Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào
Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo? Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ.
Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ
Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá
“Tác dụng phình ép” là gì?
Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước , gọi là bọng lá.
Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên.
Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn phía trên giống như như trái banh được thôi căng, cuống lá lúc này sẽ rũ xuống khép lại.
Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá khác, khiến các lá còn lại cũng lần lượt theo cơ chế trên mà khép theo.
Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước ,lá lại mở ra trở lại hình thái ban đầu.
Đặc tính sinh lý này của cây mắc cỡ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất có lợi cho sinh trưởng của nó.
Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa và gió mạnh. Chính điều kiện thời tiết đã tạo nên đặc tính cỏ lá của cây mắc cỡ nhằm bảo vệ các lá non.
Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ
Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Theo đông y, hầu hết các bộ phận của cây hoa mắc cỡ đều được dùng làm thuốc.
Trong đó cành và lá cây hoa mắc cỡ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể.
Rễ cây mắc cỡ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp.
Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ. Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau.
Những tình huống trong nhà trường và ngoài xã hội cần viết văn bản thông báo:
- Thông báo nghỉ Tết
- Thông báo di chuyển dân cư giải phóng mặt bằng
- Thông báo cắt điện giờ cao điểm
- Thông báo tổ chức hội thảo khoa học
- Thông báo tuyển dụng
Cần làm rõ những ý như sau cho phần thân bài :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích: Khái niệm về việc học: đó là quá trình rèn luyện, tiếp thu tri thức, học hỏi, tiếp cận với thực tế cuộc sống được thông qua sách vở, bạn bè, thầy cô,...
- Khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc học đối với tất cả mọi người. Đã học thì phải học đều các môn. Luôn có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ thì mới hiểu và nắm vững một cách có hệ thống.
- Dẫn chứng: Gương học tập của Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, gương học tập của cô bé Trần Bình Gấm bán khoai bán vé số đậu ba trường đại học,..
- Bàn luận mở rộng:
+ Học tập là thước đo giá trị phẩm chất con người
+ Giúp ích cho xã hội, góp phần phát triển đất nước
+ Là chìa khóa mở cửa văn minh
- Tác hại của việc không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại đối với đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm: bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo,..trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội → Phê phán cuộc sống không đáng sống, trở nên vô dụng.
- Liên hệ bản thân.
( Mb và kb bạn có thể tự làm)
Tham khảo:
Mình đang học cấp 2, cấp học có rất nhiều môn. Và môn mình cảm thấy hứng thú và yêu thích nhất là môn SINH HỌC. Nguồn cảm hứng đầu tiên là nhờ cô giáo dạy mình, sau đó là do số điểm và cuối cùng là sự yêu thích của mình dành cho môn học ấy. Môn SINH là môn về sự sống. Là môn học rất tuyệt vời cho những ai tò mò về thế giới xung quanh. Mình luôn tìm thấy sự hăng hái, thú vị trong môn Sinh Học. Nó ko làm cho mình nhàm chán như các môn khác. Chưa bao giờ mình nghĩ Sinh Học sẽ có điểm dừng cả, vì trong thế giới tràn đầy sự bí ẩn này, ta vẫn chưa biết hết về nó. Mình nghĩ môn học này sẽ làm cho mọi người suy nghĩ logic hơn về tự nhiên. Giúp ta có tương lai, môn Sinh học với nhiều nghề như: Bác sĩ, nhà khoa học,.....
Mình rất yêu môn Sinh, một môn học thú vị!
Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về môn khoa học Tự nhiên: Vật lý.
Trả lời:Cái môn loạn óc lắm!
Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết "Hịch tướng sĩ" nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.
Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa "lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ". Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ông: không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.
Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế "thời loạn lạc", buổi "gian nan của đất nước" cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dân ta mà còn xỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan: "đi lại nghênh ngang ngoài đường", "sỉ mắng triều đình", "bắt nạt tề phụ", "đòi ngọc lụa", "thu ngọc vàng", "vét của kho có hạn". Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ "sứ giặc" như "lưỡi cú diều","thân dê chó", "hổ đói"; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.
Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình "Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và tột cùng là "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.
Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình: "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,...". Từng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù "nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm". Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc: ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyết luyến vợ con,... Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó: tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tông, mộ phần cha mẹ... Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhằm để đánh bại những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh: nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường: ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là "chuyên tập sách này" – cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện "mới chỉ là đạo thần chủ" còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân "tức là kẻ nghịch thù". Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.
Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.
"Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại: sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với áng văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.
Tôn Thất Tùng sinh ngày 10 - 5 - 1912 tại thanh hóa. Mới ba tháng tuổi đã mồ côi cha, từ đó, ông theo mẹ về huế và trải qua tuổi học trò tại kinh đô này.
Năm 1931, ông ra hà nội để học trường bưởi rồi sau đó thi vào trường đại học y khoa hà nội. Năm 1938, ông là sinh viên việt nam đầu tiên đỗ nội trú và được nhận làm phụ mổ cho giáo sư mayyetme. Vừa mổ tử thi, vừa mổ bệnh nhân, ông vừa quan sát với đầu óc phê phán những điều mà các ông thầy pháp đã nhận xét không đúng vì không hiểu hết đặc điểm sinh học- của cơ thể người việt nam và của các bệnh nhiệt đới. Chẳng hạn, ông đã sớm phát hiện thấy sỏi không chỉ nằm trong túi mật mà còn nằm nhiều trong gan, trong ống mật, trong phế quản, trong mạch máu.
Một buổi chiều mùa đông, trong khi mổ một tử thi, ông đã phát hiện thấy hàng chục con giun chui vào các đường mật ở gan. Thầy huya rất ngạc nhiên vì trong gan sao có nhiều giun đến như vậy, nhưng bác sĩ Tôn Thất Tùng thì bàng hoàng vì nhân cơ hội này ông đã làm được một việc chưa ai từng làm: phân tích rõ ràng cơ cấu của các ống mật và mạch máu trong gan. Về nhà tra cứu sách vở, ông ngạc nhiên thấy rằng từ thời hipôcrát đến lúc bấy giờ chưa có ai làm được như ông. Họ thường chỉ "cóp" của nhau hoặc mô tả theo trí tưởng tượng. Trong 5 năm liền (1935 - 1939) ông đã mổ hơn 200 lá gan, phẫu tích tỉ mỉ rồi vẽ lại thành sơ đồ để đối chiếu với nhau. Một phương pháp phẫu tích đặc biệt bằng nạo gan đã được Tôn Thất Tùng phát hiện từ năm mới có 23 tuổi.
Một hôm, có một bệnh nhân bị nghi là ung thư dạ dày nhưng mổ bụng ra lại thấy ung thư ở thùy gan bên trái, ông và người thầy Huya đã kẹp tổ chức gan, kẹp các mạch máu và cắt bỏ thùy gan trái. Công trình nghiên cứu này được gửi về viện hàn lâm phẫu thuật pari. Đáng tiếc thay, người ta lại phản đối vì cho rằng bệnh nhân bị ung thư gan coi chẳng'khác gì người bị kết án tử hình, không nên mổ xẻ nữa, ngoài ra, chỉ nên dùng dao điện đề cắt gan. Mùa thu năm 1941, lần đầu tiên ông khám phá ra nguyên nhân của bệnh phù tụy là do giun chui vào ống mật và một bệnh nhân 20 tuổi tên là cúc châu đã được ông mạnh bạo rạch ống mật chủ để lấy ra một con giun dài tới 15cm và cứu sống được anh. Từ đó về sau, hàng trăm, rồi hàng nghìn bệnh nhân đã tiếp tục được cứu sống bằng phương pháp này. Từ thực tế phát hiện thấy giun đũa gây viêm phù tụy hay gây sỏi đường mật ỏ' người việt nam thời đó là do ăn uống quá thiếu chất đạm, chất béo, làm cho dạ dày tiết ra không đủ axít.
Năm 1948, ông được chính phủ cử làm thứ trưởng bộ y tế nhưng thật ra cho đến lúc nhắm mắt ông không lúc nào rời xa bàn mổ. Vừa mổ để cứu chữa cho thương binh, bệnh binh và đồng bào quanh vùng, ông vừa truyền nghề và đào tạo ra biết bao nhiêu nhà phẫu thuật trẻ.
Phát triển kĩ thuật cắt gan trái mà ông đã thành công từ năm 1939, sau khi hòa bình lập lại, ông quyết tâm tìm kiếm phương pháp cắt gan phải theo kĩ thuật độc đáo của mình. Ngày 20 - 9 - 1961, một bệnh nhân 39 tuổi tên là hải đã được ông cứu sống nhờ cắt một nửa gan phải thành công trong một thời gian cực ngắn - đúng 6 phút!
Báo the lancet của anh và tạp chí zentrablattfur chtrurgie của đức công bố công trình "cắt gan có kế hoạch" của ông và chì sau vài tuần đã có trên 100 nhà phẫu thuật gửi thư sang hà nội xin tài liệu. Tạp chí the journal of american medical association xin phép ông được công bố công trình nghiên cứu nổi tiếng này. Tới năm 1965, ông trỏ' thành một kỉ lục thế giới với 322. Trường hợp cắt gan. Ông trở thành úy viên danh dự của viện hàn lâm y học liên xô (cũ) (1965), ủy viên nước ngoài của viện hàn lâm phẫu thuật pari (1970), ủv viên hội phẫu thuật liông (1972).
Là một nhà phẫu thuật nhưng ông không lúc nào tách rời việc học hỏi các thành tựu mới nhất về sinh học. Ông đã học toán cao cấp để tìm hiểu về sinh học phân tử và chỉ trên cơ sỏ' hiểu biết sâu sắc về sinh học phân tử ông mới tổ chức được đội ngũ nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc điôxin do mĩ sử dụng ở việt nam, và mới hợp tác được với nhà sinh hóa học nguyễn đăng tâm (việt kiều ở pháp) để sử dụng thuốc kích thích miễn dịch lạc hồng i kết hợp với cắt gan bộ phận để kéo dài thêm cuộc sống của nhiều bệnh nhân bị ung thư gan.
Ông mất ngày 7 - 5 - 1982 sau một cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ vừa đúng 70 tuổi.