Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Ở các quốc gia cổ đại phương Đông
- Đời sống kinh tế :
+ Ngành kinh tế chính là nông nghiệp ;
+ Biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
+ Thu hoạch lúa ổn định hằng năm.
- Các tầng lớp xã hội : 3 tầng lớp chính :
+ Nông dân công xã, đông đảo thất và là tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội.
+ Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ.
+ Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc ; thân phận không khác gì con vật.
- Tổ chức xã hội :
Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu :
+ Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.
+ Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương : giúp việc cho vua, lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội (vẽ sơ đồ).
b) Ở các quốc gia cổ đại phương Tây
- Đời sống kinh tế :
+ Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp (luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho, dầu ô liu) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặt hàng thủ công, rượu nho, dầu ô liu, nhập lúa mì và súc vật).
+ Ngoài ra, còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, canh, chanh...
- Các tầng lớp xã hội :
+ Giai cấp chủ nô : gồm các chủ xưởng thủ công, chủ các thuyền buôn, chủ các trang trại..., rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.
+ Giai cấp nô lệ, với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.
- Tổ chức xã hội :
+ Giai cấp thống trị : chủ nô nắm mọi quyền hành.
+ Nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra làm việc theo thời hạn.
+ Khái niệm ''xã hội chiếm hữu nô lệ” : là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ.
1.Các nhà sử học cho rằng khoảng thế kỷ 7 TCN, tức là mãi sau hơn 2000 năm, sau sự xuất hiện của nhà nước Phương Đông cổ đại, nhà nước Phương Tây mới ra đời (Cụ thể: nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỷ VIII - VI TCN trong khi đó nhà nước Phương Đông lại xuất hiện rất sớm từ cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN)
Ở Phương Đông, hệ thống các cơ quan giúp việc cho nhà vua từ trung ương đến địa phương được phân chia theo chức năng, lĩnh vực Ở Phương Tây, ví dụ nhà nước cộng hòa quí tộc chủ nô Xpac cũng có thiết chế nhà vua (hai nhà vua) - người đứng đầu nhà nước, nhưng hai vua không phải là thiết chế nắm nhiều quyền hành. Ở các nhà nước Phương Tây cổ đại, sự chuyên môn hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng cao hơn, xuất phát từ nguyên nhân những nhà nước này liên tục có các cuộc cải cách rất toàn diện
Về cơ quan xét xử, ở Phương Đông nhìn chung cơ quan xét xử không tách riêng thành cơ quan độc lập với cơ quan hành chính. Cụ thể quyền xét xử tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước và thường được nhà vua uỷ nhiệm cho một cơ quan đặc biệt ở trung ương. Tại các địa phương, hoạt động xét xử thuộc thẩm quyền của viên quan đứng đầu đơn vị hành chính đó. Ở Phương Tây ngay từ đầu tính chuyên nghiệp và tính độc lập trong hoạt động xét xử đã cao hơn. Các cơ quan xét xử thường được tách khỏi cơ quan hành chính và phân nhóm để xét xử những loại vụ việc cụ thể. Ví dụ: ở La mã (thời kì cộng hòa) cơ quan xét xử chuyên trách được thành lập với số lượng khá đông các thẩm phán được bầu, hoạt động thường xuyên theo các nhóm với quy chế hoạt động chặt chẽ.
Câu 1: Trả lời:
- Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được
- Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; những tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã dần dần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản). - Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì thế mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được., đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước. - Đặc trưng của Nhà nước: + Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết thống của xã hội thị tộc; + Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược. - Các chức năng của Nhà nước : gồm 2 chức năng cơ bản + Chức năng đối nội: Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Vì vậy, đây là chức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô. Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và hoàn thiện chế độ sở hữu này. Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ và gia đình của họ. Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị Nhà nước chiếm hữu nô lệ (NNCHNL) đàn áp bằng các biện pháp bạo lực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL. Nhà nước sử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng. Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn áp cả về tinh thần đối với nô lệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền. Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựng đường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông )
+ Chức năng đối ngoại: Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là phương tiện tốt nhất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng bằng tài sản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ. Vì vậy đây là chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL. Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại. Từ thế kỉ V đến thế kỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là La Mã trở thành đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Chiến tranh xâm lược làm cho quan hệ giữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi
* Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông:
Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc... ngày càng đông. Đất ven sông vừa màu mỡ, vừa dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Nhờ thế, con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Lúa gạo ngày càng nhiều. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Nhà nước ra đời. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.
* Sơ lược về tổ chức và đời sống kinh tế xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông:
a, Đời sống kinh tế :
- Ngành kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa.
- Biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
b, Các tầng lớp xã hội : 3 tầng lớp chính :
- Nông dân công xã
- Quý tộc ( quan lại và tăng lữ)
- Nô lệ
c, Tổ chức bộ máy nhà nước : Vua (nắm mọi quyền hành) -> Quí tộc, quan lại -> Nông dân -> Nô lệ
Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở đâu ?
- Lưu vực Hoàng Hà.
Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
- Nhà Tần.
Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở đâu ?
- Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
- Trường Giang
- Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nhà Hán và triều đại nhà Tần.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.
thời gian là đầu thiên niên kỉ thứ IV và cuối thiên niên kỉ thứ III địa điểm lưu vực các con sông ở lương hà , ai cập , trung quốc
Nhà nước đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện ở đâu?
- Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà.
Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
- Nhà Tần đã khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tại Trung Quốc.
Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở đâu ?
- Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.
Sau khi thống nhất, Tần Thủy Hoàng đã cai trị đất nước như thế nào ?
- Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.
- Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và Pháp luật chung trên cả nước.
Xã hội phong kiến trung quốc được hình thành như thế nào ?
* Về chính trị: Thế kỉ III TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.
* Về kinh tế: Xuất hiện công cụ bằng sắt làm cho diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng.
* Về xã hội:- Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.
- Nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay tá điền.
- Khi nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện.
EURO đầu tiên thi đấu theo thể thực loại trực tiếp nhằm chọn 4 đội xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết diễn ra tại Pháp. Tại đây, các đội chia thành 2 cặp, thi đấu với nhau để chọn ra 2 đội vào chung kết. Hai đội thua cuộc tranh hạng 3.