">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 3 2019

Chỉ quãng thời gian mùa xuân từ tháng hai trở đi. Theo Vũ Bằng: Trên các cành bàng, lá non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây sầu đâu thì từ khoảng này cũng trổ lá non nhưng nhúm lại với nhau thành một hình tròn như vết chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết (Thương nhớ mười hai).

Từ tháng giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhụy thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước nữa. Ðó là mùa "lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó"(...)Cũng như người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết, chỉ khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non xanh mầu cốm...
Đọc tiếp

Từ tháng giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhụy thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước nữa. Ðó là mùa "lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó"(...)Cũng như người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết, chỉ khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non xanh mầu cốm giót rún rẩy đu đưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng, vẫy gọi...

                                                                                                     (Trích:" Tháng ba,rát nàng Bân"-Vũ bằng)

a.Nội dung chính của đoạn văn trên viết về điều gì?

b.Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ được tác giả sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn.

c.Em hiểu thế nào về câu thành ngữ"lá bàng tai trâu,sầu đâu chân chó" được tác giả sử dụng trong đoạn trích

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 3 2019

a. Nội dung chính: Miêu tả sự đâm chồi nảy lộc của lá trong tháng ba.

b. Đoạn văn đã sử dụng:

- Phép nhân hóa:

+ "ngậm ý, giấu tình" -> ý nói cây cối cũng như người con gái, biết làm duyên làm dáng, dịu dàng, e ấp, kín đáo.

+ "run rẩy đu đưa một cách đa tình": miêu tả sinh động sự non tơ mỡ màng mà cũng mỏng manh của những chồi non.

- Phép so sánh:

+ "cũng như người con gái dậy thì..." -> sự đâm chồi của cây được so sánh với người con gái ở độ tuổi dậy thì -> sinh động

+ "như cây cối giơ những bàn tay nhỏ bé vẫy gọi" -> cây cối với những chồi non như con người thân thiện, vẫy tay chào, reo vui 

=> Phép nhân hóa, so sánh đã làm cho đoạn văn miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

4 tháng 5 2022

“Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa. Trước hết, câu tục ngữ gợi ra một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống. Các bà, các mẹ hay dùng lá để gói bánh, các lớp lá xếp lên nhau. Lá rách bên trong. Lá lành bên ngoài. Từ thực tế như vậy, liên tưởng đến con người. “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Họ luôn cần đến sự giúp đỡ của những người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn mình. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh. Lời khuyên được gửi gắm qua câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, bản thân cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Từ sự giúp đỡ này, cuộc sống của con người sẽ ngày tốt đẹp hơn, xã hội trở nên văn minh hơn.

4 tháng 5 2022

viết bài văn nha mn

 

14 tháng 4 2022

Refer

 Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.

16 tháng 8 2018

Đáp án

- Câu tục ngữ đưa ra những nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

- “sạch”, “thơm”: tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của con người, nhân cách và năng lực của người đó. Một con người dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng không được buông thả, lệch lạc. phải giữ cho bản thân và tinh thần được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý. 

24 tháng 3 2023

Đề 1:

"Có chí thì nên" là một câu tục ngữ rất phổ biến trong ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện những giá trị đạo đức cao đẹp về tinh thần cần có trong cuộc sống. Cụ thể, "có chí" biểu thị cho ý chí, lòng can đảm và sự quyết tâm, "nên" mang ý nghĩa cho phép, khuyến khích và quán triệt sự việc.

Theo em, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa giúp con người nhận biết và cảm nhận được giá trị của ý chí trong cuộc sống. Nếu một người không có chí cầu tiến, không có ý chí đấu tranh, không có lòng kiên trì và quyết tâm thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống, không thể đạt được những tâm nguyện và mục tiêu của mình.

Ngoài ra, câu tục ngữ này cũng khuyến khích mọi người cần phải có nhận thức và trân trọng giá trị của ông bà cha mẹ, truyền thống, quan niệm đạo đức, văn hóa của tổ tiên để phát huy truyền thống văn hóa nó trong cuộc sống hiện đại.

Trong cuộc sống đương đại, câu tục ngữ này đặc biệt có ý nghĩa với tuổi trẻ, nó khuyến khích các bạn trẻ cần phải có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến ​​thức và kỹ năng để phát triển bản thân, góp phần phần xây dựng đất nước, tạo tương lai tươi sáng.

Tóm lại, câu tục ngữ "Có chí thì nên" cho thấy giá trị và tầm quan trọng của ý chí, lòng quyết tâm trong cuộc sống. Với những ai còn đang phân vân hoặc đang lạc lối, câu tục ngữ này sẽ là lời khuyên, động viên và đưa ra hướng đi cho con người bạn.

Đề 2:

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một câu khẩu ngữ phổ biến trong văn hóa dân tộc Việt Nam, nó khuyên chúng ta đừng quên đi cội nguồn, truyền thống và nỗ lực của người đi trước trong cuộc sống.

Theo em, câu tục ngữ này mang một thông điệp sâu sắc về sự tôn trọng, trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có xu quên hướng mất gốc, lãng quên đi nỗ lực của thế hệ đi trước để chúng ta được sống an lành và thụ hưởng những tiện nghi hiện đại, chú trọng tới cá nhân, tập trung nhiều vào bản thân và lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, việc lãng quên cội nguồn, truyền thống là một sai lầm lớn, dễ khiến chúng ta mất đi cảm nhận, tôn trọng và kính trọng đối với cội nguồn của đất nước, những bậc tiền bối, cha ông ta để lại. Bởi chỉ khi hiểu rõ cội nguồn, hoàn cảnh mà ta đang sống, chúng ta mới có thể đánh giá đúng về các vấn đề phát sinh, vấn đề xã hội, tôn trọng và cần kiệm giữ các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, câu tiếp tục ngữ này còn

3 tháng 3 2016

kiên trì chịu khó thì sẽ có ngày thành công

3 tháng 3 2016

Nếu chúng ta kiên trì , chịu khó thì sẽ có ngày đạt được thành công của mình

1 ,Em hiểu thế nào về câu tục ngữ " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"

Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường (topos)” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.

Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với “nhất tự (một chữ)” và “bán tự (nửa chữ)” có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo”. Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì? Lão Tử từng nói: Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ (Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ).

Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.

Cô giáo đội tuyển Văn của tớ giải cho !

Còn cái kia là cô dạy Văn lớp tớ bảo

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư : 
( nhất:một; tự:chữ; vi: coi là; sư: thầy; bán: nửa ) 
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Phải tôn kính, biết ơn người dạy bảo( dù chỉ là nửa chữ 

22 tháng 3 2020

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân

16 tháng 4 2019

a,Mở bài:
*Yêu cầu:
-con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của tạo hóa.
-của cải tuy quý giá nhưng không thể sánh với con người.
-chứng minh cho điều này cha ông ta đúc kết nên câu tục ngữ:".............."
b,Thân bài: cần đảm bảo những ý sau:
*giải thích câu tục ngữ:thế nào là một mặt người bằng mười mặt của?
-vì con người mới là thứ quý giá nhất
-còn người thì còn của:do con người tạo nên của cải.........
-câu tục ngữ so sánh mặt người mặt của theo tỉ lệ :1/10
=>đề cao giá trị con người
* Đưa một vài đẫn chứng để làm sáng tỏ cho lời giải thích:
- muôn đời nay xã hội luôn coi trọng con người hơn là của cải
-người ta sẵn sàng bàn hết nhà cửa đất đai, dánh đổi nhiếu thứ quý giá đế có được sinh mạng
-> hậu quả của điều đó
-> Khẳng định giá trị của con người
* Nêu thêm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: người sống, đống vàng; người là vàng, của là ngãi...để làm nổi bật thêm giá trị của con người trong cuộc sống.
c,Kết luận: ý nghĩa câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ đề cao giá trị con người
- Nhắc nhở con người về giá trị của bãn thân mình và những người xung quanh.

#Hk_tốt

#Ngọc's_Ken'z