Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ai biểu cảm hộ về tờ nháp đi! đây là đò dùng học tập mình yêu thich nhất!
Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.
Ví dụ mình tả con mèo nhé ?
Em rất yêu chú mèo nhà em,chú không chỉ là một con vật,mà là một người bạn,người bạn tri kỉ của em.Mặc dù em biết,miu sẽ chẳng mãi ở bên em được,nhưng em mong sao chú sẽ khỏe mạnh,không bị bệnh tật.Với em,chú mèo...(tên con miu :3 ) là một người bạn không thể thiếu,không thể tách rời...
Óc ch* lắm,nổi hứng lên thôi ạ :)))))))
Con người, ai cũng có một đời sống tâm hồn, tình cảm riêng. Mọi thứ trong đó đều đẹp đẽ và đáng trân trọng cho dù đó là thứ tình cảm nhỏ nhất. Đối với tôi, tình cảm đối với các con vật nuôi trong gia đình đã chiếm một góc không nhỏ từ lúc nào tôi cũng chẳng rõ.
Hồi tôi năm tuổi, cũng vừa lúc nhà tôi phải chuyển đến nhà mới. Tôi đã được nội đồng ý cho bế” Xanh” – bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm nhìn xe cộ vút qua mà tha hồ tưởng tượng, Vẽ vời ra vô vàn câu chuyện, Cũng là một cái thú. Tôi chỉ tự kể mình nghe. Nội biết tôi ưa tĩnh nên không bao giờ hỏi khi thấy tôi ngồi một mình ngoài cửa cùng chú bạn Xanh. Xanh của tôi trông rất tức cười, điều đặc biệt là trên người chú chẳng có tí xanh nào cả, kể cả đôi mắt cũng nâu hệt như bộ lông dày mượt, đuôi chúa chỉ ngắn một mẩu và thân mình tròn hết mực. Đó là do tôi vất vả nuôi nuôi nấng cậu bạn suốt mấy năm liền. Thú vị nhất là chú mèo Xanh hơn tôi những năm tuổi. Chắc vì già, càng lúc chú bạn càng ít chơi đùa, chỉ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy.
Không lẽ tôi cứ phải chơi một mình sao? Thật bất ngờ! Một bình minh trời đẹp, tôi tỉnh giấc bởi tiếng “meo meo” lạ tai. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông trắng muốt, cái đuôi dài cỡ bốn lần đuôi Xanh và đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm. “Mèo mới lớn”- tôi gọi cô mèo như vậy, đó là món quà nội đã dành cho tôi nhân dịp tôi tròn sáu tuổi. Bà gọi cô mèo là Va, giống như khi đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh Pê Téc bua và Ma-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường. Những điểu này về sau tôi mới hiểu. Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui, ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ. Có những lúc, nó nghịch ngợm vô cùng nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi. Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi cứ dựng lên trời trông rất ngộ. Lạ hơn cả là cô mèo rất yêu quý Xanh, còn Xanh thì lại ghét Va, sử sự như một bà già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va lại gần là nó lại gầm gừ, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên vẹn. Rất hiền lành, Va sẵn sàng lùi ra để nhường cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới dám mon men đến gần đĩa cơm thừa, nhiều bữa không còn gì thế là Va nhịn đói. Tuyệt nhiên, Va không hề lại gần đĩa cơm đầy của Xanh. Rồi cả những khi Xanh đang ngủ thì cô mèo Va lại chạy đến nép vào người Xanh, nhắm mắt lại. Xanh càng gầm gừ, càng đuổi đi thì Va càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần, Xanh cáu quá đã cào vào má Va. Nó chạy vụt đi, hai ngày liền không về.. Thật bất ngờ, ngày thứ ba Xanh đã đi tìm Va, và thấy cô mèo nằm trong gác bếp…Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, lúc ngủ còn được tựa vào lưng Xanh. Nhưng tiếc rằng trời chỉ cho một ngày…
Ngày lễ Nô-en năm đó, tôi được tặng quả cầu có tám quả chông vàng xinh xinh với dây rút buộc quanh. Mỗi lần đập xuống đất, chuông kêu boong boong nghe thật vui tai. Tôi lại cùng Va chơi ném bóng. Va chơi rất nhiệt tình vì còn đang vui vì chuyện hôm trước. Va kêu meo meo khiến cho tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K…ké…t…xôn xao..tiếng người …đám đông…Xanh, Va..! Muộn, muộn thật rồi! Trước mắt tôi là 1 vũng máu, rất nhiều máu đỏ tươi. Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người nóng bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ họng khô cháy. Tôi đã ốm đến một tháng. Mở mắt, Xanh lại gần giường vuốt vào má tôi, cái chân sau đi không vững vì đau. Còn Va, Va đã bay lên thiên đường, từ khi tôi còn lạc trong một chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao mà vụt đến rồi lại vụt đi. Vội quá!
ĐỀ KT HỆ SỐ 2 AK. MK NGHĨ BẠN NÊN TRA GOGLE ĐỂ XEMTỈ MỈ VÀ CÓ NHIỀU Ý HAY HƠN.
Có lẽ đối với bất kì người Việt Nam nào cũng đều biết đến bài ca dao quen thuộcnày:Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàngNhuỵ vàng bông trắng là xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùnKhông biết từ bao giờ hoa sen đã trở thành một hình ảnh, một biểu tượng đặc trưngcủa làng quê, con người Việt Nam. Trong lòng mỗi người con đất Việt, hoa sen làloài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Hoa sen đẹpgiản dị, cao sang lại mang nét dân dã như tâm hồn của con người Việt Nam. Hoakhông chỉ đẹp mà hương lại rất thơm, mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng làm sayđắm lòng người. Hoa sen cũng tượng trưng cho tâm hồn con người Việt Nam trongsạch, bình dị rất riêng của người Việt "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Hìnhảnh bông sen với cánh hoa hồng đào đang ôm ấp những nhị hoa vàng tươi, tỏahương ngan ngát, nổi bật trên nền lá xanh mướt. Loài hoa ấy còn tượng trưng chomột vùng đất:Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồở nơi đâu, hoa sen vẫn luôn giữ cho mình vẻ đẹp trong sạch không để hoàn cảnhsống lấn át bản chất vốn có của mình, sen vươn lên mạnh mẽ trong bùn lầy nhưngtinh khiết. Bởi thế trong Phật giáo hoa sen cũng chiếm một vị trí quan trọng. Đếnvới bất cứ ngôi chùa nào, ta cũng sẽ thấy tượng Phật ngồi thiền thanh tịnh trên mộtbông hoa sen khổng lồ. Chùa Một Cột chính là một trong những công trình kiếntrúc tiêu biểu được lấy cảm hứng từ những bông hoa sen. Chùa có hình dáng như một bông hoa sen, mọc lên từ hồ nước vuông vắn, chỉ với “một cột” – một cọngsen. Truyền thuyết kể rằng, từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông, ngôichùa đã được xây dựng và hình thành, tồn tại cho đến ngày nay.Hoa sen thường mọc ở các đầm hồ của những vùng quê, những ngôi làng dân dã.Cây hoa sen có thân và rễ ngập trong nước. Những chiếc lá to, màu xanh đậm cùnghoa màu hồng nhạt vươn lên mặt hồ. Hoa sen có một vẻ đẹp thật thanh cao, bìnhdị. Tuy suốt đời mọc dưới bùn đen, nhưng cây sen vẫn cứ vươn cao như luôn muốnhướng về những điều tốt đẹp nhất với một sức sống mãnh liệt. Có lần theo mẹ lênchùa Một Cột, tôi thấy tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay ngự trên toà sen; lạiđược nghe mẹ giải thích hình dáng của chùa tựa bông sen nghìn cánh nở trên mặtnước, khiến tôi càng cảm phục loài hoa cao quý này. Tôi đặc biệt ấn tượng về đàisen bên trong chứa biết bao nhiêu hạt gạo trắng muốt. Những hạt gạo đó tượngtrưng cho sự sinh nôi, nảy nở, sự phồn thịnh, vững bền. Tôi càng hiểu rõ khôngphải ngẫu nhiên mà loài hoa sen được chọn làm biểu tượng cao quý về sự Chân -Thiện - Mỹ của con người.Như lúc còn bé, khi được về quê, tôi thường được cùng bà chèo thuyền ra đầmngắm sen. Trông những cây sen giống như những ngọn đuốc hồng thần kì của tạohoá. Chiếc thuyền nan tròng trành đưa tôi ra đầm. Tôi theo bà đi đổ chè vào từngbông sen và buộc chúng lại để ướp cho thơm. Ra tới giữa đầm, tôi bắt chước bàlàm theo thì chẳng may bị ngã, quần áo tôi ướt sũng. May mà đầm cũng không quásâu nên tôi đã dễ dàng trèo lại được lên thuyền, nhưng sau đó thì bị ốm. Sáng hômsau, bà gọi tôi dậy và cho tôi ăn bát chè sen để giải cảm. Lạ thay, tôi thấy người dễchịu hẳn rồi dần khỏi ốm. Tôi vô cùng biết ơn bà và cũng thầm cảm ơn nhữngbông sen đã giúp tôi khỏi bệnh. Dù ngã xuống đầm sen, nhưng tôi vẫn không hề sợ. Sáng sớm, tôi vẫn theo bà đihái sen. Bà khéo tách từng bông sen để lấy chè mới ướp chiều qua và pha nước chèmời mọi người cùng uống. Tôi cũng được thưởng thức một chén chè sen và cảmnhận được hương thơm thanh khiết thấm quá đầu lưỡi, thấm vào cổ, vào ruột ganmình. Ôi, tôi sẽ chẳng thể nào quên được hương vị chè sen quê nhà. Từ lâu nay, cây hoa sen gắn bó với người dân quê trong suốt cuộc đời của họ. Hoasen chính là hình ảnh tượng trưng cho con người sống nơi thôn làng. Hoa sen mọcở ao hồ củng giống như người dân ở nơi thôn dã vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng cóbao giờ hoa sen lại mang một thứ hôi tanh của bùn đất, hoa sen luôn giữ cho mìnhmột hương thơm thanh khiết như sự cần cù, chịu khó, không gục ngã trước nhữnggian nan trong cuộc sống của người dân quế. Họ luôn vượt lèn số phận, vượt lêncuộc sống nghèo khó như những bông hoa sen vượt lên trên sự vấy bẩn của bùnđất, luôn giữ cho mình một vẻ đẹp riêng, một giá trị riêng. Có bao giờ bạn được ngồi bên một ao sen vào một buổi trưa hè để cảm nhận vẻđẹp của bông hoa sen, đề thưởng thức vị dìu dịu, ngọt ngào của làn hương sen gửivào trong gió dưới cái nắng gay gắt, chói chang. Thật tuyệt vời nếu bạn đã nếm thửvị trà được ướp trong lá sen! Lúc đó ban sẽ thấy như vị thơm của sen hoà lẫn vàohương trà làm xao xuyến lòng người. Còn nữa những chiếc gương sen làm quàtặng dành cho trẻ thơ. Thật thích thú khi có được món quà đó trong tay, tách từnghạt sen ra ăn với vị ngọt và bùi. Sau buổi đi học về, các em học sinh vùng quê lạichèo thuyền ra đầm sen, len lỏi qua từng kẽ lá để hái về những bông hoa thật đẹp,những chiếc lá thật to mang về nhà trưng trên bàn hoặc chơi trò bán hoa rất vui.
có mấy từ bị dính xin lỗi!
bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi
Cảm xúc của Mẹ:
+ Mẹ ko ngủ được
+ Mẹ ko tập trung được vào việc gì cả
+ Mẹ kiểm tra lại những thứ đã chuẩn bị cho con
+ Mẹ lên giường và trằn trọc
Cảm xúc của con:
+ Con rất háo hức hăng hái dọn dẹp đồ chơi bồn chồn nhưng khi mẹ dỗ thì ngủ ngon
+ Giấc ngủ đến với con thật dễ dàng
Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng thao thức hồi hộp suy nghĩ lo lắng của nguời mẹ
#Hk_tot
#Ken
#) Tham khảo
-Trong văn bản " Trong lòng mẹ", tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh là: " Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi."
-Tác dụng là: Những thứ tác giả muốn cắn, muốn nhai, muốn nghiến cho kì nát vụn đều là những thứ sắc nhọn, cứng. Vì sao tác giả không ví những cổ tục đó với những đồ vật mềm khác để dễ căn, dễ nghiền. Vì tác giả mang nỗi căm phẫn quá độ nên dù đó là vật cứng đến đâu, nhọn đến đâu cũng có thể nghiền nát dễ dàng. Từ đó ta có thể thấy tác giả thực sự căm ghét những cổ tục đã làm khổ mẹ của mình và qua đó ta thấy được tình yêu thương của tác giả đối với mẹ của mình. (còn thấy sự cảm thông, thương xót của tác giả )
~ Hok tốt ~
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".
Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.
Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.
Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Bài Mẫu Số 1: Cảm Nhận Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương
Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
"Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
Bài Mẫu Số 2: Cảm Nhận Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương
Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái "trọng nam khinh nữ". Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm "Bánh trôi nước".
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc "Thân em" để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: "Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?" Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" - Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế: đảo ngữ. Nói lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. "Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử". Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái, khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế.
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. "Tấm lòng son" tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.
Bài Mẫu Số 3: Cảm Nhận Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò." Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè . Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn. Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
HỌC TỐT ^-^
Vật nuôi là một thành viên quan trọng và vô cùng gần gũi với mỗi chúng ta trong gia đình. Những người bạn bốn chân ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đối với gia đình tôi, thành viên ấy chính là chú mèo Mimi xinh xắn.
Mimi là một chú mèo tam thể xinh đẹp. Đó là món quà mà bà ngoại tặng cho tôi khi chú mèo nhà bà sinh được năm chú mèo con xinh xắn. Tôi vẫn còn nhớ nguyên cái cảm xúc bất ngờ và mừng rỡ khi chú mèo chính thức là một thành viên trong gia đình tôi. Mới ngày nào chú mèo con bé nhỏ còn rụt rè, bỡ ngỡ khi làm quen với một môi trường mới, giờ đây, nó đã trở thành một cô mèo thật xinh đẹp và duyên dáng. Mimi có bộ lông gồm ba màu trắng, đen, vàng hòa quyện với nhau. Bộ lông của chú mềm mại như tơ, dù có nghịch ngợm thế nào cũng không bị bết. Hai mắt chú màu vàng, to bằng hòn bi ve. Đôi mắt ấy thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn tôi tràn đầy vẻ ngây thơ và trong sáng. Hai tai như hai cái lá mơ, vô cùng thính và nhạy nên có thể nghe ngóng, phát hiện mọi tiếng động xung quanh chú. Cái mũi hồng hồng lúc nào cũng ươn ướt. Bộ râu của chú trắng ngà, cứng như cước. Nhờ có bộ râu nên chú dễ dàng đánh hơi được những mùi cách đó rất xa. Bốn chân dài vô cùng nhanh nhẹn, dưới chân là lớp đệm thịt hồng giúp chú đi lại nhẹ nhàng mà không phát ra tiếng động, móng vuốt nhỏ mà sắc ẩn dưới lớp đệm ấy, là thứ vũ khí lợi hại sẵn sàng tấn công con mồi bất cứ lúc nào. Cái đuôi của chú luôn ve vẩy phía sau. Mỗi khi chú vui vẻ hay hạnh phúc, đuôi thẳng hoặc hướng lên trên, cuộn tròn ở cuối. Còn khi buồn bực hay sợ hãi, đuôi sẽ cụp xuống dưới.
Tôi có rất nhiều kỉ niệm gắn với chú mèo. Mỗi khi muốn làm nũng hay đòi ăn, chú lại gần và ngước đôi mắt long lanh nhìn tôi, dụi cái mũi hồng ươn ướt vào tay. Tôi rất thích thấy chú nghịch ngợm đuổi theo cái đuôi của mình. Đuổi mãi mà không bắt được, Mimi mệt mỏi nằm lăn kềnh ra đất. Những ngày nắng ấm, chú lười biếng nằm ra sân phơi bụng tắm nắng, trông bộ dạng vô cùng thoải mái và sung sướng. Mỗi khi ăn xong, chú lại liếm láp để tự vệ sinh thân thể cho mình, cái chân be bé cứ đưa tay vuốt vuốt mặt trông thật dễ thương. Từ ngày có Mimi, lũ chuột nhà tôi đã không còn dám hoành hành như trước. Quả thực, Mimi bắt chuột rất tài. Tuy ban ngày nó có vẻ lường biếng nhưng kì thực ban đêm mới là thời gian chú hành động. Trong đêm tối, đôi mắt chú trở nên sáng quắc, dễ dàng quan sát mọi vật trong bóng tối. Chỉ cần nghe một tiếng động nhỏ, đôi tai lập tức vểnh lên nghe ngóng, tiếng chít chít của lũ chuột nhắt không thể thoát được cặp tai thính, nhạy ấy. Chú thu mình trong bóng tối, đợi thời cơ thích hợp lập tức lao ra thật nhanh và bất ngờ, bốn vuốt sắc nhọm kìm chặt con mồi. Chú chuột nhắt bé nhỏ chỉ có thể kêu van xin tha tội, còn Mimi thì rên lên gừ gừ như muốn khẳng định chiến công hiển hách của mình. Chú mèo đã mang lại sự bình yên cho căn bếp của gia đình tôi. Sự nghịch ngợm của chú đôi khi khiến mọi người khó chịu nhưng nhìn đôi mắt thơ ngây ấy là ngay lập tức bỏ qua, tha thứ.
Cả nhà tôi ai cũng yêu mến Mimi. Hy vọng chú sẽ mãi mãi gắn bó với gia đình tôi như hiện tại.
Mỗi ngày đối với em đều tràn ngập niềm vui và hạnh phúc vì có Bông - chú cún nhỏ ba đem về cách đây vài tháng thôi.
Đúng như cái tên em đặt cho chú, chú rất đáng yêu và trắng như cục bông vậy. Bông có bộ lông dày và bóng mượt có màu trắng tinh khiến ai cũng yêu ngay từ lần đầu nhìn thấy . Mắt Bông màu sẫm, xếch và sâu rất linh động. Tai chú có kích thước vừa phải, hơi tròn ở đỉnh và luôn dựng đứng lên như đang nghe ngóng mọi thứ xung quanh. Nhất là mỗi khi em về, chỉ cần nghe tiếng chuông cửa, chú sẽ chạy ngay ra ngoài vẫy vẫy cái đuôi dài, xù lông và luôn cuộn tròn dựng đứng ở trên lưng để chào đón em. Dáng của Bông rất đẹp, cái chân trắng thẳng và rất mềm. Bàn chân phẳng hồng hồng và phủ đầy lông. Bộ lông chú vì còn bé nên chưa dày, bố em bảo khi chú lớn hơn, lông sẽ dày lên và cứng cáp hơn vì chú vốn ở những vùng cho nhiệt độ rất lạnh. Dưới lớp lông này là lớp lông mềm dày dặn, giúp chú chống chọi với cái lạnh của vùng ôn đới. Em thích nhất là bộ lông ấy, tuy rụng nhiều nhưng em thường chăm chút cho chú rất cẩn thận để bộ lông ấy như một tấm thảm nhung trắng mượt mà.
Bông tuy mới được 7 tháng tuổi nhưng rất thông minh, chú ưa nằm trên ghế sô pha lim dim đôi mắt như nàng bạch tuyết mơ ngủ vậy. Đôi lúc chú lại rất mạnh mẽ, nhất là khi thấy những con chuột đáng ghét hoành hành trong tủ bếp . Bố em nói rằng, những chú chó giống như Bông rất trung thành, sẽ chỉ yêu mến và quyến luyến với duy nhất một người chủ. Có lẽ vậy mà Bông rất gần gũi với em hàng ngày. Bông rất dễ chịu, thân thiện và thích chơi đùa trong sân vườn sau nhà em. Cứ mỗi lần trời đẹp, những tia nắng chiếu rọi ấm áp là chú sẽ háo hức chạy nhảy quanh vườn, đùa vui với những quả bóng nhỏ đủ các loại màu sắc mà em ném ra. Em thấy vì chú còn nhỏ ham chơi nên luôn vui mừng với tất cả mọi người. Mỗi khi nhìn Bông đùa vui như vậy, em chợt thấy rất vui vẻ và hạnh phúc, từ khi có chú, em không cảm thấy cô đơn, dần bỏ thói quen ngồi xem ti vi hàng giờ liền để gần gũi với Bông nhiều hơn.
Trong những kì nghỉ hè, chú chó Bông càng ngày càng nghịch ngợm hơn khi có em bên cạnh. Ôi, mỗi lần như vậy em lại bật cười vì những biểu cảm trên gương mặt của Bông. Chú khi được chạy khắp nơi, cái lưỡi hồng sẽ lộ ra với khuôn miệng như đang cười thích thú. Có nhiều lúc, Bông luôn thích chơi trò "vấy bẩn" ,mỗi lần nhìn thấy vũng bùn sau cơn mưa trong khu vườn, chú sẽ nhảy quanh và khiến bộ lông trắng tinh bám đầy những vết bùn. Nhưng có vẻ Bông không quan tâm và vẫn khuôn mặt hớn hở chạy đến bên em. Lúc ấy em vừa giận vừa buồn cười , cho đến lúc chú lộ vẻ mặt đáng thương vì biết em tức giận thì tất cả buồn bực của em đều tan biến theo tiếng sủa vui nhộn của chú. Lúc nào cũng thế, Bông luôn vui vẻ và nghịch ngợm vô cùng nhưng có một lần chú ốm nặng, nằm một góc trong cái chuồng hồng quen thuộc cả ngày không thèm chơi đùa như trước. Lúc ấy mặt chú buồn thiu, cả nhà em lo lắng lắm, chú không chịu ăn cái gì em đưa cả. Em chỉ biết ôm chú vào lòng vỗ về và vuốt vuốt bộ lông trắng để an ủi. Chú ngoan ngoãn dụi đầu vào lòng em như tìm kiếm hơi ấm. Rồi Bông khỏi bệnh, chú lại hoạt bát và nhanh nhẹn như bình thường. Cục bông nhỏ ấy luôn là niềm vui của em, là tiếng cười của cả gia đình.
Bây giờ Bông đã lớn nhiều, chú ngày càng thông minh hơn nên em yêu quý chú lắm. Bông không chỉ là vật nuôi bình thường mà chú trở thành một thành viên nhỏ trong gia đình em.
Vật nuôi trong nhà không chỉ là nuôi để trông nhà, mà thường là người bạn thân thiết và trung thành với con người, trong đó chó và mèo là 2 con vật nuôi gần gũi và nhiều người nuôi nhất.