Thiếu – lão
B. Vấn – lai D. Tiểu - đại
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con …………………….………;
Nồi da ………………………….;
Rán sành ………………………;
Một mất ………………………..…….;
Chó cắn ……………………….;
Tiễn thoái ……………………...;
Thắt lưng ………………..………… ;

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Giúp mik vs nha

3
19 tháng 5 2020

1.Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.

VD : -Nước đi hay đấy.

       -Nước lọc uống ngon quá.

Câu 2 : Có 2 loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập

+Chính phụ :Nhà máy , xe hơi.

+Đẳng lập :lâu đời , đầu đuôi , ẩm ướt, nhà cửa.

Câu 3 :

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu

-Bạn học lớp 7A và 7B ?
=>Bạn học lớp 7A hay lớp 7B
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

=>Tuy nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

Câu 4 :

Giàu - nghèo

Bạn Minh nhà giàu hơn nhà bạn Hà.

Câu 5 : Từ in đậm đâu em ?

Câu 6 :Từ láy : mảnh mai , dịu dàng ,thoăn thoắt.

Câu 7 : Thiếu nhi.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ?

câu 8 :B

20 tháng 5 2020

hic hic tối qua đang làm dở nhớ ra sắp thi nên bỏ dở :V giờ làm tiếp nah

Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con bỏ chợ
Nồi da nấu thịt
Rán sành ra mỡ
Một mất mười ngờ
Chó cắn áo rách
Tiễn thoái lưỡng nan
Thắt lưng buộc bụng

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?

=> đúng
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Câu ''Chó treo , mèo đậy'' không phải thành ngữ