K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2016

Em thấy mình đã làm được để gia đình và thầy cô vui lòng:

+ Nghe lời ông bà, cha mẹ thầy cô

+ Lễ phép, lịch sự khi giao tiếp với mọi người

+ Có ý thức tự giác học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

23 tháng 8 2016

em đã bik quan tâm bạn bè, người thân. học giỏi làm gia đình, thầy cô vui lòng. Bik lễ phép. phụ việc nhà giúp mẹ

19 tháng 10 2016

Với một phong cách ẩm thực không cầu kỳ hay kiểu cách, Bún Hà Nội đã trở thành món ăn đặc sắc mà ai khi đi xa dù tận miền viễn sứ cũng nhớ về hương v***** quê nhà, hay đối với những du khách một lần đến và thưởng thức cũng để lại những ấn tượng khó quên!

Theo nhiều nhà ẩm thực học thì Hà Nội có vào khoảng trên dưới 15 món bún khác nhau và được chia thành hai dòng là dòng khô và dòng nước. Dòng khô có các món tiêu biểu như Bún Chả, Bún Đậu, ... Dòng nước có Bún ốc, Bún Riêu Cua, Bún Thang, Bún Cá... Năm tháng qua đi, phố phường ngày càng phồn hoa, đô hội, nhưng sự mộc mạc và bình d***** chính là phẩm chất nổi trội nhất của nghệ thuật nấu nướng và thưởng thức các món quà Bún này. Nhắc đến Bún thì đầu tiên phải kể đến món Bún Chả. Không ai biết rõ Bún Chả có từ bao giờ. Ông tổ của món ăn này chưa thấy được hậu thế ghi lại. Chỉ biết là từ rất lâu rồi, Bún Chả đã xuất hiện trên khắp các nẻo đường Hà Nội mà nổi tiếng là Bún Chả Hàng Mành. Trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường”, bằng những cảm nhận tinh tế nhất, nhà văn Thạch Lam đã dùng những âm hưởng của thi ca để miêu tả về sự đặc sắc của món ăn này vào những năm 30 của thế kỷ trước: “Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long Bún Chả là đây có phải không?” Một món quà Bún khác tuy không phổ biến như món phở hay món Bún Chả ở trên nhưng nó vẫn được liệt vào danh sách những món ngon đặc sản của người Hà Nội, đó là món Bún Thang. Trước đây, Bún Thang vốn là một món ăn quý, chỉ được làm vào những d*****p lễ tết nhưng ngày nay nó đã được bình dân hoá để ngày càng có nhiều người được d*****p thưởng thức món ăn tinh tế này. Bún Thang Hà Nội ngon nhất là ở phố Cầu Gỗ, Hàng Hành để rồi đã có bao nhiêu du khách đến với Hà Nội, thưởng thức món Bún Thang và mang theo dư âm của món ăn về nơi xa ấy suốt đời. Trong muôn vàn hương v***** phong phú của các món ăn, món Bún ốc vẫn tạo được một sắc thái riêng và đã thực sự đạt đến “cái đích ăn ngon” của người Hà Nội. Bún ốc đi vào phong v***** ẩm thực Hà Nội với những đặc trưng ấn tượng nhất phải kể đến Bún ốc Phủ Tây Hồ, bún ốc Phù Đổng Thiên Vương và bún ốc Khương Thượng. Chính ở những đ*****a điểm này, Bún ốc đã đạt đến độ thăng hoa nhất và trở thành một món quà độc nhất vô nh***** của người Hà Nội. Tương tự như món Bún ốc, món Bún Riêu Cua cũng là một món ăn khoác lên mình nó nét quê mùa, chất phát từ ao hồ, sông suối, từ đồng ruộng ngàn đời. Chao ôi! Có đỡ bát bún riêu nóng bỏng và ngút khói trên tay thì mới có thể cảm nhận hết được tấm lòng của “người trao kẻ nhận” đối với món ăn giản d***** này. Để rồi dù trời nóng hay lạnh mà được *****át bún riêu cua nóng hổi, thêm chút ớt cay, vài ngọn rau sống thì quả là thích thú. Những người sành ăn có thể tìm đến các quán bún riêu ngon có tiếng ở phố Thi Sách hay bún riêu Thanh Hồng ở phố Hòa Mã, Hà Nội để thưởng thức đúng cái chất, cái v***** của bún riêu Hà Nội. Cũng giống như Bún bò Huế, mì Quảng, bún cá Hải Phòng từ lâu đã trở nên vô cùng quen thuộc với người Hà Nội. Ở mỗi góc phố, mỗi nhà hàng lại có một cách sáng tạo món ăn này với cách chế biến khác nhau sao cho phù hợp với khẩu v***** tinh tế của người Hà Nội mà vẫn giữ được cái cốt cách, cái hương v***** bún cá biển đặc sản đến từ thành phố Cảng. Có lẽ ở Hà Nội, không ở đâu mà món bún cá biển lại ngon, lại được sáng tạo thăng hoa như ở quán Bằng -Bún Cá Biển Cay ở đầu phố Trần Huy Liệu. Khi ăn, bát Bún Cá Biển Cay có v***** ngọt đậm của xương, v***** dai, ngậy, thơm của miếng cá và chả cá, v***** béo của th*****t móng giò, v***** cay nồng của ớt chưng, v***** chua d*****u nhẹ của nước me chua cộng với v***** thanh mát của bún và rau sống. Dù là cao sang hay nghèo hèn, ai cũng có thể tới đây để thưởng thức và cảm nhận hương v***** quện nồng của món ăn này. Nói về các món Quà Bún thì chẳng có giấy mực nào ghi lại cho hết được.

Chỉ có những thực khách đã từng thưởng thức và cảm nhận thì cho dù miền ký ức của họ không rộng lớn nhưng sẽ vẫn luôn có một khoảng trống vừa đủ để hướng đến và lưu giữ mãi mãi về những món Bún “độc nhất vô nh*****” của Hà Nội. 

Bạn tham khảo nha!

19 tháng 10 2016

Từ ngày xa gia đình lên Sài Gòn học, hai chị em tôi chưa xuống Long An thăm gia đình chú thím út của tôi. Ngày còn bé cứ rảnh rỗi chúng tôi lại về chơi với ông bà nhưng theo thời gian vòng xoay của cuộc sống ông bà không còn, chúng tôi phải học hành nên ít có thời gian về đó. Hôm nay là thứ 7, hai chị em tôi liền chạy xe về, vừa về thăm chú thím cũng xem như thay đổi không khí hai ngày cuối tuần ở vùng quê.

Không khí ở Long An mát và trong lành hơn hẳn so với cái nóng nực, khó chịu của Sài Gòn. Nhìn những ruộng lúa xanh ngát cùng hương thơm mùi lúa mới thật là dễ chiu. Sau hai tiếng chạy xe cuối cùng cũng chúng tôi cũng về đến nhà chú thím. Dù hai chị em thay nhau chạy xe nhưng chạy xe đường dài quả thật cũng hơi mệt mỏi trong người, lại còn đói bụng nữa chứ.

Lâu rồi tôi cũng chưa có dịp thưởng thức tài nấu ăn của thím tôi, hồi trước chú tôi phải lòng thím cũng nhờ tài nấu ăn của thím. Khi gia đình tôi ở chung với nội, chị em tôi mê thức ăn thím nấu lắm. Nếu giờ được ăn các món ngon thím tôi nấu thì thật là không còn gì bằng. Thím tôi nấu được rất nhiều món, mà món nào cũng thật là ngon, nhất là món bún măng vịt, cá kho riềng, gà nướng… . Nhưng món ăn làm tôi nhớ nhất là món bún riêu cua.

Chiều thứ 6 đi học về tôi gọi điện báo chú thím ngày mai hai chị em về chơi. Thím hỏi thích ăn món gì để thím chuẩn bị, tôi reo lên ngay: Bún riêu cua thím ơi. Thím cười thích thú đầy tự hào.

Cách nấu ăn của thím tôi cũng đặc biệt lắm. Bún riêu cua thím tôi chỉ làm bằng cua đồng nên nước bún riêu rất ngon, ngọt và thơm. Lần nào thím làm, tôi cũng đều chăm chú quan sát. Lên Sài Gòn tôi cũng có học nấu ăn và học làm món này nhưng mùi vị không sao ngon bằng của thím nấu. Chắc do tay nghề nấu ăn của tôi còn lâu mới đuổi kịp thím tôi.

Bún riêu cua đồng – Cua đồng làm sạch

Để làm món bún riêu cua thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên là làm cua, khi mua cua về thím tôi thường ngâm cua trong nước gạo từ 1 đến 2 giờ cho cua nhả hết đất cát và xả lại bằng nước sạch. Sau đó đem cua làm sạch, phần mai cua thì dùng tăm khều hết gạch cua ra một cái chén.

Cho thịt cua vào máy xay cùng chút xíu muối. Xay nhuyễn và lọc lấy nước cua cho vào một cái nồi. Đặt nồi nước cua vừa lọc lên bếp đun nhỏ lửa để nước cua sôi cho đển khi phần cua đóng gạch. Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, thím mình còn dặn phải cho chút muối vào để khi sôi lên thịt cua đồng đặc lại sẽ có vị mặn vừa ăn, không thì nhạt mất.

Bún riêu cua đồng

Khi thịt cua đóng thành tảng, thím hớt ra bát để riêng. Cà chua cắt thành miếng vừa ăn, me cạo sạch vỏ, hành khô bóc vỏ thái mỏng. Đậu phụ thái miếng vuông nhỏ. Cho vào chảo dầu rán vàng các mặt. Vớt ra chén để riêng. Để có được nồi bún riêu cua ngon thì mỗi công đoạn đều phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, thím vừa nấu vừa căn dặn.

Phi thơm hành với dầu ăn, cho cà chua vào xào chín, thêm một thìa súp để cà chua mau mềm. Cho gạch cua vào xào cùng đến khi gạch tan ra hết. Dằm me chua ra bát chắt lấy nước chua bỏ bã. Khi nồi riêu cua sôi cho cà chua đã xào chín vào đun nhỏ lửa. Một loại gia vị không thể thiếu khi làm món ăn này đó là mắm ruốc, cho mắm ruốc vào tô, hòa với nước lạnh và đổ vào nồi. Khi nước sôi hạ bớt lửa.

 

Bún riêu cua đồng – Nấu nước dùng

Bún mua về nên chần sơ qua với nước sôi, xong xếp ra tô sẵn. Chan nước riêu cua vào dùng nóng thì không còn gì ngon hơn. Nhìn tô bún riêu cua nổi bật với màu vàng của nước dùng lẫn những sợi bún trắng tươi, màu đỏ của cà chua, vị chua thơm dịu của me và những miếng gạch cua nâu nâu, thơm nồng còn có cả đậu rán giòn ngon ngon nữa.

Tô bún riêu cua đồng sẽ đậm đà khó quên khi cho thêm mắm ruốc và ớt xào dầu vào ăn kèm thêm rau rổ rau thơm xanh rờn, có thể pha thêm chút mắm ớt tỏi rưới vào để món bún riêu cua thêm đậm đà hơn nữa.

Bún riêu cua đồng – Tô bún riêu thơm lừng

Bưng tô bún riêu cua nóng hổi tỏa khói nghi ngút cùng với mùi thơm lừng của mắm ruốc, ăn vào một miếng cảm nhận được vị ngọt của nước, cái ngọt beo béo của cua đồng, miếng đậu phụ giòn thơm ngon tất cả hòa quyện khiến mình ăn một lần cứ muốn ăn mãi. Chỉ với một tô bún riêu cua đã làm cho cái bụng của tôi được thỏa mãn rồi. Nhìn hai chị em tôi bưng hai tô bún húp xì xụp, ánh mắt chú thím tôi ánh lên niềm thương cảm. Ăn xong, thím nói cứ cuối tuần rảnh hai chị em về đây thím nấu cho ăn, thím còn nhiều món lắm, làm tôi cảm động sự chân thành của thím vô cùng.

Cháu cám ơn chú thím, hai tuần nữa cháu sẽ về Long An thăm chú thím :-)

Bạn có biết? Để bún riêu có hương vị đậm đà, mắm ruốc là thành phần không thể thiếu đối với món này :-)?

15 tháng 10 2016

  Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?

   - Cu Ti là em ruột cùa tôi.

   - Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy e đi được ba bốn bước.

   Thân bài:

   a) Tả hình dánq của em bé

   - Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

   - Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt. mái tỏ đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...

      + Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười do hống như trái táo chín.

      + Đôi mắt tròn long lanh.

      + Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.

 

      + Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.

      + Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.

      + Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

   - Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

     + Thích mặc quần áo trắng, tất trắng

     + Thích đi giày vai.

   b) Tính tình ngây thơ của bé

   - Tập đi, tập nói:

   (Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

   - Sinh hoạt cùa bé:

   Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

   Kết hài: Cảm nghĩ của em về người tả.

   Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn

15 tháng 10 2016

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

   Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

   Thân bài:

   a)Tả hỉnh dáng:

    - Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

   (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

    - Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

    - Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

       + Mái lóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn  lên rất rõ.

       + Đôi mắt bà còn rất sáng.

       + Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

       + Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

   b)Tả tính tình:

    - Những thói quen và sở thích cùa bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

    - Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

   (Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

   Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

   Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

25 tháng 1 2017

Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng Ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại. Phân tích các họa tiết hoa văn trên trống đồng, nhiều người đã tìm thấy ở đây hình ảnh lễ thờ nữ thần Mặt Trời cũng là nữ thần Nông nghiệp. Trong lễ hội này đã sử dụng các hình thức âm nhạc, thanh nhạc múa hát và các nhạc khí.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu:"Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao".

Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Tuy nhiên ở mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng biệt.

Tiến sỹ Đặng Văn Lung nói: "Các cụ ngày xưa có nói bỏ ca đi thì còn lại dao, có nghĩa là ca dao và dân ca ra đời cùng một lúc. Nhưng cũng không phải tất cả câu hát của dân ca là ca dao. Đi sâu vào nghiên cứu thì thấy dân ca phát triển rất nhiều, còn ca dao chỉ có một số chức năng nhất định".

Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáo dục của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, có thể nói ca dao dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất. Như Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã viết: "Nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ xưa và hình thức thô sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người". Có một câu ca dao rất ý nghĩa, không chỉ nói lên quan niệm triết lý của người Việt Nam mà đó còn là một câu nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, thể hiện sức mạnh của tập thể.

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao".


Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong ca dao dân ca là những nguồn nhựa sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Tuy cũng là câu nói, giọng điệu cùng với một cái nôi xuất phát nhưng không phải câu ca dao nào cũng có thể trở thành dân ca và ngược lại, ở mỗi thể loại lại có thêm những ưu thế bổ sung ứng dụng trong từng hoàn cảnh của thực tế đời sống. Theo cách hiểu thông thường, ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca. Như vậy giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ ràng. Ca dao là những câu nói phổ thông trong dân gian. Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt. Khi có nhiều câu kết thành một đoạn ngắn thì gọi là dân ca, vì vậy ranh giới giữa ca dao và dân ca là một sợi chỉ rất mỏng manh. Ca dao là lối văn truyền khẩu, trước tiên là do một người vì xúc cảm mà phát hiện ra, rồi vì lời hay, ý đẹp mà lan truyền trong dân gian và truyền mãi từ đời này qua đời khác. Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân nhưng nhiều câu rất nên thơ và ý nghĩa đậm đà, dễ xúc cảm người nghe nên được nhiều người để tâm sưu tầm.

"Có cha, có mẹ có hơn
Không cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con".

Câu thơ không chỉ nói về công đức sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ mà còn khuyên nhủ, răn dạy mọi người phải ăn ở sao cho đúng đạo làm con. Âu đó cũng là triết lý, quan điểm sống của mỗi con người chúng ta. Hoặc đó cũng có thể là những câu nói khuyên răn về quan hệ giữa anh em, bạn bè.

"Anh em như chân, như tay
Như chim liền cánh, như cây liền cành".

Hoặc là những câu ngợi ca tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động.

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Chính vì khả năng dễ nói, dễ tiếp thu, ca dao đã đi vào đời sống của nhân dân một cách rất tự nhiên và trong mọi hoàn cảnh.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Qua ca dao dân ca những hình ảnh của miền quê như trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh. Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió Lào cát cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dậy con khôn lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Trong câu hát của mẹ có ánh trăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanh ánh bạc và những con thuyền thấp thoáng ngoài khơi xa. Nghe lời ru của mẹ, trẻ thơ như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn lao về lòng yêu quê hương, đất nước, chắp cánh cho tuổi thơ của con thêm vững bước và sáng ngời niềm tin.

Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dậy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dậy bảo rất sâu sa. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Giống như đại thi hào Macxingocki đã nhận định: "con người không thể sống mà không vui sướng được. Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhẩy múa". Bởi vậy, ca dao dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần thiết đối với mỗi dân tộc, con người.

Trong câu hát ru của người mẹ Thanh Hoá, câu ca dao: "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" như một lời nhắn nhủ của người mẹ với đứa con thơ về tình nghĩa đạo lý ở đời, phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, đầy ắp tình thương và tình người. Từ thực tế cuộc sống những câu hát dân gian, những lối nói chân thành chất phác nhưng cũng không kém phần triết lý sâu sẵc, thực tế là những cái hay, cái tinh tuý của dân tộc được kết tinh từ cuộc sống hàng ngày. Trong ứng xử giao tiếp ông cha ta đã có vô vàn những câu nói đúc kết về những lối nói, những hành vi ứng xử khéo léo, lịch sự và duyên dáng.

Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Mai Ngọc Chừ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phát biểu: "Trước hết tôi xin nói về lời chào, người Việt Nam rất coi trọng lời chào. Người ta thường nói:"Tiếng chào cao hơn mâm cỗ". Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian. Ví dụ:

"Gặp nhau ăn một miếng trầu
Mai ra đường cái gặp nhau ta chào"
Hoặc: "Đôi ta như đá với dao,
Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen".

Nhưng năng chào cũng chưa đủ, chào phải đúng lúc, đúng chỗ:

"Gặp nhau đường vắng thì chào
Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng".

Câu thơ, giọng hát với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè về câu chữ, nhịp điệu trầm bổng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ, trống trải mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc.

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Bên cạnh ý nghĩa là công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ, câu ca dao này còn được hiểu rộng ra với những nét nghĩa rất phong phú.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Để hiểu câu ca dao như thế nó vừa lớn, vừa rộng, vừa có tính dân tộc, bởi vì núi được công nhận là cao, rộng, công cha đối với con là không phải bàn. Mình có đặc điểm khác các nước là làm nông nghiệp, việc bám vào quê hương, đất tổ, bám vào đất, nước là truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn bám vào quê hương và trong quê hương đó là do cha mẹ mình, tổ tiên mình sáng tạo ra, do vậy tấm lòng của mình phải hướng về cha mẹ, không thể xa rời được. Nghĩa đấy cũng như nước trong nguồn, chảy mãi. Công cha, nghĩa mẹ để lại mãi mãi cho mình, con cháu. Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".

Ca dao dân ca là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung mang tính chất chung cũng lại rất riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Ngay từ thủa lọt lòng, ca dao dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ, các em lại được cất lên nhưng bài hát đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen với tiếng nói, tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành, trai gái lại tụ họp nhau lại thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống. Đó là những tập tục rất phong phú, làm nảy nở thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha.

Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.

24 tháng 11 2016

Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.

 

Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mờy chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

 

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!

Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua

24 tháng 11 2016

Bài này bạn tự lm ak

 

17 tháng 11 2016

Tương truyền trong lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt thì từ đền thờ Trương Hống, Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt vang lên tiếng ngâm bài thơ “Sông núi nước Nam” mà nhiều người cho rằng do Lý Thường Kiệt viết ra để khích lệ tinh thần tướng sĩ.



“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,

Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ!”



Ngay từ đầu, với lời thơ ngắn gọn, rõ ràng, ý thơ mạnh mẽ ,đanh thép đã là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam . Nước Nam là một nước đã có vua, mà ngày xưa vua là thay mặt tối cao cho một quốc gia. Mặt khác, biên giới nước Nam cũng đã được định rõ ở “sách trời”, đó là một chân lí không gì thay đổi được. Có thể nói đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam, khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập , tự cường dân tộc. Chính nhờ có niềm tin ấy nên nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi bị giặc ngoại xâm, lịch sử đó đã được chứng minh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu.



Giặc Tống ỷ mạnh, đem quân sang xâm chiếm nước ta gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến cho đất nước ta lâm vào cảnh điêu tàn, nhân dân phải sống cuộc sống lầm than, càng hun đúc ý chí quật cường, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình, nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân Tống, nhân dân ta sẵn sàng đáp trả những đòn đích đáng.

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”



Là một lời buộc tội đanh thép, mạnh mẽ, là lời cảnh cáo quyết liệt dành cho giặc ngoại xâm. Chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng chúng ta cũng không hề khiếp sợ trước bất kì một thế lực nào khi chúng có âm mưu thôn tính nước ta. Dân tộc ta nhất định chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa, vì chúng ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, có tướng tài, quân giỏi. Kẻ địch nhất định thảm bại.

“Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ”



Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.



Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch sử.

17 tháng 11 2016

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

7 tháng 11 2016

- Nhà tranh vách đất: nhà có mái bằng tranh, tường làm bằng đất = > Cảnh nghèo xơ xác.

- Thuần phong mĩ tục: Phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, mang bản sắc riêng của một dân tộc.

- Vững như bàn thạch: Bàn thạch tức bàn được làm bằng đá = > Rất vững vàng, không gì lay chuyển được.

- Gan vàng da sắt: Biểu thị phẩm chất cao quý của con người trung thành kiên định không gì lay chuyển. - Chó cắn áo rách: đã nghèo khổ lại còn gặp thêm tai nạn.

- Ruột nóng như cào: rất sốt ruột, bồn chồn không yên lòng.

- Nhắm mắt làm ngơ: cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì về sự việc đang diễn ra.

- Mèo mù vớ cá rán: sự may mắn bất ngờ ngoài khả năng.

- Thả hổ về rừng: hành động nguy hiểm, tiếp tay cho kẻ ác có cơ hội tồn tạo.

- Chuột chạy cùng sào: hết sự lựa chọn, không còn lối thoát.

24 tháng 11 2016

1.ăn cháo đá bát
nghĩa : thái độ vong ơn bội nghĩa,sống chỉ nghĩ cho mình.
tương tự như câu qua câu rút ván
2.ném đá giấu tay
nghĩa: hành động lén lút,nói chung là hòng hại người khác.
3.ngậm máu phun người
nghĩa : hành động vu oan cho người khác
4.vạch lá tìm sâu
nghĩa : soi mói,dò xét một việc hoặc một người nào đó một cách quá mức
5.mò kim đáy bể
nghĩa : tìm kiếm một thứ gì đó trong sự mơ hồ,

6.Vắng như chùa Bà Đanh
nghĩa : sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh

7. há miệng chờ sung
nghĩa : kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.

8. bắt cá hai tay
nghĩa : là những kẻ tham lam vừa muốn thứ này , lại vừa muốn thứ kia

9. được voi đòi tiên
nghĩa : là những người có tính hay vòi vĩnh

10.qua câu rút ván
nghĩa : hành động của kẻ ích kỉ vô ơn với người đã giúp mình

 

26 tháng 11 2016

woa , bài này hay quá eoeo

27 tháng 11 2016

thankshahahahahaha

15 tháng 10 2016

B1:Tìm hiểu đè,tìm ý

B2:Lập dàn ý

B3:Viết thành văn

B4:Kiểm tra và sửa lỗi

15 tháng 10 2016

Cơn bn vì đã trả lời

25 tháng 9 2016

Dàn bài

Mở bài: thời gian diễn ra sự việc

Thân bài:

_ Công việc đó

_ Chi tiết sự việc

_ Chi tiết 1 ( đã gặp trong hoàn cảnh nào )

_ Chi tiết 2 ( nội dung diễn ra sự việc )

Chi tiết 3 ( sau khi lm xong e cảm thấy ra sao )

Kết bài : Cảm nghĩ chung

Chúc bạn học tốt!. Nếu làm thì dài lắm vậy nên tớ cho bạn dàn ý làm bài nhé!hihi

26 tháng 9 2016

 

Ôn tập ngữ văn lớp 7

Ôn tập ngữ văn lớp 7

Dòng cuối em tớ nó viết bạn thông cảm zùm nhé !