K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2017

Câu 3:

  • Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng.

  • Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả → nổi sóng → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm.

  • ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.

Câu 4:

  • Ở phần (a) là sự thay đổi các tính từ: sứt mẻ → mới → sứt mẻ.

  • Ở phần (b) là sự thay đổi các danh từ và tính từ: túp lều (nát) → ngôi nhà (đẹp) → lâu đài (to lớn) → cung điện (nguy nga) → túp lều (nát ngày xưa)

  • Hình ảnh đầu - cuối giống nhau kết cấu vòng tròn (từ không → có, rồi trở về → không)

20 tháng 1 2017

cám ơn bạn nhiều

17 tháng 3 2019

3.a) Sai vì thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

Sửa lại: Giữa hồ có một tòa tháp cổ kính đã nhuốm màu rêu phong.

b) Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

Sửa lại: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.

c) Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

Sửa lại: Cầu Long Biên là nhân chứng sống nhằm ghi lại những chiến công lịch sử… chiến tranh ác liệt.

4.

a) Sử dụng sai và thừa quan hệ từ “và”

Sửa thành: Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, nó bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

b) Phần vị ngữ được đặt sai vị trí.

Sửa thành: Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em.

c) Thiếu chủ ngữ.

Sửa thành: Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới.

16 tháng 9 2016

Khái niệm: Tự sự (kể chuyện)  phương thức trình bày một chuỗi cácsự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê

24 tháng 9 2016

(1)

a)Người nghe muốn biết một câu chuyện ,mong muốn được nghe kể chuyện. Người kể phải kể một câu chuyện.

b)Muốn biết Lan là một người tốt,người kể phải nói đượctừng việc cụ thể để làm rõ điều đó .Nếu người kể chuyện , kể những chuyện khác mà không liên quan tới việc thôi học của An thì câu chuyện ấy chưa có ý nghĩa. Bởi người đọc chưa được nghe thông báo về sự việc ấy,chưa được ai giải thích các sự việc.

(2)chuyện Thánh Gióng kể về:

-cậu bé làng Gióng .

-Thời hùng vương thứ sáu

-Gióng đánh giặc Ân cứu nước

-diễn biến:+Ra đời kì lạ

                 +lớn bổng phi thường

                 +đánh giặc

                +về trời

-kết quả +gióng tiêu diệt giặc

               +bay về trời

-ý nghĩa :+là người anh hùng cứu nước

                   +Là biểu tượng của lòng yêu nước

*truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng gióng (xem phần Ý nghĩa trên)tớ chỉ soạn thế thôi chúc bạn học tốt nha!

5 tháng 12 2017

Tôi được sinh ra trong một dân tộc giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Từ bao đời, bao thế hệ đều có những người anh hùng xả thân bảo vệ non sông, độc lập của dân tộc. Là một người con của quê hương Việt Nam nên tôi cũng mang trong mình tình yêu, sự hiên ngang, bất khuất không chịu nhường bước trước kẻ thù. Khi giặc Ân kéo vào nước ta, trước sự ủng hộ, động viên của bố mẹ, hàng xóm và con người Việt Nam thì tôi đã lên đường đánh giặc, đánh đuổi quân Ân, mang lại độc lập cho dân tộc. Và mọi người thường gọi tôi với cái tên Thánh Gióng.

So với những đứa trẻ cùng trang lứa khác thì tôi có sự khác biệt, bởi nếu những đứa trẻ khác đến ba tuổi thì có thể cười đùa và nói những câu đơn giản. Nhưng khi đến ba tuổi thì tôi lại hoàn toàn trái ngược, tôi không cười, không nói, điều này trở thành câu chuyện kì lạ truyền tai trong hàng xóm, láng giềng. Còn bố mẹ tôi cũng rất buồn phiền, lo lắng, nhưng không vì vậy mà chán ghét hay ruồng bỏ tôi, bố mẹ tôi dành trọn tình yêu, sự quan tâm để nuôi dưỡng tôi mỗi ngày. Thời đại tôi sống có nhiều biến loạn, đặc biệt lên trong số đó, chính là nạn giặc ngoại xâm.

Năm ấy, quân Ân ở Trung Hoa kéo sang xâm lược với mưu đồ thôn tính đất nước ta, cũng vì vậy mà cuộc sống của người dân trở nên vô cùng khốn khổ, chúng hoành hành ngang ngược, bóc lộc, cướp bóc tài sản của nhân dân một cách vô lí. Chúng coi thường pháp luật, hiên ngang bành trướng thế lực của mình. Trước sự hống hách của quân giặc, sự lầm than khổ sở của người dân, triều đình phong kiến đã gấp rút cử sứ giả đi khắp nơi trong nước để tìm kiếm những người tài giỏi, những con người tài trí có thể giúp nước vượt qua nạn ngoại xâm.

Khi sứ giả đi ngang qua làng, tiếng nói vang vọng khắp các ngõ ngách, nó khẩn khiết đến mức tôi vốn là một đứa trẻ không nói không cười dù đã lên ba lần đầu cất tiếng nói. Tôi còn nhớ rất rõ, câu nói đầu tiên của cuộc đời mình, đó là “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”, lúc ấy mẹ tôi rất bất ngờ, vui sướng vì đứa con của mình cuối cùng cũng có thể cất tiếng nói như bao đứa trẻ bình thường khác, nhưng cùng với đó là sự hoảng sợ, lo lắng, vì tội khi quân là tội mất đầu. Ban đầu mẹ tôi còn do dự nhưng trước sự thuyết phục da diết của tôi thì cuối cùng mẹ cũng ra ngoài mời sứ giả vào.

8 tháng 10 2018

a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ 3.

   Dấu hiệu để nhận ra điều đó: người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của chúng (vua, em bé, cha, chim sẻ…) ⟹ thể hiện sự giấu mình đi.

b. Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất.

   Dấu hiệu nhận ra điều đó: nhân vật Dế Mèn tự xưng là “tôi”.

c. Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là Dế Mèn.

d. Trong hai ngôi kể, ngôi kể thứ 3 có thể kể tự do, không bị hạn chế còn ngôi kể thứ nhất chỉ kể những gì mình biết và trải qua.

đ. Đổi ngôi trong đoạn 2 thành đoạn 3, thay “tôi” bằng “Dế Mèn” thì đoạn văn mới có nhiều tính khách quan hơn.

e. Không nên đổi ngôi kể thứ 3 của đoạn văn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi vì nếu đổi thì phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung chuyện cũng phải thêm bớt.

14 tháng 2 2019

Nàng Thu dịu dàng nhường chỗ cho cô em gái út tinh nghịch tới, nàng Đông. Ông mặt trời từ từ chui vào chăn ấm ngủ một giấc miết mải. Cũng vì lẽ đó mà bộ váy của chị mây dần chuyển sang gam màu xám nhẹ, còn những bạn gió nay đã bớt ham chơi, quay về cần mẫn thay lớp lá già úa cho cây cối.

12 tháng 4 2016
a. Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật
Ví dụ: ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
b. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn
Ví dụ: - Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
(Nam Cao)
c. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc. Khi đọc phải ngừng ngắt và có thể lên giọng, xuống giọng tuỳ theo từng hoàn cảnh.
Ví dụ: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
(Nam Cao)
d. Dấu phẩy được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. Ví dụ:
Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai con mắt long sòng sọc.
(Nam Cao)
e. Dấu chấm phẩu dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp, đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Ví dụ: Văn học dân gian thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn; tâm lý hướng về cội nguồn dân tộc; đề cao lối sống trách nhiệm với cộng đồng; đề cao lối sống trọng nghĩa, quý tài; tự hào về quê hương bản quán.
g. Dấu chấm lửng được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như: tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…
Ví dụ:      
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
(Nguyễn Duy)
h. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu, đặt trước những lời đối thoại, đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số
Ví dụ: Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên và cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
i. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm
Ví dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".
(Nguyễn Ái Quốc)
k. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Ví dụ:      
+ Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang!
- Bác trai khá rồi chứ?
(Ngô Tất Tố)
+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng)
e. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.
Ví dụ:
Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
(Nguyên Hồng)
2. Các lỗi thường gặp về dấu câu
Trong khi viết, ta thường mắc một số lỗi về dấu cau như sau:
- Không có dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
Ví dụ: Tác phẩm "Tắt đèn" làm chúng ta vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao gia đình nông dân phải sống những ngày khốn cùng trong mùa sưu thuế.
- Dùng dấu ngắt khi câu khi câu chưa kết thúc.
Ví dụ: Qua tác phẩm này. Tác giả cho người đọc cảm nhận về một thành phố Huế đẹp, thơ mộng nhưng rất anh hùng.
- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
Ví dụ: Giọng nói của bà tôi khắc sâu vào trí nhớ mọi người dễ dàng như những đoá hoa và cũng dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống.
- Lẫn lộn cung dụng của các dấu câu:
Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này bắt đâu? Anh hãy có thể cho tôi một lời khuyên được không! Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Hãy chép đoạn văn dưới đây và điều dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn:
Cai lệ không để cho chị nói hết câu ( ) trợn ngược hai mắt ( ) hắn quát ().
( ) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ( ) sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khuất ( ).
Chị Dậu vẫn thiết tha ( )
( ) Khốn nạn ( ) nhà cháu đã không có ( ) dẫu ông có chửa mắng cũng đến thế thôi ( ) Xin ông trông lại ( )
Cai lệ vẫn giọng hầm hè ( )
( ) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ ( ) thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi ( ) chửi mắng thôi à ( )
Rồi hắn quay sang bảo anh người nhà lý trưởng ( )
( ) Không hơi đâu mà nói với nó ( ) trói cổ thằng chồng nó lại ( ) điệu ra đình kia ( )
(Ngô Tất Tố)
Gợi ý:
Mẫu: Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
-  Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu cho nhà nước mà dám mở mồn  xin khất!…
2. Viết một đoạn văn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học.
Gợi ý:
 
Yêu cầu: Đúng chủ đề, sử dụng thích hợp các loại dấu câu.
 
 

Em cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

18 tháng 12 2017

      Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.

bạn gi có dấu và gi rõ câu hỏi ra nha bạn