K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Khánh Hoà chủ yếu là lao động sản xuât nông nghiệp và ngư nghiệp. Vì vậy, những yếu tố tự nhiên như mưa nắng, gió bão lũ lụt, hạn hán có liên quan và tác động trực tiếp đến  quá trình và năng suất lao động. Quan sát, nhận biết những biểu hiện của thời tiết, khí hậu là việc làm tự nhiên và cần thiết của người lao động. 

– “ Bao giờ trời kéo vảy tê

Sắp gồng, sắp gánh ta  về kẻo mưa”

Hoặc:

– “Thế gian chẳng biết thì nhầm

Trời sấm ầm ầm là trời chưa mưa”

Cái mưa, cái gió ở Khánh Hoà cũng đặc biệt, cũng “thành danh”. Bởi hiện tượng tự nhiên ấy có khi gắn với một vùng đất, một tên địa danh cụ thể.

– “Mưa đồng Cọ, gió Tu Bông”

Tu Bông là vùng quê phía Nam Đèo Cả. Từ xưa nơi đây đã được gọi là Tụ Phong, nơi tích tụ gió. Gió Tu Bông dữ dội và khắc nghiệt, góp phần kết dọng nên trầm hương, kỳ nam, nhưng không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay người nông dân đã cải vụ để tránh mùa gió, cho năng suất cao hơn. 

– “Ông tha mà bà không tha

Liền cho cây lụt hăm ba tháng mười”

Câu tục ngữ phản ánh hiện tượng lũ lụt xảy ra có qui luật, trở thành “định kỳ” hàng năm ở Khánh Hoà mà đỉnh điểm là ngày hai ba tháng mười âm lịch. Hiện tượng thiên nhiên này từ xa xưa đã được nhân dân giải thích bằng truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên-Y-a-na. Vì nhớ quê hương xứ sở nơi mình sinh ra, bà Thiên-Y-a-na từ biệt chồng con trở về núi Đại An (Diên Khánh). Chồng bà là Thái tử Bắc Hải cho quân theo cản trở. Bà nổi giận dâng nước lên để chống lại. Cơn giận đã gây ra nạn lụt hàng năm ở Khánh Hoà.

Nhiều câu tục ngữ ghi lại những đặc điểm, địa hình, địa vật của vùng đất Khánh Hoà: núi cao biển rộng nhiều thác hiểm, nhiều thú rừng, sản vật.

– “Ngựa Lồng, Trâu Đụng, Giàng Xay

Khỏi ba thác ấy khoanh tay mà ngồi”

“Cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận”

“Mây Hòn Hèo, heo Đất Đỏ”

Những kinh nghiệm về thực tiễn lao động, về thời vụ, mùa màng, thu hoạch… cũng  được nhân dân đúc kết bằng những câu nói giản dị, rất dễ nhớ, dễ vận dụng vào đời sống sản xuất:

– “Được mùa lúa, úa mùa cau”

– “Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông”

– “Một lần mà tởn đến già

Không đi nước mặn nữa hà ăn chân”.

Chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong kho tàng tục ngữ Khánh Hoà là phần tục ngữ về gia đình và xã hội. Đó là những câu tục ngữ chứa đựng nội dung răn dạy giáo dục ứng xử, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, giữa  người và người, giữa cá nhân với cộng đồng…

Yếu tố truyền thống, gia đình, dòng tộc, nòi giống được xem là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách con người.

– “Giọt mưa trước nhỏ đâu, giọt mưa sau nhỏ đó”

– “Con khôn cha mẹ nao răn

Ví như trái bưởi ai lăn nó tròn”

– “Gà nòi không tập cũng hay

Con nòi không tập cũng tày thế gian”

Quan hệ gia đình với xã hội luôn là mối quan hệ gắn bó, trong đó những chuẩn mực đạo đức truyền thống luôn được đề cao. Nhiều câu tục ngữ vượt lên cả sự khuyên răn giáo dục, lên tiếng phê phán những biểu hiện suy  đồi về đạo đức.

– “Trời sinh trái mít có gai

Con hư tại mẹ dẫn trai vô nhà”

Hoặc phê phán những cách sống , lối ứng xử, và tình yêu hôn nhân trái với lẽ thường: 

– “Trai tơ lấy phải nạ dòng

Tổ tông khiến mạt chớ  tơ hồng nào xe”

– “Ăn sao cho được của người

Thương sao cho được vợ người mà thương

Tục ngữ Khánh Hoà có nhiều câu đúc kết những kinh nghiệm đời sống xã hội sâu sắc, thể hiện sự nhận thức rạch ròi, đúng đắn giữa cái nội dung và hình thức, giữa hiện tượng và bản chất, đồng thời đề cao những giá trị đích thực:

– “Vô duyên dù bận áo sa

Áo ra đằng áo người ra đằng người

Có duyên dù bận áo tơi

Đầu đội nón cời duyên vẫn hoàn duyên”.

 Hoặc:                           

– “Rượu ngon bất luận bè sành

Áo rách khéo vá hơn lành vụng may”

– “Dó lâu năm dó thành kỳ

Đá kia lăn lóc có khi thành vàng”

Nhân tình thế thái, mối quan hệ giữa người và người, là những vấn đề được  nói đến nhiều trong tục ngữ Khánh Hoà. Đó là kinh nghiệm chua chát về sự ngăn trở giàu nghèo, về thái độ và sự lựa chọn của con người đối với tiền bạc và tình nghĩa.

– “Giàu cha giàu mẹ thì ham

giàu cô chú bác ai làm nấy ăn”

– “Giàu sang nhiều kẻ đến nhà

Khó khăn  đến phải ruột rà xa nhau”.

Và cả những kinh nghiệm cay đắng của con người khi sa cơ thất thế.

– “Người khôn thất thế cũng khờ

Ba mươi đời cọp dữ sa cơ cũng hèn”

Tục ngữ Khánh Hoà còn phê phán những thói hư tật xấu của con người như thói a dua, dậu đổ bìm leo, phản bội, tham lam, tranh giành…

– “Trời gầm cóc nhái gầm theo

Rồng đi lấy nước, trùn leo miệng vò”

– “Sá gì một nải chuối xanh

Xúm lại mà giành cho mủ dính tay”

 Hoặc phê phán thói ham vui, ham chơi sa đà quá trớn.

– “Hát bội làm khổ người ta

Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con” 

Những kinh nghiệm trong đời sống sinh hoạt ứng xử, giao tiếp, nói năng… cũng được tục ngữ ghi lại, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

– “Vàng sa đáy nước vàng chìm

Anh sa lời nói kiếm tìm không ra” 

Một số đức tính tốt trong sinh hoạt như chăm chỉ siêng năng, tiết kiệm, căn cơ  được tục ngữ đề cao:

– “Nợ quá gia tài đắp chiếu dài mà ngủ”

– “Làm ra ăn nhịn có dư

Làm nhiều ăn dữ cũng như không làm”

– “Đói thì đầu gối phải bò

Cái chân phải chạy, cái giò phải đi” 

Trên đây là phần giới thiệu khái quát những đặc điểm về nội dung tục ngữ của người Kinh ở Khánh Hoà.

Khánh Hoà có các dân tộc ít người sinh sống lâu đời như Raglai, T’ Ring, Eâđê… trong đó có dân tộc Raglai sống tập trung đông đảo hơn cả.

Các dân tộc ít người ở Khánh Hoà cũng đúc kết những kinh nghiệm sống, lao động và đấu tranh bằng những câu tục ngữ ngắn gọn mà nhiều nghĩa. Qua đó có thể thấy được nếp sống sinh hoạt phong tục tập quán, tín ngưỡng… ứng xử gia đình và cộng đồng.

– “Đốt cây lồ ô vướng cây le”

– “Khôn nhìn mặt, dại nhìn gan”

– “Nói nhiều lỏng lạt, nói ít nắm chặt”

– “Lội nước ướt chân, uống rượu xỉn mặt…” 

# Chúc bạn học tốt #

15 tháng 10 2019

Câu 1.

  • Bài làm 1 :

     Cốm - nhắc tới món ăn thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê như thế này chúng ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về.

   Còn gì vui và hạnh phúc hơn khi được cầm trên tay những thứ quà quý giá ấy ngày còn nhỏ xíu, mỗi lần đi chợ, tôi thường bảo mẹ phải mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen.

    Lúc đó chưa biết được những ý nghĩa thực sự của những chiếc lá sen bọc bên ngoài những hạt cốm xanh mướt mà chỉ biết rằng nếu như cốm mà được đượm hương thơm của những lá sen thì không còn gì tuyệt với bằng Có lẽ vì cũng hiểu được điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường và nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích” một thứ quà của lúa non – cốm”.

    “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. ”

    Chỉ với một số những câu văn mở đầu mà chúng ta đã cảm nhận được cái nét thanh nhã của những hạt gạo, rồi qua biết bao những bàn tay làm ra, mới có thể thành những hạt cốm xanh mượt như ngày hôm nay. Những hạt cốm được tạo nên bởi những tinh hoa của đất, của trời. Tất cả nhưng điều đó càng làm cho những hạt cốm tuy nhỏ bé nhưng chúng lại mang trong mình rất nhiều giá trị mà chinh bản thân chúng ta cũng không thể ngờ tới. Những cơn gió mang theo những hương thơm nồng nàn với những nét thanh tao và dịu nhẹ của đất trời Hà Nội. Những cơn gió ấy mang theo những nét đặc trưng đượm mùi hương sen của Hà nội. 

    Và nhắc tới món Cốm - một trong những đặc trưng văn hóa của Hà Nội thì tại nơi đây Cốm làng Vòng có thể coi là một trong những món ăn mang nhiều tinh hoa của văn hóa nghệ thuật nhất. Cốm làng Vòng không những mang tới cho những người đam mê ẩm thực bằng màu sắc tinh tế với những sắc xanh dịu nhẹ mà còn gây đam mê bởi mùi hương quyện cùng mùi lá sen. Chúng ta phải cảm nhận một cách cẩn thận mới thấy mùi hương ấy lan tỏa trong không gian, một mùi hương đặc trưng mà chúng ta chỉ cần được thưởng thức một lần là sẽ nhớ mãi không quên.

    Để làm ra được những hạt cốm tinh tế, người làm cốm - cũng có thể được coi là những nghệ nhân làm cốm đa bỏ vào đó rất nhiều những công sức mà không phải ai cũng có thể làm ra được những hạt cốm. Cốm chia làm hai loại là cốm dẻo và cốm giòn. Mỗi loại cốm lại có những cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu như là người Hà Nội thì chúng ta sẽ biết ăn cốm là một nghệ thuật. nếu như chỉ ăn cốm một mình thì sẽ không thể cảm nhận được hết những hương vị nồng nàn lúa non của cốm. Nhưng chỉ cần kết hợp cốm với những loại quả như hồng chín hay  những quả chuối ngự thì lập tức hương vị sẽ trở nên khác biệt. Những hương vị ấy không chỉ làm cho con người có được những sắc hương mà còn làm cho lòng người cảm thấy ấm áp- đó là những hương vị của quà quê. Cách ăn này không chỉ có ít người biết mà đó đã trở thành một thói quen của nhưng người hay ăn cốm. Có thể tưởng tượng ra cảnh mỗi buổi sớm đầy sương mai và gió lạnh, chúng ta lại được cầm trên tay những gói cốm vẫn còn ấm nóng, vừa mới được lấy ra rồi bọc vào trong những  chiếc lá sen to bản, xanh thẫm. Mùa hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm lại  hòa cùng với mùi của lá sen tại thành mùi thơm rất đặc biệt- mùi Cốm làng Vòng. Và người ta cùng không dùng thìa, dùng đũa để xúc cốm và phải dùng tay, bốc từng vốc nhỏ. Có như vậy thì hương vị có mới được tròn vẹn.

   Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

  • Bài làm 2 : 

    Hà Nội mảnh đất văn hóa, với nhiều sản vật quý hiếm làm nên hồn cốt ngàn năm của mảnh đất này. Với Hà Nội ta có thể nhắc đến Phở, chả cá Lã Vọng,… và không thể không nhắc đến cốm làng Vòng. Đây là giá trị văn hóa truyền thống được chắt lọc qua sản vật và con người, là niềm tự hào của mỗi địa phương. Vẻ đẹp, sự tinh túy của cốm cũng như con người Hà Thành đã được phản ánh một cách đầy tinh tế qua tùy bút “Một thứ quà của lúa non: cốm” của nhà văn Thạch Lam.

 
   Bằng vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc, Thạch Lam đã nói về nguồn gốc của Cốm. Cảm xúc được khơi gợi từ hương sen thanh nhã trên hồ, hương lá sen như báo trước một thứ quà “thanh nhã và tinh khiết” – cốm. Cốm được làm bằng thứ thóc nếp còn non, tức là trong vỏ xanh có “một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại” và khi bông lúa non ấy chính là nguyên liệu làm nên những hạt cốm thơm ngon. Cốm chính là sự kết tinh những gì thanh nhã và tinh khiết nhất của đất trời. Đoạn văn nói về nguồn gốc của cốm sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế, giàu sức biểu cảm, thấm đượm cảm xúc trữ tình. Đọc từng câu văn của Thạch Lam ta có cảm tưởng như đang được hít hà mùi hương tinh khiết của cốm.

    Cách chế biến cốm cũng thật cầu kì, khe khắt. Để làm ra những hạt cốm thơm ngon, dẻo mềm phải đợi đến “lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được người ta gặt mang về”, cùng với những bí kíp gia truyền để tạo ra cốm. Một thức ăn dân dã những tưởng được chế biến đơn giản mà hóa ra lại cầu kì, công phu đến như vậy. Và cốm chỉ ngon nhất khi làm ở làng Vòng, cốm ở đây nổi tiếng gần xa:

Kẻ Đô làm kẹo mạch nha

Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.

    Cách thức cốm đến với mọi người cũng thật duyên dáng, lịch thiệp, gắn liền với những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…”. Vẻ đẹp của con người đã tôn lên vẻ đẹp của cốm.

    Bởi vậy mà cách thức thưởng thức cốm cũng thật đặc biệt. Ăn cốm phải cảm thụ bằng nhiều giác quan, phải ăn thong thả mà ngẫm nghĩ để cảm nhận được mùi thơm phức của lúa (thính giác), chất ngọt dịu dàng, thanh khiết của cốm (vị giác) và màu xanh non của cốm (thị giác). Cốm là thức ăn chơi không giành cho những người vội vã. Cốm vốn là thứ quà bình dị, không có gì cầu kì, ấy vậy mà bằng cái nhìn thấu đáo, tác giả có thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm.

    Cốm không chỉ là một thứ quà đơn thuần mà qua những dòng bình luận của Thạch Lam ta còn thấy được những giá trị, ý nghĩa sâu sắc của cốm trong văn hóa dân tộc. Cốm làm quà sêu tết, làm đồ lễ trong các lễ cưới. Sự hài hòa màu sắc giữa cốm và màu đỏ của hồng còn gì đẹp đẽ và ý nghĩa hơn trong những ngày này: “màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già” “không bao giờ có hai màu lại hoài hợp hơn được nữa”. Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp cho con người. Cốm là một món quà thiêng liêng, một điểm rất khác biệt của quê hương, đất nước, mang giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

    Trong bài tùy bút Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh. Lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng, êm ái mà sâu sắc, tinh tế, nhạy cảm và trân trọng.

   Bài tùy bút đã cho thấy cốm là đặc sản của dân tộc, là món quà của đồng quê mà trời đất ban tặng cho con người. Qua đó ta còn thấy được tấm lòng trân trọng, đau đáu giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc của Thạch Lam.

  • Bài làm 3 :

      Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

     Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

    Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

    Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

    Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

    Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

    Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

    Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

    Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

    Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

    Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

    Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

    Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

    Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

    Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

    Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

    Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

    Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.

Câu 2. ( Bn tự vt )

#Ứng Lân

10 tháng 8 2018

1.13/06/2013.

2. 7 thành viên

3. BLOOD SWEET AND TEARS” (WINGS, 2016).

NO MORE DREAMS” (2 COOL 4 SKOOL, 2013).

CYPHER PT. 3: KILLER” (DARK & WILD, 2014).

SAVE ME” (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE: YOUNG FOREVER, 2016).

BOY IN LUV” (SKOOL LUV AFFAIR, 2014).

SILVER SPOON” (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE, PART 2, 2015)

RUN” (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE PT. 2, 2015).

ATTACK ON BANGTAN” (O!RUL8,2? 2013).

DOPE” (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE PT. 1, 2015).

“I NEED U”  (THE MOST BEAUTIFUL MOMENT IN LIFE PT. 1, 2015).

10 tháng 8 2018

Bn lm tiếp cho hết ik

1) Mk sẽ lại chụp hình và hôn anh Đường . 

2) BIas của mk là Suga .Vì anh ấy ngầu và rất đẹp trai (COOl ngầu )

3) Mk Fake love nhất.

4) Suga , V, Jungkook,Jimin, Jin , RM,J-hope.

# LTH

11 tháng 8 2018

Không 

   đăng 

       câu

           hỏi 

               linh

                  tinh 

22 tháng 10 2018

Ca dao, tục ngữ

Ca dao, tục ngữ của người Mưòng khá phong phú, trước hết là những câu nói về các địa danh, vùng đất và đặc sản nổi tiếng của xứ mường như:

-          Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động.

-          Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới.

-          Măng cuốc núi Chù

Ăn ngoan hơn thịt trâu xóm Bả  

-          Rau tớn mường Kha,

Ăn ngon hơn thị gà xóm Mận.

-          Rau mẹ mường Khang

Ăn ngon hơn cá pạng sông Bờ

-          Rau đắng Bưa Cà,

Ngon hơn thịt gà Bái Thiện.

 Hoặc những câu nói về kinh nghiệm sản xuất, tri thức dân gian của người mường như:

-          Sấm Mường Lạ, để dạ mà ăn.

-          Sấm Mường Ngay, quăng bừa cày lên gác.

-          Sấm Mường Khời, vẫy tay đào củ mài.

-          Sai quả dâu gia được mùa lúa ruộng,

Sai quả cha được mùa lúa nương.

-          Măng mọc thì mèo lấy giống.

-          Mây kéo ngược chẳng có nước mà uống,

May kéo xuống chẳng có ruộng mà cấy.

-          Tháng năm trâu đằm thì cá ngoi.

-          Ruộng có phân như đụm có lúa.

-          Cấy sớm hơn bừa trưa.

-          Bừa lai rai sai mùa vụ.

Người Thái có những câu ca dao, tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất như:

-          Sấm đầu năm trên đầu sông đà sửa gác,

-          Sấm đầu năm trên nguồn sông Mã sửa thuổng.

-          Sấm trước không mưa.

-          Nắng tháng 6 được lúa

      Nắng tháng 9 mất mùa

-          Làm nhà đợi danh thì không tốt,

Làm ruộng đợi mạ thì không tốt

-         Chuối đã trồng không nên nhổ

Dâu đã trồng không nên bới.

-         Bổ tre bổ đằng ngọn,

     Chẻ mây, chẻ đằng gốc.

-        Rét vừa tốt mạ,

     Rét quá tốt rau.

-       Nương rợp mắt không bằng ruộng một thửa.

-        Ngắm mây thì mất, ngắm đất thì còn.

-        Muốn ăn cơm phải bừa ruộng kỹ,

     Muốn ăn khoai phải phát rừng lồ ô

Ca dao, tục ngữ của các dân tộc ở Hoà Bình có những câu nói về ứng xử xã hội và sinh hoạt cộng đồng. Chẳng hạn như ở người mường:

-          Nòi nhà lang là dòng máu chó

Nòi kẻ khó là máu khú máu rồng.

-         Gần lang mất gà

Xa làng sợ kẻ chợ.

-         Lang đi chợ để nợ cho dân

-         Lang đến nhà như ma đến cửa

-         Con lang thì lại làm lang

Con nhà tầm thàng thì vẫn là dân

-         Một người đàn ông không dựng nổi nhà

 Một người đàn bà không cắt nổi gianh.

-         Phép quan không bằng tuần rượu

-         Rượu ai người ấy uống

Vóng ai người ấy ngồi

-          Quan tài nằm ngang họ lang

Quan tài nằm dọc họ dân.

-          Hiểu con trai xem bờ ruộng

Xét đàn bà nhìn gấu váy

-          Dao sắc gãy chuôi

Người ngay dễ chết.

-          Ngủ trưa quen mắt, mắng vặt quen mồm.

Ở người Thái thì:

-          Ruộng hoang quý trâu đực

Mường có giặc quý người gan dạ

-          Ruộng nhiều nương thì tốt

Bản nhiều tạo thì khổ.

-          Nghe lời hay chớ vội phi ngựa

Nghe lời dở chớ vội thắt cổ.

-          Hỏi đường hỏi người già

Xin cơm xin gái trẻ.

-          Thóc không phơi nắng sao khô vở     

Người không đi đây đó sao khôn.

-          Chọn vợ, xem người mẹ

Chọn trâu xem con đầu đàn.

-          Gáy của ai, người ấy không tự thấy

Ngày chết, không ai tự đoán được.

-          Chưa gặp giặc chớ khoe giỏi võ

Chưa qua sông chớ vội khoe giỏi bơi.

-          Người khôn lo tính về dài

    

Người dại lo tính lùi sau.

-          Càng ăn cơm càng thấy rét

Càng muốn làm đẹp càng tháy méo mó.

-          Lên núi này thấy thấp

Nhìn núi nọ thấy cao

-          Cây trong rừng không bằng ngọn

Nhiều người, nhiều ý khác nhau.

-          Bản nào, bản không có gà vàng

Mường nào, mường không có người giỏi.

Ca dao, tục ngữ của người dân tộc ở Hoà Bình còn có các câu nói về ứng xử gia đình, quan hệ nam nữ…..Chẳng hạn như:

Ở người Mường:

-     Uốn cây uốn khi còn non

      Uốn con uốn khi còn nhỏ

-         Trai bỏ vợ không mất một đồng

Gái chê chồng mất một thành hai

-          Đám cưới có đôi

      Cột nóc phải lẻ

-          Diện như nàng dâu đi quạt

-          Đánh con người, con người chạy ra búi bái

Đánh con mình, con mình chạy lại lòng.

-          Anh em nơi xa không bằng ba nhà búng rộc.

-          Được con dâu, sâu mặt mẹ chồng.

-          Bé con cha, lớn con chú, con ông.

-          Em trai chồng với chị dâu như trầu với lá mướp

-          Em chồng với chị dâu như măng mu rau tróc.

-          Yêu nhau đắp vó cũng ấm,

      Chẳng yêu nhau chăn bông đệm ấm ễnng chẳng nên.

-          Ngọt như dấm mẻ.

Lành như con kẻ ( con chồng) mẹ ý ( mẹ ghẻ).

-          Trăm thứ hoa không bằng hoa con cái ( gái).

-          Trăm thứ trái không bằng trái hồng cơm (lúa gạo).

-          Không lấy được em,

Không phải chê em xấu, em nghèo,

Mà tại tiền cheo trâu cưới

Ở người Thái thì:

      -    Đi nương nhớ mang theo chó,

           Đi ruộng, chớ mang theo con nhỏ

-       Làm ruộng ai chẳng muốn ngon,

     Nuôi con ai chẳng muốn khôn lớn.

-       Anh em cãi nhau ba ngày không mất

           Vợ chồng cãi nhau một buổi thành người dưng.

-       Bố mẹ khuyên chưa bằng thầy bảo,

     Thầy bảo chưa bằng tự mình suy.

-       Anh em đến nhà chớ đánh chó

     Chú bác đến nhà chớ mắng con.

-        Của do mình làm ra tựa nước mạch

     Của cha mẹ để lại tựa như của trôi sông.

-        Chồng làm nên ông, nên quan

     Bởi vợ khôn ngoan, hiền lành.

-        Nuôi em khó chiều tính

      Nuôi con khó chiều lòng

-         Chồng tốt như lạt buộc nhiều vòng

      Chồng hư như tổ ong buộc cổ

-         Chiều chồng không dệt được vải

      Chiều con không có ăn

-          Cây gãy còn gốc

            Thuyền vỡ còn mái chèo

             Cha chết còn chú còn bác

 

Truyện thơ

Ở Hoà Bình, truyền thống thơ ca của người Mường, người Thái là nổi bật nhất. Điều này thể hiện rõ nhất ở những áng sử thi dài hàng ngàn câu. Chủ đề chính ở các tác phẩm truyện thơ là tình yêu nam nữ với những mối tình say đắm của những đôi trai, gái do hoàn cảnh mà trở thành những bi kịch của cuộc đời. Chính nỗi đau thương, day dứt của sự tan vỡ, mất mát, thất vọng về tình cảm ấy lại trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ sỹ dân gian sáng tác ra những truyện thơ nổi tiếng như Nàng Nga- Hai Mối, Út Lót- Hồ Liêu, Vườn hoa núi cối… Tất cả những truyện thơ này đều là chuyện về tình yêu nam nữ với chủ đề lên án chế độ hôn nhân cưỡng ép của chế độ gia đình phụ quyền rất rõ rệt… Các truyện đều có cái kết dữ dội bằng những cái chết đau xót của các nhân vật chính và phụ.

Tuy chủ đề tình yêu là cối lõi của tất cả các truyện, song trên cái nền ấy là cả một bức tranh sinh hoạt văn hoá vô cùng đa dạng và phong phú của chủ nhân sinh ra nó. Chỉ cần điểm qua vài nét chính trong truyện Nàng Nga- Hai Mốt ta sẽ thấy rất rõ điều ấy. Đây là quang cảnh ngày mở chợ:

Ngày mở chợ

Ba hồi trống đánh

Hết làng trên xóm dưới

Con trai đầy sân,

Con gái đến đầy cửa đầy nhà

Cơm trong mồm chưa kịp nhá

Cá trong mồm chưa kịp nuốt

Trầu trong khăn chưa kịp lấy,

Chín mươi làng trên

Đều mang bương gianh ra mở chợ.

Trong bối cảnh hết sức tưng bừng, sôi động ấy, tình yêu trai gái nảy nở một cách tự nhiên, tự do để rồi thề ước với nhau một niềm chung thuỷ son sắt:

Nếu sai hẹn ước

Sẽ chết nơi sông Chu bến Động.

Nhưng:

Mẹ nàng tham bạc

Chú bác họ hàng đã tham ăn tham uống

Đã gả nàng cho ông vua Ai Ước.

Quang cảnh đánh giặc của chàng Hai Mối:

Giặc bên Bắc đang muốn tiến vào

Giặc bên Lào, bên Ngô đang thì tiến xuống

Ta phải cất công sang sông Chu, bến Động

Trên bờ cắm chông

Dưới sông thả cạm, thả bẫy.

Cuộc kiếm tìm người yêu không ngại ngần gian khổ:

Chàng lại ra đi

Hết rừng trúc qua rừng mai

Tìm đến chùa Thái Thúc xin Bụt phù hộ

Rồi chàng lại ra đi bốn đêm trắng

Bảy ngày liền

Chẳng thấy đâu là làng là xóm

Chỉ thấy ngàn cây bát ngát xanh xanh.

Cuối cùng là sự tuyệt vọng tìm đến cái chết mà chưa gặp được người mình yêu. Còn nàng, đến khi gặp chỉ còn là một cuộc làm ma cho người yêu. Do vậy, để trọn tình, nàng cũng quyết quyên sinh:

Hỡi hồn anh ở dưới đất thì lên

Hỡi hồn anh ở trên trời thì xuống

Hỡi hồn anh ở sông Chu bến Động thì vào.

Sống ta không nên cửa nên nhà

Đợi em chết xuống làm nhà bên ma.

Khấn xong, nàng cởi chiếc áo đang mặc

Cầm cái gương, cái lược đang cài

Là vật kỷ niệm ngày trước

Lao đầu xuống sông Chu, bến Động

Để về cùng chàng Hai Mốt.

(Bản sưu tầm của Đinh Công Niết)

Tương tự như vậy, trong truyện Út Lót- Hồ Liêu, chàng Hồ Liêu mở nắp quan tài đón nàng Út Lót vào cùng chết và những truyện thơ khác đều có kết cục bi kịch như vậy.

Rõ ràng, truyện thơ không chỉ kể về các mối tình tuyệt vọng của các đôi trai gái, mà đã được nâng lên thành những vấn đề xã hội, thể hiện khát vọng hôn nhân tự do, khát vọng đôi lứa, vượt ra khỏi những ràng buộc khắt khe của gia đình, của phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo… Truyện thơ của người Mường được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành những áng văn bất hủ.

Ở người Thái, những tác phẩm nổi tiếng như Xống chụ xôn xao hay Khum Lú- Nàng Ủa được phổ biến ở hầu hết các vùng Thái. Đó là những truyện thơ dài mang đậm chất dân ca Thái, hàm chứa những tâm tư, tình cảm, nỗi lòng thầm kín của tình yêu đôi lứa, đồng thời cũng bày tỏ những khắc khoải của sự mất mát, chia lìa. Từ chỗ:

Anh đến thăm, em thương nghĩa,

Anh đến thăm, em thương tình,

Như thể cá chép ở chung khoang

Như thể rượu nếp ở chung vò

Thương nhau đã quyết nên bạn

Yêu nhau đã quyết nên tình

Lời tình trao, thề có trời có đất…

Vậy mà:

Lòng anh chết đi sống lại nhiều lần

Bởi anh thấy khách mường ngoài

Đem lễ vật đến hỏi em yêu

Khách đến hỏi, bố mẹ em ưng gả

Khách đến nhà, bố mẹ em nhận lời.

Những truyện thơ dài của người Thái, người Mường rõ ràng đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của các thế hệ. Được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, truyện thơ dài là một giá trị văn hoá của dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ. Đồng thời, nó cũng được lưu truyền như một bài học kinh nghiệm về những kỷ niệm đau buồn đã qua, một sự nhắc nhở, sám hối, an ủi, chia sẻ đối với những bất hạnh của người đi trước thiếu may mắn. Cứ tưởng tượng giữa trùng điệp của núi rừng bạt ngàn xưa, những truyện thơ ấy được kể bằng những lời trầm bổng của người dẫn chuyện, chúng ta sẽ thấy một khung cảnh đầy thơ mộng và lãng mạn thế nào. Điều này cho thấy, vượt lên những bi kịch, những nỗi buồn sâu xa là một cuộc sống tinh thần hết sức phong phú của những con người vùng sơn cước này.

Ở người Dao, người Mông, người Tày Hoà Bình tuy không thấy những tác phẩm truyện thơ dài hơi, song hình thức này cũng tồn tại ở những truyện ngắn hơn với các chủ đề khác nhau.  

Sử thi

 

Dưới dạng những truyện thơ dài, song tầm vóc của sử thi là những áng thơ văn bất hủ của người Mường và người Thái với các tác phẩm như Đẻ đất đẻ nước của người mường và Ẳm Ệt của người Thái.

Đẻ đất đẻ nước là một bộ sử thi đồ sộ dài hàng ngàn câu. Nội dung của nó là toàn bộ tư duy cổ của người Mường về sự sinh thành ra vũ trụ, ra con người và vạn vật xung quanh nó. Bộ sử thi này chứa đựng cả một kho tri thức về văn hóa truyền thống của người Mường trong quá khứ.

Theo những công bố mới nhất của các tác giả Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện vào năm 1995 thì Đẻ đất đẻ nước (với ý nghĩa là toàn bộ tang ca) dài tới 61 roóng, mỗi roóng là một truyện về một vấn đề nào đó. Ví dụ như Đẻ gươm, Đẻ xống áo, Điềm gở, Nhòm Mường Bi… Tất cả những roóng ấy được kể trong 12 đêm, thậm chí còn dai hơn mới hết. Sử thi Đẻ đất đẻ nước được kể khi người Mường làm ma cho người chết nhằm giải thích và dẫn dắt hồn người chết, an ủi, vỗ về họ yên tâm về thế giới bên kia, đừng gây chuyện gì cho những người sống. Vì vậy, các nhà nghiên cứu còn gọi Đẻ đất đẻ nước là tang ca của người Mường. Tang ca này được một ông thầy mo trình bày.

Thực ra, đúng như Từ Chi viết: riêng phần “Đẻ đất đẻ nước” dù dưới dạng dị bản dàn trải nhất cũng chỉ chiếm một đêm trong số mười hai đêm kể của thầy mo về toàn bộ tác phẩm. Công trình nghiên cứu gần đây nhất về tác phẩm đẻ đất đẻ nước do Quỹ Toyota tài trợ được lấy tên chung hơn là Mo Mường, ngoài phần nghiên cứu, các tác giả chia Mo mường thành 9 phần từ khởi đầu đến kết thúc với độ dài hơn 400 trang (phần tác phẩm). Có thể nói, sử thi Mo Mường là tác phẩm đồ sộ nhất của văn học dân gian Mường. Không những vậy, nó còn là một kho kiến thức nhiều vấn đề văn hóa, xã hội khác của người Mường ở Hòa Bình. Không phải ngẫu nhiên mà áng sử thi này lại được trình bày ở đám tang. Những lời kể không chỉ là sự vỗ về, an ủi, chia ly với người chết mà điều quan trọng hơn đây là dịp người sống cùng tụ họp lại ôn lại lịch sử của cha ông mình, cho các lớp trẻ biết mình sinh ra từ đâu nguồn gốc ra sao và phải làm gì để tiếp tục những cái mà người đi trước đã làm.

Rõ ràng đám tang trở thành một cuộc sinh hoạt cộng đồng trước cái chết của một thành viên của cộng đồng. Đây là dịp cả cộng đồng cùng thắt chặt lại bên nhau để vươn lên tồn tại và phát triển trước những thử thách đang đợi họ. Sử thi Mường như một sợi dây vô hình nhưng hết sức bền chặt và mạnh mẽ xâu chuỗi, gắn kết từng thành viên lại với nhau trong cộng đồng. Vòng quay ấy cứ vận động liên tục làm cho cộng đồng ngày một vững chắc hơn.

Sử thi người Thái có Ẳm Ệt. Về quy mô và tầm vóc thì Ẳm Ệt của người Thái cũng là một bộ sử thi lớn nói về toàn bộ lịch sử xã hội, những mối quan hệ của con người với tự nhiên, sự hình thành vũ trụ và con người theo quan niệm của người Thái.. Giá trị nội dung và ý nghĩa xã hội của Ẳm Ệt của người Thái giống như Đẻ đất đẻ nước của người Mường: Ẳm Ệt chứa đựng cả vốn văn hóa dân gian của dân tộc bao gồm các triết lý dân gian, những nhận thức đơn giản về vũ trụ, nhân sinh quan, thế giới quan, dưới hình thức diễn xướng, diễn xuất có hóa trang, lời diễn xuất có âm điệu, có dàn nhạc phụ họa.”

Ngoài những áng sử thi được kể dưới hình thức mo, còn nhiều bài mo khác của cả người Mường, người Thái và một số dân tộc khác ở Hòa Bình có giá trị như truyện dài. Những bài mo đó có thể là những bài cúng hay kể chuyện, độ dài có thể lên tới hàng trăm câu hoặc vài chục câu. Như vậy, những bài mo này có giá trị như những truyện thơ. Mặt khác, những bài mo đó có nhiều chủ đề khác nhau như mo thành hoàng, mo cúng đức thánh Tản, mo khuống mùa…

8 tháng 2 2020

Mình chưa biết cách giải thích,mong bạn thông cảm

Tục ngữ Việt Nam về thiên nhiên và lao động sản xuất:

-Con trâu là đầu cơ nghiệp.

-Đầu năm gió to , cuối năm gió bấc.

-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối 

-Êm như chằn tinh, dữ như dòng nước.

-Giàu đâu những kẻ ngủ trưa

Sang đâu những kẻ say sưa rượu chè.

8 tháng 2 2020
  • Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

  • Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo

Lợn ăn xong lợn béo lợn gầy.

  • Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa.
  • Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
  • Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
  • Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
  • Muốn cho lúa nảy bông to

Cày sâu bừa kĩ phân cho nhiều.

  • Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
  • Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền.
  • Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống.
  • Nhất thì, nhì thục.
  • Nước chảy đá mòn.
  • Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
  • Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
8 tháng 12 2018

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

~~Hok tốt~~

Cô gái xử nữ

8 tháng 12 2018

Nghĩa đen: không có thầy dạy dỗ thì một con người không biết nhiều về chữ, lễ, nghĩa và không làm nên được việc gì 

Ngiã bóng :

Câu tục ngữ đề cao việc học thầy: không có thầy dạy bảo thì không thể làm được gì, không mở mang kiến thức được. 
Câu tục ngữ đề cập đến một đạo lí: phải biết học ở thầy, phải biết yêu kính và biết ơn thầy.


#lâu lâu hỏi đáp , k mk nha


 

16 tháng 12 2021

Đừng để quá trình học của bạn trở nên khép kín và bản thân cũng không chia sẻ kiến thức cùng ai. Hãy thoải mái trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô giáo những điều bạn chưa biết hoặc đơn giản là đưa ra những ý kiến mà bạn cho là đúng. Học hành cũng cần có môi trường phù hợp, có sự tương tác giữa các học sinh với nhau, hoặc giữa học sinhgiáo viên. Bạn sẽ cảm thấy hứng thú, có động lực học tập. Vậy nên đừng bó hẹp môi trường học tập của mình, chưa biết thì hỏi muốn giỏi thì phải học!

nếu đúng thì k cho mk nha

17 tháng 12 2021

                                                                                                                                                                                  

                   

                                                                    

(^_^) hihi

28 tháng 12 2018

Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách:đó là  con gấu bông.

Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.

Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".

Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.

Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.

Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.

19 tháng 9 2020

         

Ở cạnh nhà tôi có một gia đình phải nói sao nhỉ, một gia đình trang ngập yêu thương luôn vắng mặt của sự cãi nhau. Những rồi cách đây vài tháng trước, tôi cũng không biết xảy ra chuyện gì nhưng tôi thấy tiếng cãi vã của vợ chồng nhà bác ấy, gđ tôi chạy ra can ngăn nhưng không được. Bác gái đã kịp lấy một cái gậy đập vào xương sống của bác trai. Hàng xóm làng giềng ai ai cũng bàng hoàng, nghe kể lại 2 đứa con bác đang ở quê chơi và 2 cậu con trai cũng bất ngờ về chuyện gđ nên đã vội bắt xe về nhà. Rồi sao tối hôm ấy, bác trai phải về ngôi nhà cũ để ở còn ngôi nhà mới khang trang thì để lại cho bác gái. Mẹ già ốm yếu nằm viện nhưng bác luôn lấy lý do là bận việc không về được. Mấy ngày sau , bác về và thăm mẹ, tối ngày hôm ấy khj nghe bố nói " Mẹ con mệt hơn hôm qua bố sang xem sao". Như tôi nghe mẹ kể lại là đúng 10h là bà bắt đầu khó thở. Đến sáng ngày thứ 3 lúc 5h tôi thấy 1 chiếc xe từ bệnh viện đi về phía nhà kế bên nhà tôi. Lúc đó tôi thấy gđ bác người nào người ấy nước mắt cứ vậy mà tuôn rơi, đưa bà từ từ trong chiếc xe ra và cố giữ lấy hơi thở của bà để bà được gặp con cháu một lần cuối cùng dường như bà cũng mong vậy và khi các cháu và anh chị đã có mặt đông đủ, có lẽ lúc đó bà đang rất vui và mỉm cười.Tôi thấy các con bà ngồi bên giường thủ thỉ với mẹ vài câu rồi xin lỗi. Quỳ trước mặt bà nước mắt rơi lệ.Rồi tôi nghe thấy tiếng kêu gào từ trong phòng bà và tôi nhìn lên đồng hồ và hình như giờ phút bà ra đi là 2h15 chẳng ai có thể quên được và khóc lên gọi bà , những đứa con tội nghiệp gọi mẹ nhưng kể từ giây phút ấy bà đã ra đi mãi mãi. Bà đi để lại nỗi đau buồn cho con cháu , để lại niềm đau thương của những người hàng xóm. Đúng là vậy sống trên đời phải có nhân có đức, ở hiền gặp lành. Bà là một người sống có hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Bà mỉm cười lặng lẽ ra đi không một lời nhắn nhủ với con cháu. Những đứa cháu yêu bà nhất được ở cạnh bên giường bà ôm lấy bà cầm tay bà gọi bà tỉnh lại nhưng bà đâu hay mà để lại con cháu ở lại với nỗi buồn sâu thẳm trong tim. Chị em hàng xóm chỉ biết ngồi cạnh giường bà mà thủ thỉ vài câu cuối nói lời tạm biệt. Thấy vậy mà nước mắt tôi có vậy mà ra tôi không thể kiềm chế được những giọt nước mắt ấy. Càng nhìn lại càng thương, người bà nhân hậu người mẹ hiền từ. Đêm ngày hôm ấy tôi thấy các con bà cứ ngồi bên cạnh quan tài mà khóc, đứa con gái tội nghiệp cứ gọi tên mẹ hoài mà mẹ không tỉnh dậy. Ngày hôm sau lúc 1h trời bắt đầu những hạt mưa rất to như đang thương tiếc bà vậy. Những hàng xe máy đi theo đoàn để tiễn đưa bà đi, rồi sao nữa tôi cũng không biết.

Ai còn cha mẹ xin đừng để cha mẹ buồn. Đừng để mọi chuyện xảy ra rồi mới biết hối hận vì lúc đó cũng đã quá muộn rồi. Đó là câu chuyện về cảm động về tình nghĩa mẹ con. Cả đời này đạo làm con luôn sợ mẹ hai chữ " cảm ơn "