Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở đoạn:
- Giới thiệu người mẹ của mình.
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Tả mẹ:
+ dáng người mẹ như thế nào,
+ làn da mái tóc mẹ ra sao,
+ lời nói hành động của mẹ thường ngày như thế nào
-> từ đó nói lên tính cách của mẹ, mẹ là người phụ nữ như thế nào (theo suy nghĩ của mình)
+ điều mà mình thích nhất ở mẹ là gì?
--> Nêu lên cảm xúc, tình cảm mình dành cho mẹ.
- Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm, thời gian xảy ra kỉ niệm của mình với mẹ (ví dụ: một buổi đi bán hàng cùng mẹ)
- Tả bầu trời, khung cảnh lúc đó.
- Kể việc mẹ làm: sắp đồ, bán đồ,....
- Kể việc mình giúp mẹ những gì,....
- Nêu lên suy nghĩ của mình sau khi xong việc:
+ Cảm thấy mệt mỏi,....
- Nêu lên tình cảm dành cho mẹ:
+ Em càng thấy thương mẹ hơn, sẽ cố gắng học hành chăm chỉ sau này cho mẹ cuộc sống vui vẻ hạnh phúc không phải làm việc cực nhọc như vậy.
+ .....
Kết đoạn:
- Khẳng định lại câu chuyện: đó là kỉ niệm sâu sắc nhất đời em,...
- Khẳng định lại tình cảm của mình dành cho mẹ.
- Gửi lờ nhắn nhủ đến mọi người rằng nên yêu thương mẹ như thế nào qua đoạn văn.
Tuổi thơ tôi luôn gắn liền với những cánh đồng, những cánh cò, những con diều vi vu mùa hè và cả những lời rủ rê chơi bời của Ròm, thằng bạn thưở nhỏ của tôi.
Ròm là hànRòm là hàng xóm nhà tôi. Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn bú sữa. Thật ra nó có tên họ đàng hoàng nhưng bọn tôi ai cũng gọi nó là Ròm, nhất là mỗi khi nó ở trần, lòi cả xương sườn ra. Nói thế thôi chứ bọn trẻ nhà quê chúng tôi ai cũng èo uột cả, chẳng hơn gì nó đâu nhưng gọi mãi rồi quen. Mà cũng lạ, tuy nó là con trai, lại cao hơn tôi cả khúc nhưng lại cứ bị tôi ăn hiếp! không biết nó có cảm giác gì khi bị tôi sai mà cái đầu bù xù của nó cứ gật lia lịa , cười cười rồi làm ngay. Đúng là thằng đần! Thế nhưng lâu lâu nó lại rủ tôi đi xem hát ở đầu làng nữa cơ. Và đối với tôi, nó là thằng bạn tốt nhất trên đời.
Tôi và nó hay chơi ở gần bờ sông, 1 nơi êm dịu và yên lành vô cùng. Nhưng ấy chỉ là ngay khúc sông đó thôi , chứ còn bên kia sông thì ko ai dám bén mảng đến bao giờ. Đó là ngôi nhà của bà 5 xóm dưới. Hồi đó bà sống ở đó nhưng cách đây vài năm khi con bà chết đuối thì bà chuyển về xóm dưới sống cùng họ hang. Thế là ngôi nhà bỏ hoang, Và từ đó chẳng biết từ đâu lại có tin đồn ngôi nhà có ma! Lúc đầu vài đứa biết rồi từ từ hết người này đến người kia và rồi cả xóm ai cũng đồn ầm lên. Ko biết người đồn có thật nhìn thấy con ma bay là đà gì đó hay ko nhưng cà tôi và thằng Ròm đều thấy ơn ớn. Tuy thế nhưng khu đồng cỏ đã bị tụi thằng Tí, thằng Tèo giành chơi nên tui tôi đành phải “ dũng cảm” chơi ở mé song ; và lại ban ngày thì ma nào lại dám nhát bọn tôi. Nhưng quả thật là lâu lâu tôi cũng khá tò mò về chuyện ma quỉ đó và tôi cũng đã từng rủ thằng Ròm đi khám phá 1 phen nhưng nó chuyên môn từ chối, thằng coi vậy mà nhát! Nhưng nó ko né mãi được, thằng Tí quậy ấy đã ngang nhiên thách bọn tôi đi vào ngôi nhà hoang ấy. đương nhiên là 1 người như tôi ko đời nào lại để bị coi thường thế được, thế là tôi đồng ý. Nhưng chẳng bao lâu sau tôi lại hối tiếc cái tính anh hung rơm ngu ngốc của mình. Tôi lo ngay ngáy. thằng Ròm cũng chẳng hơn gì, nó mới nghe tôi nói mà đã la oai oải cả lên, lại càng làm tôi nhụt chí anh hùng. Nhưng để bảo vệ danh dự tôi nhất quyết phải đi, thế là tôi năn nỉ, năn nỉ, rồi bắt buộc, và cả hăm dọa thằng quỉ đó. may mắn là nó biết sợ nên đồng ý liền. thế là tối đó bọn tôi trốn ba mẹ chạy ù ra bờ song. bọn thằng Tí đã chờ sẵnnhưng tụi nó ko vô mà lại núp sau bụi tre xem bọn tôi. Tôi ra vẻ bình tĩnh kéo ngay thằng Ròm vào trong dưới những cặp mắt đầy nguỡng mộ của tụi nó, nhưng có ai biết rằng tôi đang toát cả mồ hôi. Tôi rất sợ bóng tối! thằng Ròm ko biết thì sao chứ khi tôi bóp chặt tay nó , nó la oai oái cả lên. Vào đến giữa nhà chũng chưa thấy gì, vẫn là bong tối và những cơn gió lùa. Tuy đã bớt sợ nhưng sao tôi hồi hộp quá. Tôi tuởng tượng ko biết con ma này sẽ ra sao…ốm, mập? cao, thấp? bay hay là đi như con người ? eo ôi, nghĩ đến thế tôi rùng cả mình. …. RẦM……….
Bố, mẹ, bà nội, thằng Ròm…mọi người đều xung quanh tôi cả. Thằng Ròm kể khi cánh cửa sồ chợt đóng ầm lại, nó cứng cả người, đang tính lôi tôi ra thì mới nhận ra tôi đã mất tiêu , hoảng hồn, mò mẫm mãi thì phát hiện ra tôi đây nằm thẳng đơ dưới sàn! Nó sợ quá chạy đi kiếm người lớn. Tụi thằng Tí thấy Ròm chạy, sợ quá cũng toán loạn cả lên. Tối đó tôi bị 1 trận tơi tả, bố quất mấy phát đau điếng cả người, còn nội thì cứ ngồi niệm phật, sợ tôi bị ma ám ! thằng Ròm cũng chẳng hơn gì tôi, cũng tơi bời. Đúng là 1 buổi tối nhớ đời!
Sau này thằng Ròm chuyển lên thành phố học, bỏ lại tôi đây 1 mình ở trường huyện, buồn chết được. Tuy thế kỉ niệm này sẽ luôn nằm mãi ở 1 ngăn nào đó trong tim tôi. Hy vọng đến 1 ngày, tôi và nó lại cùng đi thả diều, bắt bướm..với nhau, và nhất định thăm lại ngôi nhà năm nào, mặc dù giờ nó đã trở thành 1 mảnh vườn tuyệt đẹp.
t - copyhời thơ ấu của tôi lặng lẽ trôi bên dòng Châu Giang lững lờ, xanh biếc. Với những buổi chiều nằm dài trên thảm cỏ xanh của con đê ngoài làng, thả hồn theo những cánh diều xa và dòng nước mơn man. Có thể đây là những gì tôi có thể tưởng tượng được về thời thơ ấu của mình. Bởi không hiểu thế nào mà tôi không thể nhớ hết hay hình dung được thời thơ ấu của mình trải qua như thế nào.
Chín tuổi, tôi đã phải rời quê theo bố mẹ vào Nam, nói đúng hơn là vào miền Trung nhưng vì lý do nào đó nên đã chuyển vào Lâm Đồng (quê hương thứ hai của tôi có thể khẳng định như vậy). Tôi không còn được thấy những hình ảnh thân quen ngày nào, không được gặp bạn bè, thầy cô, đi học trên con đường làng mát rượi. Tất cả đã trở thành kí ức, kỉ niệm trong tôi nhưng về bản thân tôi - về thời thơ ấu của tôi - như thế nào, đó là cả một thách thức lớn đối với tôi. Tôi thường nghe về một thời thơ ấu rất là đẹp - thời thơ ấu với những kỉ niệm và xúc cảm mãnh liệt. Còn thời thơ ấu của tôi, tôi đang cố gắng tìm cho mình một cái gì để nhớ, một kỉ niệm và những xúc cảm sâu sắc - thời gian gắn bó với quê không đủ cho tôi có những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt nhưng cũng đủ để tôi viết lên cho mình những kí ức đẹp về một thời thơ ấu - thời của những xúc cảm đầu đời.
Có thể tôi là một con người cầu toàn, mong muốn mọi thứ đều phải đẹp, đều phải như ý muốn nhưng đó chỉ là mong muốn và khi viết ra điều này thì tôi vẫn cho tôi, tự nhận tôi là một con người cầu toàn - điều đó là không thể phủ nhận - tôi cầu toàn khi mong muốn mình có được một thời thơ ấu đẹp nhưng... điều đó là không thể, vì những gì đã thuộc về quá khứ thì hãy để nó là quá khứ - không thể thay đổi - không thể biến nó thành tương lai một cách mơ muội mà hãy giữ lại những gì có thể khi không còn bên cạnh mình.
Tro ve thoi au tho...
Thời thơ ấu - thời thơ ấu của tôi - tôi muốn viết về nó lâu rồi nhưng sao thật là khó khăn. Cái gì đó đang buộc chặt lòng tôi, đang cố kìm nén trong tôi những cảm xúc dâng trào về những kỉ ức đầu đời - giống như một sợi dây vô hình tự buộc lòng mình.
Mười năm - một khoảng thời gian không nói là quá dài nhưng cũng không thể nói là ngắn để ta còn nhớ một cách rõ nét và sâu sắc những gì đã xảy ra trong đời chứ chưa nói là quên - tôi trở lại thăm quê.
Những cảm xúc dâng trào trong tôi, một chút ngậm ngùi, một chút xúc động, một chút vui mừng, một chút ngỡ ngàng, một chút xa lạ, một chút... một chút... tất cả đan xen làm cho tôi có những cảm giác thật lạ. Quê tôi ngày nào đây ư, con đê ngày nào tôi thả diều đây ư... con đường làng, con sông, lũy tre, ao cá, mảnh ruộng, cái ngõ kia... sao bỗng quen thuộc mà là lạ, những hình ảnh đó hiện lên trong tôi thật to lớn khi trên đường về nhưng sao bây giờ nó không còn to như thế, có phải tôi đã lớn hơn nó nhiều lần hay nó tự bé lại - điều đó là không thể - có thể những kí ức trong tôi quá lớn, mong muốn gặp lại quá lớn, sự cầu toàn thể hiện rõ ở đây. Trước mặt tôi là tất cả những gì mà tôi đã trải qua thời thơ ấu nhưng không còn như ngày nào và không còn giống như những gì tôi nghĩ.
Con đê vĩ đại ngày nào giờ chỉ là một dải đất nhô cao. Con sông xanh biếc với những buổi chiều tắm sông bên bạn bè giờ cũng trở nên nhỏ bé và nâu xạm... tất cả đã thay đổi - tôi lại viết lại trong đầu tôi những kí ức về thời thơ ấu của mình hay sao, những hình ảnh đã trở nên lẫn lộn, tôi trở về quê mà lòng buồn biết bao.
Bạn bè của tôi - những người đã cùng tôi trải qua những năm tháng đầu đời - bây giờ cũng đã lớn, tôi vẫn nhớ mang máng khuôn mặt, dáng người nhưng khi gặp lại thì cũng đã thay đổi quá nhiều.
Khoảng thời gian ngắn ngủi mấy ngày cho tôi có cơ hội hồi tưởng lại một thời thơ ấu của đời mình - một thời để nhớ - một người để nhớ: Nụ - một người bạn - một người hàng xóm - người em gái kém tôi một ngày tuổi. Có thể tôi sẽ nhớ mãi nhưng không thể biết trước được vì chính tôi cũng không biết mình nhớ để làm gì nữa - nhớ về một người bạn thân, nhớ về một người hàng xóm hay nhớ về một người em gái thân thương.
Tro ve thoi au tho...
Hình ảnh: Deviantart
Theo lời mẹ tôi kể thì tôi sinh trước Nụ một ngày, đó là một ngày mà trời mưa nhẹ, còn Nụ sinh hôm sau, vào một ngày nắng nhạt. Điều này có liên quan gì đến tương lai của hai chúng tôi không? Tôi đang cố gắng đừng mê tín để có thể nhận ra một điều - không có liên quan gì hết - nhưng tại sao hai chúng tôi không sinh cùng một ngày? Khi đó sẽ có những thay đổi khác hơn so với bây giờ. Tất cả chỉ là ngụy biện - sự thật không có liên quan gì - tôi nên nhìn nhận nó như một kí ức đáng nhớ - tôi nhớ nhà tôi và nhà Nụ cách nhau một cái hẻm nhỏ nên hai đứa chúng tôi ngày nào cũng chơi chung với nhau, cô bé có má lúm đồng tiền hay thích đóng công chúa, còn tôi... đóng hoàng tử - thật hồn nhiên biết bao - nhưng một ngày kia - bố mẹ tôi báo nhà tôi sẽ chuyển vô trong Nam sống, lúc đó tôi cũng không biết gì hết, chỉ tới ngày sắp đi, tôi mới cảm thấy - một cảm giác thật lạ trong tôi - tôi mua tặng bạn bè những món quà, còn Nụ tôi không nhớ là đã tặng Nụ món quà gì nữa và tôi cũng không có cơ hội để hỏi lại và chắc sau này cũng không.
Một ngày trở về thăm quê, tôi mong muốn gặp lại mọi người - những người bạn của tôi - và Nụ - khi đó Nụ đã trở thành một cô thiếu nữ, nhưng Nụ đã không còn học nữa vì nhà Nụ nghèo, một mình mẹ Nụ không thể nuôi hai chị em Nụ ăn học. Nụ đã phải nghỉ học để đi làm. Tôi chỉ có cơ hội gặp Nụ có một lần khi đi cùng mấy đứa bạn qua nhà Nụ chơi - nhà ngay bên mà sao khó gặp thật - Nụ đi làm trên thị trấn từ sáng sớm tới tối mới về - nhưng đó chưa phải là lý do bởi vì... Nụ sắp lấy chồng - chồng sắp cưới của Nụ là con trai ông chủ xưởng dệt trên thị trấn - tôi muốn gặp lại Nụ, nói chuyện với Nụ để... nhưng tôi không thể
Ngày tôi đi - buổi sáng hôm ấy - tôi nghe mấy đứa em bảo chị Nụ sắp đi làm rồi, sao anh Ng không qua chào, tôi suy nghi miên man, đứng trên hiên nhà nhìn ra ngoài cổng mà lòng buồn rười rượi, tôi đang nuối tiếc điều gì - chợt tôi nhìn thấy một ánh mắt bên kia nhà hàng xóm đang nhìn qua rồi vụt mất - Nụ đứng đó nhìn tôi rồi vào sân dắt xe đạp ra cổng - tôi đoán là Nụ chuẩn bị đi làm - tôi muốn chạy ra và nói với Nụ những suy nghĩ của mình nhưng sao tôi không làm được, bóng Nụ mờ dần trên con đường làng thân thương thủa ấy! - copy
Bây giờ tôi đã là một học sinh lớp 7. Thỉnh thoảng, vào lúc rảnh rỗi, tôi lại ôn lại kỉ niệm bằng cách xem lại những tấm ảnh tập thể hồi cuối cấp tiểu học mà không biết chán: Cả lớp tôi cười thật tươi hôn cô Thúy. Những lúc ấy, tôi lại nhớ đến một kỉ niệm mà chắc sẽ khổng hao giờ phai trong tâm trí tôi. Đó chính là buổi tổng kết năm học lớp 5 của lớp tôi và cũng là buổi tổng kết cuối cùng của bậc Tiểu học
Tôi còn nhớ rõ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng, đầy đủ. Khi cả lớp đã đến hết, hạn lớp trưởng bảo các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và hết sức trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Chim cũng ngừng hót để nhường cho giọng nói ấm áp của cô trong bài phát biểu. Thoạt đầu, khi nghe cô giáo nói về thành tích học tập, rèn luyện, cả lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì các thành tích mà lớp đạt được. Nhưng khi nghe cô giáo nhận xét khuyết điểm thì người nào cũng cảm thấy xấu hổ vì chưa làm cho tập thể lớp tiến bộ, để cô giáo phải phê hình, nhắc nhở. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy một nụ cười đã nở rạng rỡ trẽê khuôn mặt hiền từ của cô. Và sau đó, cô đã nhắc nhở chúng tôi một câu mà tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Cô nói: "Như vậy là năm học lớp 5 và cũng là năm năm đã qua trong mái trường tiểu học. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Nốt năm học này, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô chắc và hy vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng và nghe lời các thầy cô giáo nhé! Hãy hứa với cô đi!". Đến lúc này thì cô đã rơm rớm nước mắt, làm cho cả lớp xúc động. Các bạn gái vì sắp phải xa nhau nên khóc nức nở. Mắt mấy bạn đỏ hoe, còn tôi lúc ấy, tôi cố gắng nén cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai tay áo. Cô giáo nói: "Học tập quả là khó khăn nhưng cô tin các hạn học sinh của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!". Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tội vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thía biết bao! Những lời ấy như một chiếc khăn lau hết nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt với bao nhiêu bánh kẹo, hoa quả. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ. Thế là các bạn sôi nổi hẳn lên. Các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được cổ vũ nồng nhiệt. Cuối cùng, chúng tôi ra chụp ảnh kỉ niệm với cô trên sân trường vàng tươi màu nắng. Ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.
Kỉ niệm sâu sắc đối với mái trường tiểu học
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Với tôi thì lần đầu tiên tôi đến với mái trường tiểu học là một kỉ niệm đẹp nhất. Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh. Trong những năm trước, tôi vẫn là một đứa bé quấn quanh chân mẹ. Giờ đây mái trừơng quá đỗi xa lạ với những hàng cây, ghế đá,.. xa xa những bậc phụ huynh cùng bè bạn đang đứng khắp sân.
Năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp một - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các em lớp 1 cũng như anh chị lớp lớn hơn được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn chung xóm. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về hình ảnh người mẹ hiền hiện vẫn còn đang đứng ngoài cổng. Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp một.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ dòđồng phục áo trắng tinh cùng váy xanh, tôi ra dáng là một học sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trường mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường Tiểu học Trần Quang Diệu, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường tiểu học chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ
Tham khảo
Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.
Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.
Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.
Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.
tham khảo:
Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen:” Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em:” Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ:” O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên. Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng:” Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
X
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ:” Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo:” Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc:” Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dàng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con
nguồn:Viết bài văn kể lại 1 kỉ niệm sâu sắc nhất của em với người thân trong gia đình - Ngữ văn Lớp 8 - Bài tập Ngữ văn Lớp 8 - Giải bài tập Ngữ văn Lớp 8 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục
tác giả:Stephen Darwin
Đề 1 :
Mùa hè, là quãng thời gian vô cùng thú vị, vì em sẽ có được kỳ nghỉ dài thay vì đến lớp học mỗi sáng. Em còn nhớ năm lên 5 tuổi, em được về quê ngoại cùng chị. Đó là mùa hè đáng nhớ nhất của em.
Hè đấy, khi chuẩn bị bước vào lớp 1, em và chị gái được mẹ cho về quê ngoại chơi. Quê nội em ở Nghệ An, còn quê ngoại ở Hải Phòng cách nhau tầm 300 km. Nên hầu như mỗi lần về thăm quê ngoại em chỉ được đi với mẹ hoặc bố mà chưa lần nào đi với chị. Nên lần đó em rất háo hức.
Hai chị em được ở chơi quê ngoại tận 1 tháng. Nhà ngoài đẹp lắm với vườn cây trái sum suê. Căn nhà nhỏ của ngoại nằm gọn giữa những lùm cây xanh. Hàng ngày em sẽ cùng ngoại ra vườn hái xoài, hồng xiêm,… được leo trèo đủ thứ.
Mùa hè đó em cũng có thêm nhiều bạn mới. Ban đầu khi em nói giọng Nghệ An các bạn không hiểu lắm. Những dần dà chúng em cũng hiểu được ý của nhau… Tiếng nô đùa của lũ trẻ vang vọng cả khu vườn. Nhà ngoại vì thế cũng vui nhộn hẳn.
Rồi kỳ nghỉ hè cũng hết, hai chị em phải tạm biệt ngoại, tạm biệt những người bạn mới trở về với việc học tập. Ngoại buồn lắm. Em thấy ngoại khóc. Hình ảnh đó cứ in sâu trong trái tim em.
Đề 2 :
Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: "Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu". Ông khẽ nói với em rằng: "Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người". Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
Đề 3 :
Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.
Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.
Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.
Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.
Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui. ”. Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.
Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.
Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.
Đề 4 :
Trong gia đình tôi, bố là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.
Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.
Hôm nào em đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn em. Bố dặn dò em rất kỹ, nào là “đi học hôm nay phải…”, rồi thì “phải nghe lời cô giáo…”, nhưng câu cuối cùng vẫn là “con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào em mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt em làm bản kiểm điểm. Nghiêm khắc với em như vậy nhưng ẩn sâu trong con người của bố là một người bố yêu thương em vô bờ. Nhờ vào kỷ niệm một lần bị ốm mà em biết được điều đó.
Hôm đó em bị sốt cao và mằn mệt mê man, bố là người cuống quýt chạy ngược xuôi mua thuốc rồi gọi bác sĩ về khám bệnh cho em, đêm đến bố còn không ngủ và chỉ thức ngồi ở bên cạnh em để trông em, chốc chốc lại sờ trán xem em đã hạ sốt chưa và cứ như vậy cho tới khi trời sáng.
Nhờ trận ốm hôm đó mà em hiểu ra rằng những lần bố nghiêm khắc với mình cũng chỉ vì muốn em được tốt hơn, ngoan hơn và giỏi hơn. Vì thế mà em vẫn luôn yêu bố em rất nhiều.
Bố em! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với em, bố không giỏi thể hiện tình cảm nhưng trong nhà bố luôn biết khi mình cần cương, cần nhu và dạy các con những điều vô giá trong cuộc sống. Bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua.
Bố em là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố con như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình em. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố được rất nhiều người kính trọng.
Em rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.
cre: mạng
cậu có thẻ tham khảo một số bài viết trên đây, chúc cậu học tốt^^
cần cù thì bù ziêng nâng ko làm mà đòi có ân thì ân đầu gối
Tham khảo
Nếu ai đó hỏi em điều em tự hào nhất trong cuộc đời là gì, em sẽ nói rằng đó chính là có mẹ trong cuộc đời. Mẹ là người em yêu thương nhất cũng là người em suốt đời kính yêu, trân trọng.
Trong cuộc sống, mẹ quan tâm, lo lắng cho em từ những điều nhỏ nhặt, từ bữa cơm, giấc ngủ, học tập và đời sống tình cảm. Quan tâm, che chở, bảo vệ những đứa con dường như đã trở thành bản năng tự nhiên nhất của mẹ. Em còn nhớ mãi một lần đi chợ cùng mẹ.
Hôm đó là một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, mẹ chở em trên chiếc xe đạp cũ lên chợ huyện để mua thức ăn, rau củ và vài đôi gà về nuôi trong vườn. Buổi đi chợ ấy rất vui, em được mẹ dẫn đi thăm thú khắp chợ, cùng mẹ mua những vật dụng cần thiết, cùng mẹ ăn sáng tại một góc chợ nhỏ mà tấp nập.
Trên đường trở về nhà, trời bất chợt đổ cơn mưa rào, vì không mang theo áo mưa mà xung quanh cũng không có hàng quán để mua áo mưa tránh ướt, mẹ đã dùng chiếc túi bóng lấy từ giỏ đồ để em che lên đầu, sau đó mẹ cởi chiếc áo chống nắng mẹ đang mặc khoác lên người em để chặn những giọt nước mưa đang rơi xuống kia. Sau khi đã che chắn cẩn thật cho em, mẹ đạp xe trong cơn mưa để đưa em về nhà. Những giọt mưa rơi trên vai mẹ làm ướt đẫm chiếc áo nâu bạc màu mẹ đang mặc, nhìn thấy hình ảnh ấy em chợt thương mẹ rất nhiều.
Khi về nhà, mẹ cũng không quan tâm đến mình mà vội lấy khăn khô và quần áo cho em thay vì sợ em bị cảm lạnh. Thương mẹ, em đã mang quần áo khô cho mẹ và giúp mẹ cất đồ vừa mua vào tủ để mẹ có thời gian thay đồ.
Mẹ luôn như vậy, yêu thương con cái hơn chính bản thân mình. Em rất hạnh phúc vì có mẹ, điều em tự hào nhất cũng là được làm con của mẹ.
Tham khảo
Có cuộc sống nào mà không có kỉ niệm? Có tuổi thơ nào mà không có những cảm xúc trong trẻo? Cuộc sống của tôi, tuổi thơ của tôi đã thật sự tồn tại theo đúng nghĩa của nó. Những kỉ niệm khó phai và những cảm xúc hồn nhiên bé bỏng. Những điều tuyệt vời đó đối với tôi quý giá đến nỗi khó có thứ gì thay thế được và người đã giúp tôi cảm nhận được điều đó chính là mẹ.
Những kỉ niệm tuổi thơ của hai mẹ con tôi tuy thật đơn giản nhưng đó chính là những thứ mà tôi luôn thấy đẹp nhất trong cuộc sống này. Cũng như mẹ là người mà tôi luôn yêu nhất trong lòng và có lẽ sẽ chẳng bao giờ thay đổi.
Cuộc sống của tôi từ trước giờ được chăm chút rất kỹ lưỡng. Mọi người trong gia đình đều quan tâm theo cách cung cấp mọi thứ vật chất đầy đủ có thể. Mẹ thì khác, mẹ quan tâm bằng những thứ vô hình nhưng quý giá hơn những vật chất tôi có gấp ngàn lần. Mẹ cũng không ép buộc tôi phải làm những điều tôi không thích. Mẹ dạy tôi cách làm người từ lúc tôi con bé, đúng theo câu nói của ông bà xưa “ Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Từ đó đến nay, tôi đã học được rất nhiều điều từ mẹ. Ngoài kiến thức giáo khoa là việc chăm sóc, yêu quý chính bản thân mình một cách đúng đắn; trân trọng những thứ mà mình đang có; đối nhân xử thế ở đời sao cho phải… Từng điều, từng điều một đều nhẹ nhàng đi vào tâm trí của tôi và in sâu trong ấy bằng cách dạy đặc biệt của mẹ. Xen kẽ vào từng điều mẹ dạy là những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo mà mẹ mang đến cho tôi như muốn tô thêm nhiều màu sắc cho nhịp sống nhàm chán này. Từng kỉ niệm của hai mẹ con tôi rất mộc mạc đơn giản có nhiều khi nó rất nhỏ bé như hạt cát nhưng đó chính là những thứ mà lòng tôi cất giữ cẩn thận nhất.
Những năm học tiểu học, mình có rất nhiều bạn thân. Nhưnng mình quý nhất bạn Phương Thảo. Mình nhớ mãi câu chuyện chỉ vì Phương Thảo không cho mình mượn bộ đồ dùng học tập mà suýt nữa chúng mình giận nhau.
Chuyện là thế này. Năm học lớp 3, vào đầu năm học, cô giáo kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của lớp. Phương Thảo thuộc tổ 1 đã kiểm tra tuần trước, tuần sau đến lượt tổ 3 của mình. Vì chủ nhật mình về quê chơi nên sáng thứ hai bố mẹ đưa thẳng đến lớp cho kịp giờ học nên không kịp ghé qua nhà lấy bộ đồ dung học tập. Đến lúc kiểm tra mình cầu cứu Phương Thảo cho mượn nhưng bạn không cho thế là mình bị cô phê bình, mình xấu hổ quá vì nghĩ không chơi với Phương Thảo nữa – kẻ xấu xa, đáng ghét. Mấy ngày thấy mình xa lánh không chơi, Phương Thảo nhận thấy mình giận nên nhân dịp ra chơi mon men đến hỏi chuyện.
– Thu Hằng giận mình à, Phương Thảo hỏi.
– Ừ. Sao không cho người ta mượn đồ, muốn người ta bị phê bình chứ gì?
– Không. Bạn không hiểu mình rồi. Cô giáo luôn nhắc nhở chúng ta phải trung thực. Nếu mình cho bạn mượn, có thể cô không biết bạn có lỗi nhưng thực ra cả bạn và mình lại đều có lỗi đó là thói dối trá. Bố mẹ mình luôn nhắc nhở mình muốn trở thành người tốt trước hết phải là người trung thực. Phương Thảo nói một hồi, mình đứng nghe thấy có lí nhưng vẫn tỏ ra chưa hài long.
Cuối tuần bố mình hỏi có điểm gì kém không? Mình thú nhận và kể chuyện mâu thuẫn giữa mình và Phương Thảo. Bố mình nghe xong vuốt tóc mình và nói: Bạn Phương Thảo nói đúng đấy con ạ. Trung thực là đức tính tốt là điều hay thứ 5 của Bác Hồ với các thiếu nhi các con. Ngay cổng trường con cũng có khẩu hiệu “Tiên học Lễ – hậu học văn” đấy thôi. Nghe bố nói xong mình thấy đã sai. Sáng hôm sau, mình đến lớp thật sớm, chạy vội đến gặp xin lỗi Phương Thảo.
Vậy mà đến nay đã ba năm rồi đấy, nay chúng mình đã lên lớp 6. Kể từ sự cố đó mình và Phương Thảo càng hiểu và thân nhau hơn. Chúng mình luôn nhắc nhau luôn thi đua giành nhiều điểm tốt trong học tập.
"Mày có bạn thân không?
Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn.
Chúng tôi quen nhau từ những ngày tiểu học, chính xác là từ năm lớp 4. Ngày đó, tôi vốn cực kỳ nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn học trong lớp. Rồi một ngày, cậu ấy tới, chủ động bắt chuyện với tôi. “Cậu có con gấu bông xinh thế!”, cậu ấy nói như vậy về con gấu của tôi, mặc dù các bạn cùng lớp chê nó kỳ quái, chỉ vì nó không giống những con gấu bông thông thường khác. Câu nói đó đã bắt đầu cho một tình bạn đẹp, cho những kỷ niệm không thể nào quên giữa hai người bạn.
Ban đầu chỉ là chơi chung gấu bông, nhưng rồi đến đọc truyện cũng đọc chung, hay cùng chơi, cùng vẽ tranh… Tôi dần mở lòng hơn, làm quen với những người bạn mà cậu ấy giới thiệu cho tôi. Và rồi tôi nhận ra, chúng tôi đã thành tri kỷ lúc nào chẳng hay.
Tôi đã rất buồn vào ngày cuối cùng của năm lớp 5, ngày mà tôi cứ nghĩ rằng sẽ không còn học chung với cô bạn thân của mình nữa. Nhưng cuối cùng thì lên cấp hai, hai đứa vẫn học chung với nhau, thân với nhau còn hơn cả trước kia nữa. Cùng yêu thích truyện tranh, cùng sáng tác truyện tranh về cuộc sống mơ ước của hai đứa. Cho tới bây giờ, tôi mới thực sự để ý đến dung mạo của nó. Tóc đen dài, mắt to, lúc nào cũng cười thật tươi. Da hơi ngăm ngăm, cao hơn trung bình các cô bạn học khác. Có thể đám con trai trong lớp gọi nó là hung dữ, bà chằn, còn tôi chỉ thấy một cô gái mạnh mẽ và cá tính. Ngày tháng cứ êm đềm trôi qua. Tâm sự vào giờ nghỉ trưa về những rung động đầu đời, những khúc mắc gia đình. Hai đứa gắn với nhau như hình với bóng vậy.
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là sinh nhật năm lớp 7. Vốn có ít bạn bè nên tôi không tổ chức sinh nhật, chỉ rủ một vài người bạn thân tới chơi. Vậy mà, nó đã gọi thêm rất nhiều bạn cùng lớp khác, tới “đập phá” tại sinh nhật tôi thành một bữa ra trò. Từ bé tới giờ, chưa bao giờ có một bữa tiệc sinh nhật nào của tôi có nhiều bạn bè tới như vậy. Vui mừng, bất ngờ, hạnh phúc, những cảm xúc hòa lẫn vào với nhau, tạo thành một kỷ niệm vui cho tôi.
Lớp 8, nó trở thành một vị gia sư, bổ túc thêm các môn Toán và Anh cho tôi. Ngược lại, tôi giúp nó trong các môn Sử, Địa, Sinh. Một “đôi bạn cùng tiến” ăn ý. Nó càng ngày càng cao, ăn khỏe hơn, đánh tôi đau hơn, chạy nhanh hơn. Một bữa ăn năm bát cơm, ăn nhiều thịt nhưng không ăn rau nên bị thiếu chất xơ trầm trọng. Tôi phải làm một chế độ dinh dưỡng mới, bắt nó phải tuân thủ.
Những tài năng của nó ngày càng được thể hiện rõ ràng. Vốn nổi tiếng viết chữ rất đẹp, từng đoạt giải năm lớp 5 nên nó được giao nhiệm vụ viết sổ, viết đề mục cho các cô. Vẽ đẹp hơn, bộ truyện tranh mà hai đứa cùng thực hiện năm lớp 6 lại tiếp tục dày hơn rồi. Luôn nhắc nhở tôi khắc phục những khuyết điểm của bản thân, “viết nhanh lên mày!”, “đứng thẳng cái lưng lên!”. Những lời nói này, dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học sinh của tôi.
“Mày ơi, tao mệt quá”.
Năm lớp 9, sức khỏe của nó đột ngột suy giảm. Sau một trận sốt xuất huyết, tỷ lệ hồng cầu trong máu của nó giảm tới mức nguy hiểm và không thể hồi phục. Nghỉ học hai tuần liền bặt vô âm tín. Rồi nó đi học trở lại, sụt năm cân. Từ đó, nó chỉ ngồi im vào mỗi giờ ra chơi, không chơi bóng, không đuổi bắt với tôi, không đi ăn trưa cùng nhau nữa. Vẫn vui tính, hay cười, hay trêu đùa như trước, nhưng bây giờ lại đi kèm với một sự đau đớn, mệt mỏi ẩn sâu trong đôi mắt đen láy đó. Rồi tần suất những ngày nghỉ học tăng lên, kéo dài hơn. Chỉ có thể gặp nhau vào những ngày ôn thi học sinh giỏi, nên sự tiều tụy của nó càng trở nên rõ nét hơn sau mỗi lần gặp.
Cô gái mà tôi biết khi xưa, mỗi bữa ăn năm bát cơm, mà bây giờ hai má hóp lại, tay chân teo tóp, không còn lực. Đôi mắt vô hồn, tràn đầy sự mệt mỏi đau đớn. Ngay cả việc đi lại bây giờ với nó cũng khó khăn, phải có người dìu đi, không tự đạp xe đến trường như vẫn làm bao lâu nay. Nó rất yêu thích môn Tiếng Anh, và thực sự rất mong chờ tới kỳ thi học sinh giỏi để thể hiện khả năng của mình. Nhưng cơn bệnh đó đã ngăn cản ước mơ của nó được thực hiện. Tôi đi thi, đoạt giải và bước tiếp tới vòng thành phố. Còn ước mơ của nó, đành dừng lại ở đây, vì cơn bạo bệnh ấy.
Sau kỳ thi ấy, nó nghỉ học liền một tháng. Và ở lớp rộ lên những tin đồn. “Mày ơi, con Khánh bị làm sao thế?”, “Nó bị bệnh gì liên quan đến sức đề kháng ấy”, “Dạo này nó yếu lắm”, “Nó nghỉ học được cả tháng rồi ấy nhỉ?”. Lần đầu tiên, cả tập thể lớp 9A1 chúng tôi thật lòng quan tâm tới một người, lo lắng cho một người. Thay phiên nhau chép vở trên lớp, ghé thăm nó để giảng bài cho nó, chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ sắp tới. Những ngày cuối cùng nó tới lớp, mọi người đều động viên, cố gắng hết sức để giúp đỡ nó. Chỉ bài, giảng bài, pha nước, giúp nó ăn sáng, chỉ nó cách làm bài thi… Tạo điều kiện kết sức có thể đưa nó qua kỳ thi này, một bước tới gần hơn với kỳ thi cấp ba - kỳ thi quan trọng mà chúng tôi sắp phải đối mặt.
Một ngày cuối tháng 12 năm 2016, tôi và một người bạn tới thăm nó tại nhà riêng. Nó nằm đó, trên cái giường mà chúng tôi hay ngồi chơi với nhau khi xưa, đang ngủ. Có lẽ là một giấc ngủ yên bình, vì nó không còn phải đối mặt với đau đớn, với những cơn co giật, nhức khớp luôn thường trực. Tôi ngồi chờ cho tới khi nó thức dậy. Ban đầu là cau có, tức giận và mệt mỏi, nhưng có lẽ, trong giây phút ấy, nó nhận ra đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi được gặp nhau, nên đã ngồi dậy, để chúng tôi có thể cùng ngồi nói chuyện.
Chúng tôi kể về những chuyện thú vị trên lớp, những câu chuyện hài hước. Nó cười, nụ cười tươi rói mà tôi vẫn luôn chờ mong bấy lâu nay, cùng với ước mơ nó được khỏe lại, có thể cùng tới trường với tôi như trước. Cùng học, cùng vẽ, cùng đọc truyện, sẻ chia những tâm sự… Đó là mong ước thiết tha nhất của tôi trong giây phút ấy.
Rồi nó bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về những ngày ở bệnh viện. Thời gian nó ở bệnh viện thậm chí còn nhiều hơn ở nhà mình. Liên tục phải trải qua những xét nghiệm, sinh thiết, chọc tủy… Những cơn đau nhức khắp người, ngay cả việc ăn uống cũng khó khăn, liên tục hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái kiên cường ấy. Có những lúc, tưởng chừng như bạo bệnh đã đánh gục nó, nhưng chiến binh ấy vẫn đứng vững, vẫn vươn lên như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời.
Mái tóc đen bết lại vì không thể tắm gội thường xuyên, tóc cũng thưa dần, để lộ ra những mảng da đầu trắng bệch. Nước da vàng bủng, trên người chi chít những vết tím bầm do chọc kim hay bị tụ máu. Tay chân teo lại, việc cử động cũng trở nên yếu ớt. Trước kia, bữa nào nó cũng ăn năm bát cơm, vậy mà vẫn than đói suốt ngày. Còn bây giờ, ngay cả việc húp vài thìa cháo cũng trở nên khó khăn. Kể từ ngày bị ốm cách đây bốn tháng, nó đã sụt hơn 10 cân. Hôm đó, lúc chuẩn bị về, nó đã nói với tôi một câu: “Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu”.
Đêm hôm ấy, tôi không ngủ được. Không ngừng nghĩ về câu nói ấy. Cho tới lúc ấy, tôi vẫn không biết được tình trạng bệnh tình thật của nó. Chỉ biết là nó đang bệnh rất nặng. Mặc dù ngoài miệng luôn động viên nó, nhắc nó rằng phải có niềm tin, nhưng chính niềm hy vọng lớn nhất, vững chãi nhất trong lòng tôi lúc này lại đang dao động. Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến viễn cảnh một ngày, tôi không còn được nhìn thấy nó, cái ngày mà nó rời xa tôi mãi mãi. Một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng, và mong ước phép màu xảy ra chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc ấy.
Sau buổi gặp gỡ cuối cùng ấy, tôi phải đối mặt với nhiều áp lực. Đối mặt với kỳ thi cấp thành phố. Áp lực học trên trường tăng lên. Nhưng tôi không ngừng nghĩ tới nó, với khát vọng cháy bỏng về một điều kỳ diệu sẽ xảy ra, ngày mà nó sẽ khỏe lại, sẽ lại tới trường. Nhưng phép màu đã không xảy ra. Mồng 3 Tết Đinh Dậu (tức ngày 30/1/2017), nó đã ra đi, bỏ lại gia đình, bạn bè và tôi, để đi tới một nơi khác, không có đau đớn, mệt mỏi.
Hai ngày sau, tôi về Hà Nội. Việc làm đầu tiên là tới nhà nó. Để chia buồn với gia đình nó, những người yêu thương tôi như con ruột. Tôi đã rất bình tĩnh và nghĩ rằng mọi chuyện sẽ đơn giản thôi. Nhưng khi tới trước cửa nhà nó, những kỷ niệm tràn về, như một thước phim quay chậm chạy trong ký ức. Tôi đã dặn lòng mình rằng không được khóc, phải làm điểm tựa cho cha mẹ nó, nhất là trong những giây phút đau lòng này. Nhưng, khi nhìn thấy mẹ nó, mở cửa cho tôi, nhìn thấy vị trí của cái giường nơi nó thường nằm trước kia đã được thay thế bằng một cái bàn thờ mới dựng, bát hương vẫn còn nghi ngút khói, nước mắt đã tuôn rơi không ngừng. Bức ảnh nhỏ trên bàn thờ cũng không phải là một tấm ảnh thẻ tử tế, là bức ảnh chụp vào một ngày nó khỏe mạnh, đang cười. Bầu không khí ấy, như bóp nghẹt trái tim tôi vậy. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng.
Trong tiếng nấc nghẹn, mẹ nó kể cho tôi về căn bệnh thực sự của nó. Là ung thư máu. Một căn bệnh di căn rất nhanh và có những dấu hiệu giống như cảm cúm thông thường. Lúc phát hiện ra căn bệnh này đã là giữa tháng 11 năm 2016, tức là chỉ ba tháng trước khi nó ra đi. Buổi chiều hôm trước đó, nó có dấu hiệu phát bệnh. Đau đớn, quằn quại, vùng vẫy, gào thét hàng tiếng liền, trước khi lịm đi. Tỉnh dậy một chút vào ban đêm, để nhìn mặt những người thân yêu lần cuối trước khi chìm vào giấc ngủ, mãi mãi. Lúc đó là 0 giờ 15 phút sáng. Bố nó động viên tôi và trước khi ra về, dặn rằng, “Con đừng buồn quá, phải tiếp tục cố gắng, cố gắng thay cả phần của bạn nữa”.
Chưa có một đám tang nào mà tôi khóc nhiều như vậy. Dặn lòng rằng không được khóc, phải mạnh mẽ lên, khóc là nó không siêu thoát được đâu, nhưng một lần nữa, nước mắt lại trào ra, trước linh cữu nó. Cả tập thể lớp, những người bạn đã gắn bó với nhau nhiều năm, cũng có mặt đông đủ. Những tiếng thút thít vang lên không ngừng, và lần đầu tiên, tôi nhìn thấy những chàng trai rơi lệ nhiều đến vậy. Khoảnh khắc linh cữu nó được đưa vào lò hỏa thiêu, là lúc những tiếng khóc vang lên to nhất. Có thể lúc còn sống, nó không nói chuyện với những người bạn khác, nhưng một khi đã ra đi, dù còn thù hằn gì trong lòng, những lời trân trọng, cao quý nhất đều dành cho nó. Vì chúng ta là một gia đình. Dù nước mắt rồi sẽ ngừng rơi, nhưng nỗi nhớ trong lòng sẽ không bao giờ nguôi ngoai.
Sau đó, tôi bị khủng khoảng một thời gian. Thành tích học tập có sự sa sút, kết quả thi học sinh giỏi thành phố cũng không được như mong muốn. Nhưng câu nói của bố nó như một lời nhắc nhở tôi phải nỗ lực, bởi mình đang cõng trên vai cả phần của nó. Cắm đầu vào học, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, cho ước mơ của cả tao với mày.
Bọn tôi tới thăm nó vào lễ 100 ngày. Bàn thờ đã dời lên tầng ba, cái giường đã đặt vào chỗ cũ, như xưa. Cảm giác buồn bã, hụt hẫng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó, bây giờ có thêm mục tiêu, thêm quyết tâm để mà hướng tới. Là tiếp tục bước đi trên con đường đời, dù không có mày sánh bước bên cạnh. Là đi tiếp cả phần của mày, bởi tao biết rằng mày luôn đồng hành với bọn tao, theo một cách nào đó. Hôm đó, một đại diện của lớp được đề nghị đứng lên, để thay mặt lớp, bày tỏ cảm nghĩ. Tôi đã từ chối không đảm nhiệm vai trò ấy. Thương nhớ chỉ để ở trong lòng là đủ, bởi không lời nào có thể diễn tả được nó.
Tôi đã vượt qua được kỳ thi ấy. Ngay hôm tôi thi xong môn cuối, tôi đã tới mộ thăm nó, không nói gì cả. Chỉ lặng lẽ ngồi, tựa lưng vào tấm bia mộ. Từ xưa tới nay, tôi vốn đã kém khoản ăn nói, ngay cả trong những giây phút quan trọng như thế này. Những lời muốn nói như một mớ tơ vò, muốn thốt ra nhưng lại mắc lại trong họng. Và lại tiếp tục kéo dài sự im lặng. Những tia nắng vàng lọt qua kẽ lá của cây xà cừ cổ thụ, rủ bóng xuống ngôi mộ nhỏ. Những giọt nắng ấy chứ dập dờn, nhảy nhót như đàn bướm ánh sáng, lượn quanh những ngôi mộ đá, như một điềm báo từ thế giới bên kia. Hãy luôn ủng hộ tao nhé, trên con đường đầy chông gai này, để tao có một điểm tựa vững chắc, vươn tới tương lai.
Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn.
Mất đi một người bạn thân thiết là rất đau đớn, nhưng mong rằng, cuộc sống của nó sẽ tốt đẹp hơn nơi miền cực lạc. Nó để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp, một tuổi thơ hạnh phúc, những ký ức không thể nào quên. Nó cũng đã để lại cho tôi một bài học về nghị lực sống, về sự kiên cường chống chọi trước cơn bạo bệnh. Những bài học đáng giá sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Vĩnh biệt, tao hứa sẽ không quên mày, bạn thân".
tham khảo
1. Bài viết
Nhà em có con gà trống Mèo con và cún con Gà trống gáy Ò ó o Mèo con luôn rình bắt chuột… Lời bài hát thiếu nhi vui tươi, sinh động này liệu có làm bạn nhớ tới những con vật nuôi mà bạn đã từng chăm sóc không? Chúng thất sự là những người bạn vui vẻ đấy. Đối với tôi, tôi vẫn luôn nhớ mãi một kỉ niệm sâu sắc với con Miu mà nhà tôi đang nuôi bây giờ. Cho đến bây giờ, tôi kông sao quên được cái ngày mà bố tôi đem nó về nhà. Nó – một con mèo có bộ lông trắng tinh có những đốm vàng trông thật ngộ nghĩnh. Đôi mắt nó màu xanh trong veo trông dễ thương đến lạ. Nhà tôi đặt tên cho nó là Miu. Con Miu chỉ sinh được mấy ngày thì mất mẹ nên nó suy dinh dưỡng vào loại nặng. Hồi mới bắt về, nó bé xíu và còm cõi lắm. Nhưng tất cả mọi người đều thấy nó có vẻ đáng yêu làm sao, nhưng với riêng tôi thì không! Vì sao vậy, tôi cũng không biết nữa. Tiếng kêu của nó vào ban đêm nghe sao mà giống tiếng em bé khóc thế không biết. Những đêm đầu tiên, tôi không tài nào chợp mắt được. Mỗi lần nghe nó kêu là tôi lại rùng mình, sợ lắm. Đêm nào nó cũng kêu làm tôi ghét nó đến kinh khủng. Nhưng cả nhà ai cũng thích nó… Chị tôi ẵm nó suốt ngày. Ngày nào đi chợ, mẽ cũng mua cá về cho nó. Tôi còn nhớ tôi đã nói với mẹ là mua đôi vớ mới cho tôi, vậy mà cá cho nó thì có còn vớ cho tôi mẹ lại quên. Lúc đó, tôi thật là buồn. Tôi cảm thấy mình thật cô đơn từ khi có con mèo này. Tình thương của mọi người dành cho tôi dường như cũng bị san sẻ đi một nửa cho nó. Ôi, tôi thật ganh tị với nó. Mấy người hàng xóm qua chơi vẫn khen ngợi nó luôn. Chỉ trong vòng vài tuần, con Miu đã tròn hẳn lên. lông nó vàng vàng, càng mịn hơn… “Hình như nó đã chiếm được cảm tình của mọi người thì phải.” Tôi thấm nghĩ như vậy mà lòng cảm thấy buồn buồn Tối nào ngồi vào bàn học, tôi cũng thấy nó cuộn mình nằm ngay dưới ghế tôi. Cái đầu của nó cạ cạ vào chân tôi như làm quen. Tôi mặc kệ nó. Cái mõm ướt ướt của nó chạm vào da tôi. Cái cảm giác thật khó chịu. Tôi lấy chân đạp nó ra xa. Nhưng chỉ một lát sau, mọi chuyện lại đâu vào đấy, nó lại lầm lũi, lặng lẽ nằm ngay bên chân tôi. Tối nào cũng vậy, chỉ khi nào tôi lên giường ngủ và tắt đèn thì nó mới chịu về chỗ của mình. Tôi cũng không thèm đuổi nó nữa> Khôn gbiết tự bao giờ tôi đã quen với sự có mặt của con Miu. Không có nó, tôi lại kêu “meo, meo…Miu đâu, Miu đâu…”khắp nhà để tìm. Dần dần, nó đã chiếm được cảm tình của tôi. Được vui đùa cùng nó là một cách thư giãn của tôi sau khi học xong. Càng lớn, con Miu càng nhanh nhẹn. Nó bắt chuột thiện nghệ đến mức thỉnh thoảng các bác hàng xóm phải sang mượn nó vền để trị mấy con chuột phá phách. Miu thật là một thành viên tích cực không chỉ của nhà tôi mà còn của cả xóm. Có một lần, do đểnh đoảng trong lúc dọn dẹp, tôi đã sơ ý làm bể chiếc bình hoa mà mẹ thích nhất. LÒng tôi đang nơm nớp lo sợ mẹ la. trong lúc thu dọn những mảnh vụn thủy tinh, tôi bỗng nghĩ: - Sao mình không đổ tội cho con Miu nhỉ? Thế là ý nghĩ đó đã được thực hiện ngay khi mẹ tôi về, tôi đổ tội hết cho con Miu. Tội nghiệp con Miu, nó bị ăn ba cây roi thay tôi. Nó kêu lên “méo méo” thật đau đớn. Tôi nghĩ tối hôm đó nó sẽ không vào phòng tôi nữa. Nhưng nó không những không giận tôi mà vẫn đùa nghịch cùng tôi. Lúc đó, tôi cảm giác mình thật ích kỉ và tự nhiên tôi thương nó vô cùng. Nó ngây thơ và vô tội, đầy lòng vị tha, còn tôi sao mà ích kỉ thế. Miu ơi, tha lỗi cho chị nhé. Tuy rằng, Miu không phải là con mèo hoàn hảo nhưng cả nhà tôi vẫn rất thương nó. Bây giờ, Miu đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình. Tôi và nó đã trở thành bạn thân. Tôi đã học được nhiều điều bổ ích từ nó.
Ngày đầu tiên đi học ở lớp mẫu giáo, em đã khóc rất nhiều và nhất định không chịu học. Cô và mẹ phải dỗ mãi em mới ngồi yên. Đến giữa buổi, có thể hòa nhập được thì mẹ mới đi về, nhìn ra không thấy mẹ đâu, em đã bỏ lớp và chạy một mạch về nhà. Mẹ nhìn em hốt hoảng, lại vội vàng dẫn em đến lớp và ngồi ở cổng đợi em cho tới hết buổi học. Đã 7 năm trôi qua, em vẫn nhớ như in khoảnh khắc ấy và thấy thương mẹ vô cùng.