K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2017

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ý nói đến phẩm chất,lối sống cần có ở mỗi con người. Không nên chú trọng vẻ bề ngoài mà đánh mất phẩm chất bên trong. Qua đó, khuyên chúng ta nên sống giản dị phù hợp với xã hội ,với chính bản thân mk.

29 tháng 8 2017

Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:


“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.


Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

15 tháng 10 2016

Muốn học tốt bộ môn âm nhạc, em cần:

- Học chắc lí thuyết, học đến đâu nắm đến đấy.

- Chăm chỉ tập luyện, luyện giọng, đặc biệt vào mỗi sáng bạn cần cúi xuống cái lu và hát thật to giọng hát của bạn sẽ được cải thiện.

- Tự tin và có thái độ học tập tốt.

15 tháng 10 2016

+ Luyện thanh 

+ Chăm chỉ luyện tập những đoạn lên cao và thấp

+ Nghe nhạc và hát theo

 

19 tháng 11 2018

có tinh thần hiếu học

yêu nước....

31 tháng 5 2020

Để xây dựng quan hệ bạn bè ngày càng tốt, em cố gắng phát huy những biểu hiện tốt, khắc phục dần những biểu hiện chưa tốt để ngày càng hoàn thiện bản thân mình.

VD:

  • +Chăm sóc, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
  • +Cùng bạn cố gắng học tập để cùng nhau tiến bộ.
  • +Chia sẻ, động viên bạn khi bạn cần
  • +Luôn giữ đúng lời hứa với nhau
27 tháng 12 2017

1. - Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Không phải tất cả các truyền thống đều phải được giữ gìn và phát huy. Chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó chúng ta gạt bỏ đi những gì đã lạc hậu, không còn phù hợp để tiếp thu những cái mới góp phần làm phong phú hơn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2. - Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người chúng ta. Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó; phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thế hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng.

3. - Phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ để:

+ Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
+ Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam

4. - Tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng gia đình văn hóa:

+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình + Kinh tế gia đình ổn định + Gia đình hòa thuận, hạnh phúc + Tránh xa tệ nạn xã hội + Thực hiện nghĩa vụ công dân 5. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội 6. - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo : đừng thấy khó khăn mà nản chí, bỏ cuộc. - Có cứng mới đứng đầu gió : khuyên con người phải có dũng khí mới đương đầu với những khó khăn Chúc bạn thi tốt nha !

22 tháng 12 2016

Nếu mình không làm điều gì xấu thì mình cũng chẳng sợ điều gì cả. Ai muốn nghĩ sao cũng được lương tâm mình tự biết mình đúng hay sai ...sẽ không có gì có thể chi phối lương tâm mình

22 tháng 12 2016

Cây ngay không sợ chết đứng, ngụ ý nói về người ngay thẳng, trung thực, ko sợ sự dèm pha, vu khống, giá họa từ người khác vì họ không làm gì sai trái với lương tâm mình.vui

27 tháng 12 2018

Biểu hiện chung của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là :

- Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

- Kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức cao hơn

- Tiếp thu cái mới, gạt bỏ cái lạc hậu, bảo thủ, không còn phù hợp

- Giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ để mọi người biết

19 tháng 12 2016

Bieu hien chung cua viec giu gin truyen thong tot dep cua gia dinh la:

-Tran trong, tu hao,phat huy truyen thong tot dep cua gia ding,dong ho.

-Song luong thien,ko lam dieu gi ton hai den thanh danh cua gia dinh,dong ho.

-The hien long biet on nhung nguoi di truoc va song xung dang voi nhung gi duoc huong

banhquavui.vui.....

 

20 tháng 12 2017

viết tiếng việt hộ cái?

12 tháng 1 2019

Bữa sau viết dấu lên chứ viết vậy có thánh mới hiểu

5 tháng 6 2017

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tâm niệm: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói ấy ngay từ khi mới ra đời đã ứng ngay vào ngành giáo dục chúng ta. Điều đó cũng chứng tỏ rằng suốt cuộc đời của Bác, trong mọi phút giây, Bác luôn luôn quan tâm đến giáo dục và “trồng người”. Quả thật, “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế và văn hóa”. Giao dục là “đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”, đó là những công dân ưu tú, những cán bộ tốt hội đủ cả tài lẫn đức.

Trong một lần khác, hay nói đúng hơn, trong cảnh lao tù khổ cực dưới thời Tưởng Giới Thạch, trong “Nhật kí trong tù”, Bác đã đúc kết thật tinh tế: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn_ Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Với Bác, giáo dục là một công việc nghiêm túc, đức và tài phải rèn luyện bền bỉ,lâu dài và có kế hoạch thường xuyên, khoa học. Đó không phải là công việc của một người cụ thể, một ngành cụ thể, mà nó là công việc của tất cả mọi người trong toàn xã hội và diễn ra ở mọi lúc, tại mọi nơi. Đây là một công việc hết sức khó khăn, một con người ngày hôm nay là tốt, điều đó là đúng như thực tế đang diễn ra nhưng không phải là tất yếu, vì ai có thể đảm bảo rằng, ngày mai, cái tốt đó có còn trong con người đó hay không. Vì thế cho nên, mỗi người cần phải liên tục rèn luyện và tu dưỡng để liên tục khẳng định mình hướng tới cái chân, thiện và mĩ, chống lại các ác, cái xấu trong cuộc sống và chính bản thân mình. Như vậy, với Bác, giáo dục không có nghĩa là nhiệm vụ độc quyền của ngành giáo dục mà nó còn là nhiệm vụ của toàn xã hội và trách nhiệm thường trực của mỗi cá nhân. Quan điểm đó là một quan điểm tiến bộ, nó đã trở thành phương hướng cho toàn xã hội nói chung, ngành giáo dục noi riêng thực hiện.

Không chỉ có thế, Bác còn nhấn mạnh: “học phải đi đôi với hành”, “lí luận phải gắn với thực tiễn”,và người diễn giải: lời nói nói ra phải đi đôi với việc làm, lí luận phải gắn thực tiễn vì lí luận không có thực tiễn là lí luận suông, thực tiễn không có lí luận là thực tiễn mù quáng. Để khẳng định lí lẽ trên là đúng, là khoa học và thực tê, chính bản thân người đã sống và làm việc theo nguyên tắc ấy và làm nên bao điều kì diệu cho cách mạng nước ta và nhân loại tiến bộ trên thế giới.

Ngày hôm nay, với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, bản thân những người làm giáo dục chúng ta hãy kế thừa tinh hoa tư tưởng của Bác, biến nó thành kim chỉ nam cho sự nghiệp trồng người, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đào tạo ra hàng loạt đội ngũ những người công dân xã hội chủ nghĩa “vừa hồng lại vừa chuyên”, bắt tay vào xây dựng đất nước “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” thỏa như lòng Bác mong ước.

Hoc tập tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là chúng ta học tập thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hóa dân tộc ngàn đời, mang đậm hơi thở của cuộc sống thời đại và biến lời dạy của cha ông thành sự thật, lời dạy từ ngàn xưa đi mở cõi đến ngàn nay là lớp lớp cháu con đang vinh danh trên trường tri thức, là những huy chương vàng của mọi kì thi quốc tế, là lá cờ đỏ sao vàng mãi phần phật tung bay trong vạn tiếng reo hò sau mỗi kì vận hội.

Hôm nay, nhớ lại lời dạy của Bác, chúng ta vẫn còn bồi hồi xúc động, người cha già dân tộc đã đi trước trăm sương nghìn tuyết,dắt dìu dân nước Việt Nam ta, ôi! Bác ơi! Thực hiện lời dạy của người, chúng con mãi mãi khắc ghi và quyết phát triển hơn nữa. “Trồng cây” thì mất “mười năm” nhưng “trồng người” phải mất đến“trăm năm”, khoảng cách giữa con số “mười năm” và “trăm năm” là độ dài của sự tu dưỡng và quyết tâm rèn luyện. Công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước còn nhiều lo toan và bươn trải, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh” đang được cà nước “xuống đường” như ngày “xuống đường” đánh Pháp và Mĩ của toàn dân tộc năm nào. Dù khó khăn gian khổ thế nào, dù phải vất vả, hy sinh thế nào đi nữa, nhớ tới Bác, nghĩ về Bác chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh, chấp thêm đội cánh và bay nhanh tới chân trời mơ ước, chân trời khát vọng, chân trời trồng người vĩ đại của dân tộc, của thế hệ con cháu Bác Hồ Chí Minh, và của mục tiêu bất tử: “Vì lợi ích mười năm trồng cây_ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sống mãi trong ngành giáo dục chúng ta.

6 tháng 6 2017

Dài thế, tự làm hả Uyênbatngo

3 tháng 12 2018

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống ấy.

VD : Ông nội và ông ngoại em đều là những người chiến sĩ Cộng sản đứng trong hàng ngũ của Đảng, họ chiến đấu, cống hiện trọn cuộc đời mình vì tổ quốc. Tiếp nối truyền thống vô cùng cao quý và thiêng liêng liêng ấy, mẹ đã chọn con đường sư phạm, để bước lên bục giảng ươm mầm cho tương lai đất nước. Còn bố, bố là bộ đội, nơi biên giới để bảo vệ cho sự yên bình dân tộc. Em rất tự hào về điều đó.

3 tháng 12 2018

-Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, văn hóa, đạo đức… Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

- Ví dụ: Gia đình em có truyền thống hiếu học, em luôn học tập thật tốt để giữ gìn và phát huy truyền thống ấy.