Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trần Hưng Đạo: + 3 lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông- Nguyên
+ Đc nd tôn lak Đức Thánh Trần
+ Là người vt áng văn bất hủ Hịch Tướng Sĩ
- Lý Thường Kiệt: + Đánh đuổi quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077
+ Nổi tiếng vs chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
+ Đc coi là tg của bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà
- Lý Công Uẩn: Ban chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010 để chuyển rời kinh đo nc Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) ra thành Đại La ( HN )
- An Dương Vương : + Lập lên và cai trị đất nc Âu Lạc có nhiều phát triển đáng kể
+ Xây dựng thành Cổ Loa
+ Đã từng đánh bại quân Triệu Đà ( nhưng sau đó năm 179 do chủ quan nên đất nc rơi vào tay Nam Việt )
Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy nhà, trái, phải, giữa trước
Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ Trác, Bác Hồ
Những từ nào sau đây dùng để miêu tả khuôn mặt :
thanh tú, phúc hậu
nhân tài, thanh danh
nhân hậu, thanh bình
hùng hậu thanh âm
Theo Phả họ Ngô, Ngô Quyền sinh ngày 12/3 năm Đinh Tỵ (897), mất năm 944, một số tài liệu khác ghi ông sinh năm Mậu Ngọ 898. Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, người ấp Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).
Ngô Quyền sinh ra trong dòng họ hào trưởng có thế lực. Cha ông là Ngô Mân, từng làm chức Châu mục Đường Lâm, rất được người dân mến phục.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 5) mô tả: "Ngô Quyền có dung mạo khác thường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được một phương. Bởi thế, Ngô Mân mới đặt tên con là Quyền. Khi lớn lên, Ngô Quyền có tướng mạo khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có thể nâng được vạc”.
Lúc trưởng thành, Ngô Quyền tinh thông võ nghệ, có chí lớn. Ông tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La rồi theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, giải phóng thành Đại La năm 931.
Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng là Tiết độ sứ, đóng tại thành Đại La. Ông phong cho Đinh Công Trứ (cha Đinh Bộ Lĩnh) chức thứ sử Hoan Châu, gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao coi giữ Ái châu.
Năm 937, một nha tướng là Kiều Công Tiễn phản chủ, giết Dương Đình Nghệ để cướp quyền. Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực phản đối kịch liệt.
Dù căm thù kẻ phản chủ giết hại cha vợ mình, Ngô Quyền vẫn kìm nén lòng, tiếp tục củng cố lực lượng và tạo dựng thời cơ trả thù. Lo sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại là cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta.
Sau đó, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu ra Đại La tiêu diệt.
Ý nghĩa :
“ | Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: "Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu" vậy chăng? | ” |
— Ngô Sĩ Liên[1] |
“ | Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đến, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được. | ” |
— Ngô Sĩ Liên [1] |
“ | Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy. | ” |
— Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng Kim |
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:
“ | Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu | ” |
— Việt sử tiêu án - Ngô Thì Sĩ |
Còn theo vua Dực Tông nhà Nguyễn
“ | Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm! nguyên nhân : - vì muốn mở rộng bờ cõi xuống phía nam nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta Công lao của Ngô Quyền đối với đất nước ta: - Đánh tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán - Kết thúc hơn 1000 Bắc thuộc - Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập -Giành lại quyền độc lập cho nước nhà - Nếu cao tinh thần đấu tranh bất khuất, quật cường của nhân dân ta ~ Chúc bạn học tốt! ~ |
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui.Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa
Ý nghĩa : + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Trường Yên hay Hoa Lư là tên gọi để chỉ khu vực có kinh đô của hai triều đình: Đại Đinh (968-979) và Tiền Lê (980-1009) nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu di tích nằm cách Hà Nội gần 100km về phía Nam, tại đây còn có hai ngôi đền lớn thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành cùng nhiều kiến trúc, di vật văn hóa thuộc về hai triều đại đó. Trước đây, các triều đại phong kiến Việt Nam, hàng năm có tổ chức đại lễ tại hai ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Nhân dân trong vùng mở hội Xuân tại khu vực từ ngày 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch. Hội tổ chức nhiều trò vui như: thổi cơm thi, leo núi viếng cảnh, thi bơi chải... Nhưng truyền thống và hấp dẫn nhất là diễn lại tích "Cờ lau tập trận" và vì vậy hội Trường Yên trước đây được gọi là hội Cờ Lau.
Truyền thuyết kể lại rằng, Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở làng Đại Hoàng, tên cũ là sách Đào Uúc. Từ nhỏ, cậu bé đã phải đi ở chăn trân cho ông chú ruột là Đinh Thúc Dự ở làng Uy Viễn - nay thuộc xã Gia Hưng, huyện Hoàng Long tức là sách Bông thuở xa xưa. Ngay trong những ngày chăn trâu này, Đinh Bộ Lĩnh tụ tập trẻ mục đồng bẻ bông lau làm cờ tập trận. Cậu bé nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của chúng bạn. Khi được bạn bè tôn làm "chủ tướng", cậu liền tổ chức một lễ khao quân mà vật hiến lễ chính là con trâu của ông Thúc Dự do Đinh Bộ Lĩnh chăn dắt hàng ngày. Cuộc lễ khá long trọng, độc đáo và cậu bé đã dựng nên được một "triều đình" ngay tại khu vực có hang Cát Đùn, mô phỏng theo triều đình của Ngô Quyền ở Cổ Loa, cũng áo mão và cờ xí toàn bằng... bông lau và cây cỏ hoa rừng.
Câu chuyện giết trâu bị lộ. Ông chú tức giận vác đao đuổi đánh Đinh Bộ Lĩnh, cậu bé đành phải tìm vào núi Trường Yên trốn tránh, nhưng bị dòng sông chắn ngang, không qua sông được, cậu bé bèn gọi anh Rồng, là người chèo đò ngay bến ấy. Anh chèo đò không ra, kịp lúc Thúc Dự đuổi đến, cậu bé hoảng sợ, nhưng đúng lúc sóng cuộn dâng, một con rồng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh sang sông. Thấy vậy, Thúc Dự kinh hoàng, cắm dao xuống, lạy như tế sao. Con sông ngày ấy sau được gọi là sông Hoàng Long.
Hội Cờ Lau Trường Yên hàng năm tổ chức theo sự tích cờ lau tập trận như nêu trên. Tham gia cuộc rước trong hội cờ lau gồm toàn những em trai từ 14 đến 16 tuổi, mạnh khỏe, trong đó chọn một em đóng làm Đinh Bộ Lĩnh. Tất cả ăn mặc như mục đồng: đầu chít khăn đỏ, ngang lưng thắt lụa xanh, chân quấn xà cạp nâu, tay cầm cờ lau. Thoạt đầu, tất cả tập trung tại Trường Yên, rước Đinh Bộ Lĩnh bằng kiệu tay qua sông Hoàng Long đến làng Uy Viễn. Hội tại làng Uy Viễn khá nhộn nhịp. Theo nhịp trống và điệu cờ, đoàn quân cờ lau múa quanh kiệu của Đinh Bộ Lĩnh, những động tác đội ngũ dân quân tập trận, khi tiến, khi lui, khi sang ngang, khi dừng lại...
Tương truyền: đây đều là những động tác mà Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy đạo quân cờ lau thuở ấy. Sau một buổi sáng ở làng Uy Viễn, cuộc rước đưa Đinh Bộ Lĩnh trở về Trường Yên. Tại đây trình diễn những trò chơi truyền thống của hội. Cuộc diễn cờ lau tập trận trong hội Trường Yên, mấy năm gần đây được cấu trúc lại khác hơn, chừng 100 em trai chia làm hai phe, Đinh Bộ Lĩnh mặc hoàng bào (áo vua), có 3 con trâu đan bằng tre, dán giấy màu, to bằng trâu thật... trình diễn lại với nhiều chi tiết trong truyền thuyết.
Một trong những đặc điểm tiến bộ của hội lễ là không có lễ bái và các hoạt động mê tín khác. Các trò vui văn hóa của hội có trò thổi cơm thi. Cơm được thổi bằng thân cây lau; người dự thi được cấp cho nồi gạo, nhưng phải tìm thấy cây lau tươi làm củi, không được dùng hoa lau khô để mồi lửa mà tiện thân lau thành từng khẩu như khẩu mía, nhai lấy bã thổi cơm.
Ngoài hai ngôi đền lịch sử thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành được giới thiệu kỹ lưỡng, du khách còn được hướng dẫn thăm nhiều di tích có giá trị như: chùa Nhất Trụ - ngôi chùa tạo dựng từ triều đại Đinh, nơi còn lưu giữ lại cột Kinh Phật khắc bằng chữ Phạn (chữ nhà Phật); dấu vết kinh thành Hoa Lư có bóng dáng của hai vòng thành, các cửa thành với những địa danh quen thuộc như: cầu Dền, cầu Muống, cầu Đông... như ở Thăng Long và khu lăng Đinh Tiên Hoàng, lăng Lê Đại Hành.
Ghi lại công lao lớn nhất của mỗi danh nhân đối với đất nước vào bảng sau:
Chúc bạn học tốt nha!
Đinh Bộ Lĩnh : Dẹp loạn 12 xứ quân
Quang Trung : Đại phá quân Thanh, thống nhất đất nước