Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sáu dòng thơ đầu là lời thương xót của Nguyễn Du trước khung cảnh điêu tàn và số phận nghiệt ngã, thăng trầm của Tiểu Thanh.
- Hai dòng thơ cuối là niềm xót thương cho chính mình của nhà thơ. Từ đó đưa ra một khía cạnh nhìn khác về cuộc sống và nhân sinh, và cũng giúp cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn trong việc truyền tải thông điệp của mình đến độc giả.
- Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn:
+ “chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu”
+ “bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong… - tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài”
+ “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”
⇒ Qua lời kể của Tuần, cụ Phan Bội Châu hiện lên là người hiền từ, tài năng, phong nhã, ung dung, từ tốn.
- Hình ảnh đó rất khác với em tưởng tượng. Em đã tưởng tượng cụ là người nghiêm nghị, lạnh lùng, phong thái lãnh đạm, nghiêm trang.
- Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp chặt chẽ, khăng khít với nhau; lí lẽ và bằng chứng xác thực, đáng tin cậy đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm.
- Để lí giải cho luận điểm 2 tác giả đưa ra lí lẽ: Nếu những nỗ lực của chúng ta nhiều khi không thành công suốt đời cũng không làm được điều gì quá lớn để gửi lại thì chúng ta cũng không nên nản chí mà tiếp tục cống hiến và tạo ra thành tựu.
+ Tác giả lấy dẫn chứng: mỗi một viên gạch không tạo nên điều gì cả, nhưng khi chúng chồng lên nhau chúng tạo thành bức tường … vững chắc có thể che sóng, ngăn chiều…
- Người viết có quan điểm về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Cần phải sống trọn vẹn với lí tưởng của mình từng phút từng giây cuộc đời.
- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên đem nhiều vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc hơn so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật khác:
+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn gợi ra sự giao hòa của trăng - đàn và gợi ra sự thống nhất giữa chúng.
+ Người đọc choáng ngợp trước vẻ đẹp hòa hợp ấy, đồng thời cảm nhận hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”.
=> Đây là nét tài hoa tạo nên một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn ở tác phẩm nào lại hàm ý, đặc sắc như “Nguyệt Cầm” - Xuân Diệu.
Âm thanh “long lanh tiếng sỏi” là một thứ âm thanh lạ kỳ, độc đáo. Tiếng sỏi thường sẽ khô, lạch cạch, còn “long lanh tiếng sỏi” giống như miêu tả một vật lấp lánh, dễ vỡ.
Bài viết tham khảo
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có nhiều đóng góp cho sự đổi mới của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông có một kho tàng truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều chủ đề về cuộc sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” viết năm 1986. Tác phẩm này mô tả cuộc chiến giữa thiện và ác, đồng thời truyền tải một cách đẹp đẽ lòng trắc ẩn và sự lương thiện. Đồng thời, tác phẩm cũng cho người đọc nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thông qua vấn nạn mang tính thời sự - săn bắn thú rừng hoang dã ở nước ta.
Thông qua hành trình đi săn của ông Diểu từ khi trở vào rừng đến khi về nhà, người đọc thấy được cuộc chuyển biến nội tâm đầy sâu sắc của ông, khi tìm lại được nhân bản, tính người thiện lương mà trước nay bị vùi lấp. Nguyễn Huy Thiệp đã khắc họa rất chân thực nỗi đau đớn, thống khổ của loài vật trước sự tác động của con người. Hình ảnh cuối truyện là hình ảnh đẹp nhất để khép lại cuộc hành trình nhận thức của ông Diểu. Đó là khi ông bắt gặp loài hoa tử huyền - loài cây chỉ nở hoa 30 năm một lần, chứng tỏ rừng kết muối là vùng đất yên bình. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn. Thiên nhiên là hình ảnh phản ánh thái độ của con người đối với cuộc sống. Nếu con người biết bảo vệ và yêu thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ mang đến cho họ rất nhiều tài nguyên.
Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.
Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.
Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
Như vậy, "Muối của rừng" là một tác phẩm hoàn hảo để con người nhận thức lại vị thế của mình trên bàn cân: con người - thiên nhiên. Tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên - đánh thức nhân tính. Một tác phẩm nhắn nhủ con người phải luôn bảo vệ, nâng niu, che chở cho thiên nhiên.
- Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” vốn luôn là hai hình ảnh gắn liền, song hành cùng với nhau.
+ “Biển” là cái mênh mông to lớn kết hợp, bao bọc với “chiếc đảo” – không gian hẹp, ám chỉ tâm hồn.
=> Mối quan hệ giữa biển và chiếc đảo thể hiện tâm hồn thi sĩ giao thoa với âm nhạc và ánh trăng.