Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình có vài câu, bạn tham khảo nhé :
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!
-Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
-Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
Tìm thành ngữ , tục ngữ nói lên:
- Công việc vất vả của bác nông dân:
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
- Tình cảm của bác dành cho cha mẹ và con cái:
Bạn ơi,bác nào thế bn?
- Khẳng định phải lao động thì mới được hưởng thụ:
“Có làm thì mới có ăn.
Không dưng ai dễ mang phần đến cho”
- Người đi sau thường ứng xử theo cách của người đi trước: Cha nào con nấy.
Chúng em rất cảm động khi được nghe cô giáo kể chuyện về những người nông dân canh một chưa nằm canh năm đã dậy vất vả và chăm chỉ.
Đã có dịp em nhìn thấy đôi bàn tay bàn chân của người thân với sự gần góc gầy gò hay sự nứt nẻ cái sản điều đó làm em ghi đến sự vất vả già nua của người thân em . Và người ấy sống mãi trong lòng em đó là ông nội em . Ông đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng đi lại còn rất nhanh nhẹn . Vóc người dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ âu phục màu xanh lam khi đi đây đi đó. Mái tóc ông đã gần bạc hết, lúc nào cũng cắt cao và chải vuốt rất gọn gàng. Đôi mắt ông không còn tinh anh như trước nữa nhưng ông thích đọc báo, xem tivi. Những lúc ấy ông phải mang kính, chăm chú một cách tỉ mỉ. Răng của ông đã rụng đi mấy chiếc nên cái miệng móm mém. Đôi bàn tay ông toàn xương xương và chai sần vì đã lao động quá nhiều nhưng ông làm đâu ra đấy!
Những ngày thơ ấu, em được sống tronhg tình thương bao la của ông, được che chở, được dắt dìu. Ông luôn quan tâm đến cía ăn cái mặc, việc học hành của em. Bữa ăn, ông thường bỏ thức ăn cho em. Ông vui khi em chóng lớn, học hành tiến bộ. Ông luôn lo lắng cho tất cả mọi người trong gia đình, nhắc nhở công việc làm ăn của bố mẹ em. Ông là chỗ tựa tinh thần cho cả nhà Nhớ có ông mà mỗi thành viên trong gia đình đều vững bước đi lên. Chẳng những ông quan tâm đến gia đình mà còn quan tâm đền tình làng nghĩa xóm. Ông hay giúp đỡ người nghèo khó, người không may mắn trong cuộc sống. Ông thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục cả nhà. Bởi vậy nên mọi người lúc nào cũng yêu quý ông.
Tấm lòng nhân ái của ông là ngọc đuốc soi sáng tâm hồn. Ông đã truyền thêm sức mạnh cho em vững bước đi lên trên con đường học tập. Gia đình em luôn tôn kính, làm theo những gì ông mong muốn. Em vẫn thường quanh quẩn bên ông, lúc thăm vườn cây, khi bắt sâu, nhổ cỏ giúp ông. Em thần mong sao ông em vẫn mãi như hôm nay.
Những hình ảnh nói lên:
- Nỗi vất vả: cày đồng buổi ban trưa, mồ hôi như mưa; mỗi một hạt gạo làm ra "dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".
- Sự lo lắng: trông nhiều bề; trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, trông cho chân cứng đá mềm, trông trời yên, biển lặng.
nha bạn kb với mình nha
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng muốn mình sẽ trở thành một người hoàn hảo, nhưng nếu chưa may mắn được hoàn hảo thì ta hãy làm người tốt trước đã. Bạn biết thế nào là một người tốt không? Theo mình, một người tốt là một người có trái tim yêu thương, một người biết sống vì cộng đồng và giúp đỡ người khác. Những công việc tốt luôn giúp ta trở nên tốt hơn mỗi ngày. Bởi vậy mà mình đều cố gắng làm việc tốt mỗi ngày.
Tuần vừa rồi mình cùng các bạn trong xóm tập hợp lại tới thăm cụ Tâm, người già neo đơn của thôn, đi cùng có cán bộ thanh niên của Đoàn xã. Sau khi trao tặng phần quà của xã nhà cho cụ, mình và các bạn giúp đỡ các cụ dọn lại nhà cửa, quét lại vườn nhà . Chúng mình cũng tranh thủ ở lại nấu cơm để cùng cụ ăn trưa, vừa trò chuyện cho cụ vơi đi phần nào sự cô đơn khi nhà cửa vắng vẻ.
Cụ Tâm vốn có chồng và hai người con trai nhưng vì tham gia kháng chiến nên cả chồng và hai con đều hy sinh. Đó là mất mát và nỗi đau lớn trong cụ. Vì vậy, chúng mình đều hiểu và thương cụ rất nhiều. Đặc biệt, khi được trò chuyện với cụ Tâm, mình càng thêm thương và khâm phục cụ hơn khi biết rằng cụ vẫn dành những đồng lương ít ỏi của mình để giúp đỡ những bạn nhỏ khuyết tật.
Sau bữa ăn, chúng mình tạm biệt cụ ra về. Lòng vẫn mang nặng những nghĩ suy, mình thầm hứa sẽ chăm sang nhà cụ hơn để động viên, giúp đỡ cụ.
khổ thơ thứ 2 nói lên sự vất vả của nông dân:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Những câu mình gạch chân là câu nói lên sự vất vả của người nông dân.
-Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
-Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông.
HT
tham kháo bài sau và tk mk nha:
Tả một bác sĩ đang chăm sóc người bệnh.
Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.
Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ: Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, đo huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào sổ khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cổ ra để kiểm tra tim mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “lương y như từ mẫu”.
Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.
Tú Xương có nhiều bài thơ, bài phú nói về vợ. Bà Tú vốn là "con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ”, một người con dâu giỏi làm ăn buôn bán, hiền lành được bà con xa gần mến trọng:
"Đầu sông bến bãi, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ".
Nhờ thế mà ông Tú mới được sống cuộc đời phong lưu: "Tiền bạc phó cho con mụ kiếm - Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi".
"Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của ông Tú đối với người vợ hiền thảo của mình.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh của bà Tú trong gia đình và ngoài cuộc đời: hình ảnh chân thực về một người vợ tần tảo, một người mẹ đôn hậu, giàu đức hi sinh.
Hai câu thơ trong phần đề giới thiệu bà Tú là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu như bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ "hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, chân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc" (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú là một người đàn bà:
hok tốt ~
Đây:
- Một nằng hai sương
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
~ Hok T ~