Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Đọc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân chi tiết khiến em ấn tượng nhất đó chính là là chi tiết nồi cháo cám của bà cụ Tứ. Nồi cháo cám giữa ngày đói là phương tiện cứu đói bà dành và để đón con dâu. Vừa múc cháo bà vừa khen chè khoán đấy ngon đáo để cơ. Qua chi tiết nồi cháo cám ta cảm nhận rõ bà cụ Tứ - người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực (mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa tiệc cưới giản dị cho con trai của mình) . Không chỉ cảm nhận được bà cụ Tứ mà chúng ta còn cảm nhận được Tràng, “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng ; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình. Vợ Tràng cũng vậy, qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng, hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới. Như vậy, nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng điều này là một điểm sáng của tác phẩm chỉ qua chi tiết nhỏ mà thể hiện được tính cách của các nhân vật.
c, Luận điểm và luận cứ không hài hòa với nhau
Sửa: truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Chính trong lúc đói họ nương tựa vào nhau chia sẻ với nhau hoàn cảnh hoạn nạn, vợ chàng cũng nhờ có mấy bát bánh đúc của Tràng mà thoát cơn đói và nên duyên vợ chồng với Tràng. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo
Với dạng đề này em có thể triển khai theo hướng:
1. Phân tích vẻ đẹp của từng nhân vật rồi chỉ ra điểm giống, khác nhau.
2. Chỉ ra điểm giống, khác nhau của 2 nhân vật theo luận điểm
Dàn ý:
I. Mở bài
II. Thân bài
1. Khái quái
- Tác giả tác phẩm, giá trị nội dung nghệ thuật
- Khái quát về 2 nhân vật
2. Cụ thể:
a. Giống:
- Cả 2 nhân vật đều là những nhân vật điển hình được tác giả khắc họa trong hoàn cảnh điển hình.
- Cả 2 nhân vật tuy có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn lại thật đẹp, thật đáng trân trọng.
b. Khác: Mỗi nhân vật lại được nhà văn khắc họa với vẻ đẹp tâm hồn riêng:
b1. Nhân vật Thị trong Vợ nhặt:
Nhân vật Thị có thân hình gầy rộc, ngồi vêu trên cửa hang và khuôn mặt như lưỡi cày, quần áo rách tả tơi như tổ đỉa. Nạn đói đã tàn phá và hủy hoại tất cả, con người cũng điêu đứng vì nạn đói. Bề ngoài thị có vẻ "chao chát", "chỏng lỏn" nhưng thực chất là người phụ nữ dịu dàng, nữ tính, lạc quan.
* Trước khi về nhà Tràng:
- Thị ngồi vêu ở cửa kho thóc nhặt hạt rơi hạt vãi để sống qua ngày.
- Ton ton chạy lại đẩy xe cho chàng. => lòng tốt
- Ăn một chặp hết 4 bát bánh đúc => tự nhiên, chân thật
* Khi theo Tràng về làm vợ:
- Chiều hôm trước:
+ Thị theo Tràng về nhà, bị đám trẻ con trêu -> ngượng nghịu, cúi mặt e thẹn.
+ Thị chứng kiến cảnh nhà Tràng, nén tiếng thở dài, bước vào nhà chỉ dám ngồi ghé ở mép giường. -> nữ tính
+ Khi nhìn thấy bà cụ Tứ -> lễ phép
- Sáng hôm sau:
+ Dậy sớm quét tước nhà cửa cho gọn gàng -> đảm đang, tháo vát
+ Khi bà cụ Tứ đem chè khoán ra -> điềm nhiên và vào miệng, tránh nhìn nhau để không thấy tủi hờn.
+ Nói chuyện về việc quân ta phá kho thóc cứu đói chứ không cam chịu nữa -> gieo vào lòng mọi người niềm tin
b2. Nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa:
Bề ngoài người đàn bà xấu xí thô kệch, thậm chí là thất học mù chữ nhưng tâm hồn lại sâu sắc, từng trải, thấu hiểu lẽ đời. Người đàn bà cam chịu, tảo tần vì đàn con thơ. Người đàn bà bao dung trước bạo lực của người chồng lên mình vì hiểu được căn nguyên của nỗi khổ. Sẵn sàng tha thứ cho sự hành hung của hắn lên chị...
* Tâm hồn giàu đức hi sinh và trái tim người mẹ bao la
- Thất học nhưng mang tôn chỉ sống thiêng liêng: Đàn bà trên thuyền phải sống cho con chứ không được sống vì mình như ở trên mặt đất à Nguồn gốc của mọi bi kịch, đau thương, tự nguyện chấp nhận mọi nỗi đau
- Niềm vui sâu sắc nhất của chị là được nhìn thấy các con ăn no à niềm vui giản dị, thiêng liêng được chắt chiu từ nỗi khổ.
- Đau đớn vì thái độ và hành động bạo lực của con với cha. Chị miệng mếu máo gọi, quỳ xuống “chắp tay vái lấy vái để”, giọt nước mắt nhỏ xuống vì chị cảm thấy có lỗi vì bản thân là nguyên nhân gây tổn thương tâm hồn trẻ thơ của con.
* Tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha
- Cam chịu những cơn tức giận lửa cháy của chồng vì thấu hiểu chồng, hiểu được nguồn gốc của cơn tức giận đó: vì đói nghèo, vì công việc làm ăn, vì gánh nặng và lo toan cuộc sống đã biến một người hiền lành trở nên man rợ.
- Tự nhận phần lỗi về bản thân mình: “giá như tôi đẻ ít đi”
=> Ý thức được nhân phẩm, quyền sống và giá trị con người bị xúc phạm nhưng lại nhận thức được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực à Chừng nào cái đói chưa chấm dứt thì bi kịch và đau khổ vẫn còn. Hiểu điều đó, chị chưa bao giờ trách chồng và cam chịu tất cả.
* Nghị lực cuộc sống và sự thấu hiểu lẽ đời
- Nghị lực thể hiện ở việc
+ Chị chấp nhận, chịu đựng và kìm nén được mọi nỗi đau thể xác và tinh thần
+ Dám vượt qua vẻ lúng túng, sợ sệt bên ngoài ban đầu để kể lại câu chuyện cuộc đời mình (phơi bày cuộc đời mình trước nhiều người không phải là điều mà ai cũng có thể làm được) và thuyết phục Phùng, Đẩu đừng bắt bản thân chị bỏ chồng, khiến hai người “vỡ lẽ” ra những nhận nghịch lí nhưng lại hợp lí trong cuộc sống.
- Bề ngoài thất học nhưng lại rất thấu hiểu lẽ đời:
+ Chị hiểu Phùng và Đẩu gay gắt với chị bởi vì họ có lòng tốt muốn giúp đỡ chị và thương chị.
+ Hiểu được tình trạng tha hóa của con người à Người chồng cũng thực sự là nạn nhân, là một kẻ đáng thương. (Thậm chí là không thể dùng rượu để giải tỏa cảm xúc nên buộc phải đánh vợ).
c. Đánh giá:
- Cả hai nhân vật nữ này đều có những vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng lại có vẻ đẹp khuất lấp đáng trân trọng. Đằng sau vẻ lam lũ, thô kệch là một sự tần tảo, tình mẫu tử và lòng vị tha sâu sắc. Đằng sau vẻ chao chát chỏng lỏn là một người phụ nữ có sự nữ tính, đảm đang. ... Dường như ở họ đều tiềm tàng và mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Điều này thật đáng trân trọng và cảm phục.
- Qua hình tượng nhân vật đã phần nào làm sáng tỏ được tài năng và cái tâm của người cầm bút.
Tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân đã phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khó của người nông dân Việt Nam trước CMT8. Cuộc sống của họ bị đàn áp và dồn đến tận cùng khi mà sinh mạng của con người rẻ rúm. Hình tượng người vợ nhặt không tên trong truyện ngắn chính là nhân chứng hung hồn cho giai đoạn khốn khó của nhân dân ta.
Truyện ngắn “Vợ Nhặt” chỉ xoay quanh 3 nhân vật chính của một gia đình thuộc xóm ngụ cư đó là: anh cu Tràng, bà cụ Tứ và nhận vật thị vợ nhặt của Tràng. Người phụ nữ này tuy không có tên nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã được hiện ra rõ nét với số phận và tính cách riêng. Vợ của Tràng cũng như hàng ngàn, hàng vạn người phụ nữ cùng thời. Họ bị xã hội phong kiến đàn áp đến mức vì sự sống mà phải tự “bán rẻ” mình đi làm vợ nhặt của người mới quen.
Nhân vật vợ nhặt xuất hiện ngay từ đầu chuyện với một dáng vẻ rất đáng thương, Thị trông gầy yếu xanh xao ngồi vêu trước cửa kho thóc, quần áo thì rách tả tơi, mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt. Khi mới gặp Tràng thì là người đanh đá, táo bạo đến mức trở nên trơ trẽn. Thị nghe thấy anh chàng phu xe bò hát một câu bang quơ: “Muốn ăn cơm trắng với giò này. Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Thị đã chạy ra cong cớn, lon ton đẩy xe cho Tràng. Và lần thứ hai khi gặp lại Tràng, thị đã sưng sỉa cái mặt lên mắng anh: “Điêu. Người thế mà điêu”. Lúc thấy Tràng có vẻ dễ bắt nạt thị liền cong cớn hơn. Rồi Tràng cũng phải chiều lòng cho thị ăn bánh đúc. Thấy ăn hai con mắt trũng hoáy của thị sáng bừng lên. Thị không còn biết ngại là gì cắm đầu ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong thị dùng đôi đũa quệt ngang miệng mà thở. Thực ra đây không phải là tính cách vốn có của Thị. Cũng chỉ vì miếng ăn mà thị đã phải làm tất cả hy sinh cả tự trọng để được ăn và giữ lại sự sống cho mình.
Khi được Tràng đề nghị là về làm vợ mình, thị đã không ngần ngại mà theo anh về nhà luôn. Trên con đường trở về nhà ta thấy tâm lý của thị thay đổi hẳn. Trong khi Tràng hớn hở tủm tỉm cười thì thị lại ngại ngùng cắp cái thúng con và cái nón rách nghiêng nghiêng để che khuất đi nửa mặt. Lúc này ta thấy thị lại trở về đúng nghĩa là một người phụ nữ khi có sự e thẹn đúng như gái mới về nhà chồng. Thị không còn cái vẻ cong cớn, đanh đá lúc trưa nữa mà thay vào đó là nét hiền dịu hơn. Lúc này, thị cũng đã bắt đầu nhận thức được thân phận mình là người vợ theo không nên đành chấp nhận số phận.
Về đến nhà của Tràng thì tâm trạng của nhân vật thị lại càng khác hơn. Khi mà người đàn bà đấy lại có sự tò mò và bỡ ngỡ của nàng dâu mới về nhà chồng. Thị đảo mắt một vòng xung quanh nhà đúng thật nhà Tràng rất nghèo. Thị cố nén tiếng thở dài và nghĩ đến những ngày sau này. Mặc dù đã được Tràng cố gắng tạo sự tự nhiên bằng cách giục thị ngồi xuống giường nhưng thị vẫn e thẹn chỉ dám ngồi mớm vào mép giường rất khép lép. Cho đến khi bà cụ Tứ về trước mặt mẹ chồng thì lại càng e thẹn. Vẫn đứng nguyễn chỗ cũ không dám nhúc nhích. Chính thái độ e thẹn của thị đã làm bà cụ Tứ thương cảm và chào đón thị một cách rất nhiệt tình.
Sáng hôm sau cũng giống như bất kỳ nàng dâu mới về nhà chồng nào. Thị cũng dậy sớm cùng với bà cụ Tứ lo dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Một người vô tâm như Tràng cũng nhận được ra sự thay đổi kỳ lạ của thị. Hôm nay Tràng nhìn thấy ở thị không còn vẻ chỏng lỏn, chao chát hôm gặp ngoài tỉnh nữa mà chỉ còn nét hiền dịu đúng mực của người phụ nữ Việt Nam. Không những thế thị còn tỏ ra là người rất biết làm ăn và lo xa. Khi nghe tiếng trống thúc thuế thị đã khẽ thở dài. Rồi cũng chính thị là người đã gợi chuyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta đã không chịu đóng thuế nữa mà đi phá kho thóc Nhật để chia cho người đói. Câu chuyện của thị như tiếp thêm sức mạnh cho anh cu Tràng vươn đến khát vọng tự do vì một ngày mai tươi sáng hơn. Trong giấc mơ của thị và Tràng đã lấp lánh hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh này biểu trưng cho một cuộc sống ấm no hạnh phúc trong tương lai.
Thông qua nhân vật thị nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh thành công hiện thực cuộc sống khốn khổ của người nông dân Việt Nam trước CMT8 năm 1945. Không nhắc đến tên nhưng thông qua ngòi bút tài ba của nhà văn nhân vật vợ nhặt đã hiện ra rất chân thực. Thị là tiêu biểu cho số phận của hàng trăm, hàng ngàn phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Kim Lân là một cây bút truyện ngắn vững vàng. Các tác phẩm của ông thường viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Đặc biệt trong tác phẩm “Vợ Nhặt”, nhà văn đã phản ánh rất chân thực cuộc sống khốn khó của người nông dân Việt Nam trước CMT8. Cuộc sống của họ bị đàn áp và dồn đến tận cùng khi mà sinh mạng của con người rẻ rúm. Hình tượng người vợ nhặt không tên trong truyện ngắn chính là nhân chứng hung hồn cho giai đoạn khốn khó của nhân dân ta.
Truyện ngắn “Vợ Nhặt” chỉ xoay quanh 3 nhân vật chính của một gia đình thuộc xóm ngụ cư đó là: anh cu Tràng, bà cụ Tứ và nhận vật thị vợ nhặt của Tràng. Người phụ nữ này tuy không có tên nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã được hiện ra rõ nét với số phận và tính cách riêng. Vợ của Tràng cũng như hàng ngàn, hàng vạn người phụ nữ cùng thời. Họ bị xã hội phong kiến đàn áp đến mức vì sự sống mà phải tự “bán rẻ” mình đi làm vợ nhặt của người mới quen.
Nhân vật vợ nhặt xuất hiện ngay từ đầu chuyện với một dáng vẻ rất đáng thương, Thị trông gầy yếu xanh xao ngồi vêu trước cửa kho thóc, quần áo thì rách tả tơi, mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt. Khi mới gặp Tràng thì là người đanh đá, táo bạo đến mức trở nên trơ trẽn. Thị nghe thấy anh chàng phu xe bò hát một câu bang quơ: “Muốn ăn cơm trắng với giò này. Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Thị đã chạy ra cong cớn, lon ton đẩy xe cho Tràng. Và lần thứ hai khi gặp lại Tràng, thị đã sưng sỉa cái mặt lên mắng anh: “Điêu. Người thế mà điêu”. Lúc thấy Tràng có vẻ dễ bắt nạt thị liền cong cớn hơn. Rồi Tràng cũng phải chiều lòng cho thị ăn bánh đúc. Thấy ăn hai con mắt trũng hoáy của thị sáng bừng lên. Thị không còn biết ngại là gì cắm đầu ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong thị dùng đôi đũa quệt ngang miệng mà thở. Thực ra đây không phải là tính cách vốn có của Thị. Cũng chỉ vì miếng ăn mà thị đã phải làm tất cả hy sinh cả tự trọng để được ăn và giữ lại sự sống cho mình.
Khi được Tràng đề nghị là về làm vợ mình, thị đã không ngần ngại mà theo anh về nhà luôn. Trên con đường trở về nhà ta thấy tâm lý của thị thay đổi hẳn. Trong khi Tràng hớn hở tủm tỉm cười thì thị lại ngại ngùng cắp cái thúng con và cái nón rách nghiêng nghiêng để che khuất đi nửa mặt. Lúc này ta thấy thị lại trở về đúng nghĩa là một người phụ nữ khi có sự e thẹn đúng như gái mới về nhà chồng. Thị không còn cái vẻ cong cớn, đanh đá lúc trưa nữa mà thay vào đó là nét hiền dịu hơn. Lúc này, thị cũng đã bắt đầu nhận thức được thân phận mình là người vợ theo không nên đành chấp nhận số phận.
Về đến nhà của Tràng thì tâm trạng của nhân vật thị lại càng khác hơn. Khi mà người đàn bà đấy lại có sự tò mò và bỡ ngỡ của nàng dâu mới về nhà chồng. Thị đảo mắt một vòng xung quanh nhà đúng thật nhà Tràng rất nghèo. Thị cố nén tiếng thở dài và nghĩ đến những ngày sau này. Mặc dù đã được Tràng cố gắng tạo sự tự nhiên bằng cách giục thị ngồi xuống giường nhưng thị vẫn e thẹn chỉ dám ngồi mớm vào mép giường rất khép lép. Cho đến khi bà cụ Tứ về trước mặt mẹ chồng thì lại càng e thẹn. Vẫn đứng nguyễn chỗ cũ không dám nhúc nhích. Chính thái độ e thẹn của thị đã làm bà cụ Tứ thương cảm và chào đón thị một cách rất nhiệt tình.
Sáng hôm sau cũng giống như bất kỳ nàng dâu mới về nhà chồng nào. Thị cũng dậy sớm cùng với bà cụ Tứ lo dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Một người vô tâm như Tràng cũng nhận được ra sự thay đổi kỳ lạ của thị. Hôm nay Tràng nhìn thấy ở thị không còn vẻ chỏng lỏn, chao chát hôm gặp ngoài tỉnh nữa mà chỉ còn nét hiền dịu đúng mực của người phụ nữ Việt Nam. Không những thế thị còn tỏ ra là người rất biết làm ăn và lo xa. Khi nghe tiếng trống thúc thuế thị đã khẽ thở dài. Rồi cũng chính thị là người đã gợi chuyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta đã không chịu đóng thuế nữa mà đi phá kho thóc Nhật để chia cho người đói. Câu chuyện của thị như tiếp thêm sức mạnh cho anh cu Tràng vươn đến khát vọng tự do vì một ngày mai tươi sáng hơn. Trong giấc mơ của thị và Tràng đã lấp lánh hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh này biểu trưng cho một cuộc sống ấm no hạnh phúc trong tương lai.
Thông qua nhân vật thị nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh thành công hiện thực cuộc sống khốn khổ của người nông dân Việt Nam trước CMT8 năm 1945. Không nhắc đến tên nhưng thông qua ngòi bút tài ba của nhà văn nhân vật vợ nhặt đã hiện ra rất chân thực. Thị là tiêu biểu cho số phận của hàng trăm, hàng ngàn phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê lam lũ, hồn hậu, chất phác mà giàu tình thương yêu. “Vợ nhặt” là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật người vợ nhặt, một người phụ nữ nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị, biết hướng tới tương lai tươi đẹp.
Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm '' Vợ Nhặt '' của Kim Lân từ đó liên hệ nhân vật Thị Nở trong '' Chí Phèo '' của Nam Cao và nhận xét về cảm hứng nhân đạo của hai nhà văn.
1. Mở bài
- Đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong văn học
- Dẫn dắt phạm vi vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- Sự gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn
2. Thân bài
Bước 1: Giới thiệu về tác giả tác phẩm và đối tượng nghị luận. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật
+ Kim Lân, Vợ nhặt, nhân vật thị
+ Nam Cao, Chí Phèo, Thị Nở Vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật: Thị ( Người vợ nhặt) và Thị Nở
Bước 2: Nghị luận tổng hợp
* Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:
- Đằng sau vẻ rách rưới là một khát vọng sống mãnh liệt (phân tích - chứng minh)
- Đằng sau vẻ chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực (phân tích - chứng minh)
- Niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống trong tương lai (phân tích - chứng minh ở đoạn cuối truyện)
- Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật - đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, éo le, cảm động; Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật được thể hiện thông qua các chi tiết: hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng; Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, kể chuyện hấp dẫn.
* Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- Thị Nở một người phụ nữ với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, tính tình vô duyên, ba mươi tuổi vẫn trong tình trạng ế chồng nhưng từ khi gặp gỡ và sống chung với Chí Phèo, những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật bắt đầu ngời sáng:chân thật, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương Khác với những con người ở làng Vũ Đại, thị Nở đến với Chí Phèo tự nhiên mà không một chút định kiến. Nhờ những phẩm chất ấy, Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo trở về với con đường lương thiện (phân tích - chứng minh)
- Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.
- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật tương phản giữa ngoại hình và phẩm chất, tính cách điển hình, cách miêu tả nhân vật tinh tế
Bước 3: Đánh giá
* Điểm chung trong khám phá vẻ đẹp
- Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.
- Ca ngợi, khẳng định phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn của người lao động, bộc lộ niềm tin mãnh liệt: dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp tâm hồn của họ vẫn ngời sáng.
- Sự cảm hóa, thức tỉnh con người bằng tình yêu thương
* Điểm riêng trong khám phá vẻ đẹp
- Kiểu nhân vật của Kim Lân: đặt nhân vật trong hoàn cảnh đặc biệt
- Kiểu nhân vật của Nam Cao: kiểu nhân vật tương phản giữa ngoại hình và tính cách
* Lý giải nguyên nhân
- Hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh lịch sử: Chí Phèo viết trước cách mạng trong hoàn cảnh đêm tối của xã hội Việt Nam đương thời. Còn Vợ nhặt viết sau năm 1945 khi quần chúng đã được cách mạng giải phóng.
- Phong cách nghệ thuật của hai nhà văn
* Đánh giá khái quát:
- Là một sự gặp gỡ tình cờ trong quan niệm của hai nhà văn về vẻ đẹp con người
– đó là tính nhân văn, sự nhìn nhận đa chiều của văn học đã ngấm trong tư tưởng của Kim Lân và Nam Cao.
- Thông qua hai nhân vật kể trên, người đọc sẽ có sự nhìn nhận đa chiều hơn thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của hai nhà văn với những vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tam. Đó là sự nối tiếp xuất sắc của Nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của văn học Việt Nam.
3.Kết bài
- Vẻ đẹp tâm hồn của con người là đích đến của người sáng tác và văn chương nghệ thuật muôn đời
- Khẳng định vị trí của hai nhà văn trong nền văn học Việt Nam
Tham khảo
Trong cái dòng đời xuôi chảy nhiều khó khăn, các nhà văn sẽ tìm được một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân mang ý nghĩa như thế.Bốn bát bánh đúc tưởng chừng như đơn giản song ẩn trong đó là biết bao tấm lòng mà Kim Lân muốn gửi gắm. Đó là số phận thảm thương, khốn cùng của người vợ nhặt nói riêng và cả nhân dân ta nói chung trong nạn đói năm 1945 - người chết như ngả rạ. Dường như cái đói đã làm méo mó hình hài, nhân cách con người. Thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh. Vì miếng ăn thị sẵn sàng đánh mất lòng tự trọng, sự e thẹn và cả sự dịu dàng của người phụ nữ, thị “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc”.Chi tiết dù bé nhỏ, nhưng đều mang trong mình sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc, bốn bát bánh đúc cho ta thấy hiện thực về nạn đói. Con người bị coi như cọng rơm cái rác, giá trị cả con người trở nên rẻ mạt để từ đó vang lên tiếng nói tố cáo, lên án những những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh - nạn đói thảm khốc. Nhưng đó còn là tấm lòng cảm thông, ngợi ca của Kim Lân dành cho những con người bé nhỏ, đáng thương.