K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ai giúp em với ạ, em đang cần ngay Trong những ví dụ dưới đây phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa nào được sử dụng và nó đem lại hiệu quả tu từ gì? (Phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa bao gồm : ẩn dụ tu từ , nhân hoá , ẩn dụ bổ sung , hoán dụ tu từ , khoa trương , nói giảm...) A) Nhớ chân người bước lên đèo Người đi rừng trông theo bóng người. _Tố Hữu B ) Nhà ai vừa chín quả...
Đọc tiếp

Ai giúp em với ạ, em đang cần ngay

Trong những ví dụ dưới đây phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa nào được sử dụng và nó đem lại hiệu quả tu từ gì? (Phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa bao gồm : ẩn dụ tu từ , nhân hoá , ẩn dụ bổ sung , hoán dụ tu từ , khoa trương , nói giảm...)

A) Nhớ chân người bước lên đèo
Người đi rừng trông theo bóng người. _Tố Hữu
B ) Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng. _Phạm Hổ
C) Nhìn xuống sân thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trâng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non. _Nguyễn Thái Vận
D) Ôi chú chim tu hú
Chẳng quên việc của mình
Đánh thức mùa vải dậy
Ngọt dần với bình minh. _Nguyễn Viết Bình
E) "_Nhưng mà đã thực mát tay chị em chưa?
_ Mát rồi , mát buốt lên cả tay rồi đây này !". _Đỗ Vĩnh Bảo
G) "Tháng chín , tháng mười , chim pít đã rủ nhau bay về từng đàn , tiếng hót ríu rít cứ xoay tròn trong nắng mai và gió rét căm căm." _Nguyễn Minh Châu
F). Em bé thuyền ai ra dỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm. _Huy Cận
H). Tôi cảm thấy mình đứng ở rìa trái đất đang lặng ngắm không gian , lòng tràn ngập cảm giác e sợ như khi đứng gần - một cái gì cao cả? _M.Goóc- ki

1
15 tháng 6 2019

mik moi lop 11 thoi

Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ. Con hến, con trai một đời nằm lệch Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng. Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên...
Đọc tiếp

Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

2. Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

3. Em hiểu gì về hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng?

4. Qua đoạn thơ trên, em hãy rút ra bài học cuộc sống có ý nghĩa đối với bản thân mình.

5. Từ nội dung đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai tròi của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người.

2
14 tháng 12 2019

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm
2 Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ… (Thí sinh chỉ ra được một đến ba từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 điểm, từ bốn từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm)
3 - Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời
- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.
4 .Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình...)

5.

15 tháng 12 2019

3)Mẹ dù vất vả làm lụng thế nhưng vẫn luôn yêu đời, luôn ngân nga câu hát mặc cho mồ hôi rơi. Còn tình cảm láng giềng rất gần gũi, chan hòa, là những kỉ niệm đẹp, theo vào cả những giấc mơ của tác giả. Cái tình cảm ấy đẹp, gắn bó, gần gũi tựa như hơi thở.
4)Quê hương là một nơi thiêng liêng, là điểm tựa vững chắc, gắn liền hơi thở, nhịp sống của mỗi con người.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.

- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

- Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?

Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ?

Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?

0
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màng Càng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộng Người Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộng Đốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng 1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạt và hoàn cảnh sáng tác? 2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên nhìn Bác […] Anh đội viên mơ màng
Càng nhìn lại càng thương Như nằm trong giấc mộng
Người Cha mái tóc bạc Bóng Bác cao lồng lộng
Đốt lửa cho anh nằm Ấm hơn ngọn lửa hồng
1.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, phương thức biểu đạt
và hoàn cảnh sáng tác?
2. Bài thơ em tìm được ở câu 1 kể lại câu chuyện gì? Câu chuyện được kể qua cái
nhìn của ai? Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
3. Bài thơ kể về hai lần thức dậy của anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ. Diễn
biến tâm trạng của anh đội viên thay đổi như thế nào qua 2 lần thức dậy đó? Tại
sao tác giả không kể về lần thứ hai thức dậy của anh đội viên?
4. Trong đoạn thơ em vừa chép có 2 từ “mơ màng” và “lồng lộng”. Giải nghĩa hai
từ đó? Xét về cấu tạo chúng thuộc kiểu từ loại gì?
5. Chỉ ra và phân tích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ có trong những khổ
thơ trên.

0