Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con trưởng của ai? Lạc Long Quân
lấy ai làm vợ?
- Thuở xa xưa ở miền Lạc Việt có một vị thần, nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ nơi thuỷ cung tráng lệ.
- Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, người mến sắc, kẻ tham tài, rồi yêu nhau, nên vợ nên chồng.
2 Vị vua đầu tiên của nước Việt Nam là ai? và lên ngôi năm nào? Vua đặt tên nước là gì?
- Âu Cơ đưa đàn con lên rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu và đặt tên nước là Văn Lang , truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ bốn phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc.
3 Xin cho biết vì sao người Việt gọi mình là “Con Rồng Cháu Tiên”?
- Từ sự tích Trăm trứng này mà người Việt Nam ta vẫn tự hào nhắc đến nguồn gốc dòng dõi của mình là con Rồng cháu Tiên.
1. Lạc Long Quân, tên Sùng Lãm, là con trưởng của Kinh Dương Vương (tên Lộc Tục, con vua Đế
Minh) và Long Nữ (con gái vua Động Đình.)
Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ làm vợ.
2. Vị vua đầu tiên của nước Việt xưa là Kinh Dương Vương.
Vua lên ngôi năm 2879 trước công nguyên (2879 B.C.)
Vua đặt tên nước là Xích Quỷ.
Giải thích thêm:
Nước Xích Quỷ rất lớn, gồm 1/2 nước Tàu phía nam sông Dương Tử và miền Bắc Việt ngày nay.
3. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân vốn con cháu thủy thần, và vợ ông là bà Âu Cơ vốn nòi giống
tiên.
Giải thích thêm:
Nguồn gốc TIÊN: Vua Đế Minh đi tuần thú phương nam, tới miền núi Ngũ Lĩnh, lấy Vụ TIÊN
Nữ, sinh ra Lộc Tục. Sau Lộc Tục lên làm vua phương nam, tức Kinh Dương Vương.
Nguồn gốc RỒNG: Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ (RỒNG).
~ học tốt ~
Tham khảo:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Mỗi năm vào ngày mùng 10, tháng 3 âm lịch, dòng người khắp cả nước lại cùng nhau đổ về Việt Trì, Phú Thọ để tham gia lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là giỗ tổ Hùng Vương, cả nhà tôi cũng hòa trong không khí đó. Hội Đền Hùng kéo dài trong bốn ngày từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hàng năm, gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được cử hành rất long trọng, đồ cúng gồm có một đầu lợn, một đầu dê và một đầu bò, ngoài ra còn có bánh chưng xanh, xôi nhiều màu và bánh dày. Sau khi các chức sắc, bô lão vào tế lễ thì đến lượt người dân ở tứ phương vào tế lễ để tỏ lòng thành kính, biết ơn với vua Hùng và cầu mong cho mình những điều tốt đẹp. Tiếp theo, vui nhất phải kể đến hội rước kiệu, những chiếc kiệu được sơn son thiếp vàng, người đi rước mang khăn đóng áo dài, hoặc kiểu trang phục của quan lại thời xưa trông thật đặc sắc. Nếu như đám rước kiệu nào chiến thắng trong buổi lễ năm nay thì năm sau sẽ được vinh dự rước kiệu lên đền Thượng tham gia vào phần quốc lễ. Nhìn từ xa xa, chỉ thấy đoàn người đông như kiến với đủ loại trang phục, màu sắc khác nhau chen chúc đi xem hội, ai nấy đều vui mừng, háo hức. Xung quanh khu vực đền Hùng cắm rất nhiều cờ hội với các màu xanh đỏ, tím, vàng làm cho không khí trở nên rộn ràng, náo nhiệt vô cùng. Vì lượng người đổ về đây dự hội rất đông nên có một lực lượng công an tiến hành giữ vững an ninh, trật tự để đảm bảo cho ngày hội diễn ra suôn sẻ. Lễ hội Đền Hùng là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta, cần được giữ vững và phát huy đến muôn đời sau.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1 :
Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó cô bé mới hối hận và khóc lóc.
Câu 2 :
Trong 20 năm qua, chính bà mẹ là người đã giúp Frank đem giấu (phi tang) những cái xác ở giếng do hắn giết. Khi hắn giết bà mẹ thì cái xác của bà vẫn ở nguyên chỗ cũ do bà đã bị giết rồi, không ai còn giấu xác cho hắn nữa.
Câu 3 :
Thực ra người em gái mới là kẻ hóa điên rồi giết gia đình mình, sau đó bị mất trí nhớ. Người anh trai chỉ giết có một người, đó là chính mình, vì muốn chịu tội thay cho em gái nên đã đi đầu thú và lãnh án tử hình. Cô gái sau khi nhớ ra toàn bộ câu chuyện thì quá đau lòng và thấy có lỗi với gia đình nên tự vẫn.
Câu 4 :
Chàng trai muốn cầu hôn cô gái vào đúng sinh nhật cô. Để tạo bất ngờ, anh ta đã giấu chiếc nhẫn mình mua để cầu hôn bạn gái vào con gấu rồi đem đi tặng cô. Tuy nhiên, cô gái đã không hay biết nên ném nó đi khiến anh bạn trai vô tình bị xe cán. Mãi sau này khi chàng trai đã qua đời, cô gái giữ con gấu bên mình và tình cờ phát hiện ra bí mật này. Quá ân hận và nghĩ rằng mình là người khiến bạn trai phải chết, cô gái đã tự vẫn.
Câu 5 :
Người đàn bà kia thực chất chỉ là 1 cái xác. Chính hai tên đàn ông ngồi bên cạnh cái xác là kẻ đã giết bà ta rồi mang bà ta lên tàu để đến địa điểm phi tang. Để che mắt hành khách trên tàu, chúng làm giả như bà ta còn sống, cố làm mắt bà ta mở nên bà ta chỉ ngồi bất động 1 chỗ và nhìn chằm chằm vào cô gái đối diện. Cô gái thì không biết điều này, nhưng người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái thì đã đoán ra được chân tướng sự việc. Đó là lý do vì sao ông ta lại nhất quyết lôi cô gái ra khỏi con tàu vì sợ rằng cô sẽ gặp nguy hiểm nếu còn tiếp tục ở lại trên tàu.
Câu 6 :
Công việc của ông bố thực chất là làm bảo vệ an ninh cho một tòa nhà. Đứa con nhìn lên màn hình không phải là tivi mà là camera an ninh, vì vậy mới có một đoạn phim chỉ chiếu cảnh căn phòng trống không, và cảnh kinh dị mà đứa bé cho là phim chính là một vụ giết người thật sự xảy ra trong tòa nhà này khi ông bố đang ngủ gật. Đó là nguyên nhân vì sao khi đứa bé kể lại diễn biến, ông bố lại sợ hãi đến như vậy.
Câu 7 :
Chính chàng trai đã giết chết cha mẹ và em mình rồi vào nhà tắm để làm sạch vết máu trên người, không may là đúng lúc đó lại có trộm đột nhập, tên trộm thấy mấy cái xác thì hãi quá nên thét lên, nghe tiếng thét của tên trộm nên chàng trai chạy ra. Nhìn thấy chàng trai người đầy máu, tên trộm biết anh ta chính là kẻ đã giết gia đình mình nên sợ quá bỏ chạy.
câu 2 có phải là bà frank là người chuyển cái xác ra khỏi giếng nhưng frank giết bả nên cái xác vẫn ở đấy
iêc: tiếc, việc
iêt: biết
s: sau, sinh, sự,sum, song, sê, sắp, suy, sang, sống
x: xưa, xanh, xuống, xẻ, xúi
tk mình nha
iêc : tiếc
iêt :
s : Sang đời kia, về sau, chung sống,sinh sự,sum họp,sum sê, sắp phải, suy đến
x: Ngày xưa,như xưa,xong rồi, xanh tốt, xong nghĩ, xúi chồng, xin lỗi
Em hãy cho biết: Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?
Trả lời:
Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã bộc lộ được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của các bạn đã làm cho nắng giống như những đứa trẻ tung tăng đùa vui, chạy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học bài:
“ Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần hiếu học của các bạn học sinh.
Hok tốt^^
Tham khảo nha bn !!!
Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã bộc lộ được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của các bạn đã làm cho nắng giống như những đứa trẻ tung tăng đùa vui, chạy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học bài:
“ Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần hiếu học của các bạn học sinh.
Bài tham khảo nè
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.
Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.
Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!
Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.
Ý nghĩa: Cái chết của ba người-hai anh em họ Cao và cô gái họ Lưu- chỉ là một sự hoá thân kì diệu:cau - trầu - vôi. Cây cau toả bóng chở che cho hòn đá, cây trầu quấn chặt lấy thân cau. Cũng như trầu với cau ăn với tí vôi làm cho miệng thơm môi đỏ. Trầu cau đã gắn bó với lễ hội cổ truyền, trong thù tiếp của cộng đồng người Việt xa xưa.
Người ta dùng trầu cau trong dịp tế tự, tang lễ, cưới xin, việc vui mừng
Sự tích trầu cau xảy ra vào đời vua Hùng thứ 4
Nhân vật chính: Tân, Lang, vợ Tân
Câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương đc xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6
Phù Đổng Thiên Vương sanh quán ở Kẻ Đổng (còn gọi là làng Gióng Mốt, tên cũ của làng Đổng Xuyên)
Chống giặc ở Trâu Sơn và Hà Lỗ