Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
Nhớ đến khi lúc nước ta bị nhà Đường đô hộ. Nằm trong những kế hoạch thâm độc của chúng là những chính sách bọc lột tàn bạo, bắt nhân dân ta phải nộp thuế, cống nạp những sản vật quý hiếm. Trong đó là phải vất vả đi từ tận Hoan Châu sang đến tận Trung Quốc. Đến khi chỉ là một người dân phu đói khát dựt một quả vải ăn cho đỡ khát thì chuyện nhỏ đó đã làm nên chuyện lớn làm nên một cuộc khởi nghĩa đầy ưu thế, tâm huyết của người lãnh đạo, chỉ huy.
b) Sau cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế đã giành thắng lợi, Lý Đường giờ đã phục hẳn. Đồng thời, những thứ thuế, chính sách bọc lột tàn bạo đã bị bãi bỏ. Đặc biệt là từ nay nước ta ko phải cống nạp vải sang Trung Quốc nữa. Nên nhân dân ta không phải vất vả, chịu khổ mà được ấm no, hạnh phúc.
a) Dưới ách đô hộ của nhà Đường, đời sống nhân dân ta vô cùng khổ cực. Nhân dân ta phải nộp nhiều loại thuế, đã vậy còn phải tìm sản vật quý hiếm để cống nộp cho chúng. Hàng năm đến vụ mùa, nhân dân phải thay nhau gánh quả vải sang cống nộp cho nhà Đường.
b) Trước tình cảnh đất nước loạn lạc, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mô binh đánh giặc. Thanh thế của ông vang khắp nơi được nhân dân cả nước hưởng ứng. Nghĩa quân chiếm được nhiều thành quan trọng, Mai Thúc Loan lên ngôi lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Nhân dân không phải cống vải cho nhà Đường nữa.
Những câu thơ sau miêu tả người anh hùng Mai Hắc Đế ( Mai Thúc Loan ) của dân tộc ta.
Đánh giá công lao của Ngô Quyền:
-Ngô Quyền là người có tấm lòng yêu nước , sẵn sàng nổi dậy để đánh tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Nam Hán
-Mở ra một kỉ nguyên mới-kỉ nguyên độc lập tự do
-kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc
Câu 1:
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
Câu 4.
Đời sống vật chất
- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.
- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.
- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Đời sống tinh thần
- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.
- Tên gọi của nước ta thời kì bị đô hộ là : Giao Châu.
- Nước Vạn Xuân độc lập ra đời từ năm 544 đến năm 602.
- Chữ viết của người Chăm bắt nguồn từ chữ viết Brahmi ở Nam Ấn Độ. ( khoảng năm 200 )
- Năm 554 đến năm 679 thế kỉ III, triều đình Trung Quốc đô hộ nước ta được gọi là thời kì Bắc Thuộc.
- Tìm hiểu :
+ Lý Nam Đế (503 – 548), hiệu là Lý Bí hoặc Lý Bôn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.
+ Mai Hắc Đế (? – 722), tên thật là Mai Thúc Loan, là vị vua người Việt thời Bắc thuộc, anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng của nhà Đường ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8.
+ Triệu Việt Vương (524 – 571), tên thật là Triệu Quang Phục, là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy.
+ Phùng Hưng (? – 791) tự Công Phấn, hiệu Đô Quân, là lãnh tụ một cuộc nổi dậy chống lại sự đô hộ của nhà Đường thời Bắc thuộc lần thứ ba (602–905) trong lịch sử Việt Nam.
Giúp mình với