Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Ăn vóc, học hay
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt
- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết
- Người không học như ngọc không mài
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
không thầy đố mày làm nên
một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy
tiên học lễ, hậu học văn
một một tết cha, mồng ba tết thầy
một kho vàng không bằng một nang chữ
a, Một chữ cũng là thầy
Nửa chữ cũng là thầy
b, Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
c, chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo
d, Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
e, Nhường cơm sẻ áo
a. đó là Nguyễn Tũn
b. đó là Nguyễn Tũn
c. đó là Nguyễn Tũn
d. đó là Nguyễn Tũn
e. đó là Nguyễn Tũn
1nhất tự vi sư bán tự vi sư
2trâu hay ko ngại cày trưa
3sáng trăng sáng cả sân đình
nhớ ngày đập lúa có mình có ta
mùa này mk nhập ngũ xa
dưới trăng đập lúa bằng ba có mk
4anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
5 lá lành đùm lá rách
hoặc
bầu ơi thương lấy bí cùng
tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
• Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
• Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
• Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
Một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Lá lành đùm lá rách
- Ăn quả nhớ kẻ trông cây
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Nhiều điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng
- Nghèo cho sạch, rách cho thơm
- Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
- học tốt nhé
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Máu chảy ruột mềm.
- Môi hở răng lạnh
- Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
- Chị ngã, em nâng
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
hc tốt
- Thương người như thể thương thân.
- Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Tìm nơi có đức gửi thân, tìm nơi có nhân gửi của.
- Lá lành đùm lá rách.
- Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó.
Nhân ngày hai mươi tháng mười một, ngày nhà giáo Việt Nam, trường em đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm nhằm tri ân công ơn của thầy cô đối với các thế hệ học trò. Chúng em đã chuẩn bị những bó hồng tươi thắm, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất dành cho thầy cô nhân ngày lễ đặc biệt này. Cũng trong ngày 20/11 chúng em được chứng kiến tấm lòng yêu thương, trân trọng của các anh chị đã ra trường dành cho mái trường và thầy cô giáo cũ của mình.
Vào buổi sáng ngày 20/11 chúng em vô cùng náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ mít tinh, có lớp đảm nhận nhiệm vụ bày biện, tổ chức cho buổi lễ, lớp thì phân công nhau trực nhật để không gian sân trường trang trang, đẹp đẽ nhất. Cũng có lớp tập dượt lại những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn cho lễ kỉ niệm sắp tới.
Mọi người đều vô cùng nhộn nhịp với công việc của riêng mình. Khi buổi lễ bắt đầu, chúng em được nghe lời diễn văn đầy ý nghĩa của thầy hiệu trưởng về ý nghĩa của nghề giáo và ngày kỉ niệm 20/11. Sau đó những tiết mục văn nghệ cũng được diễn ra một cách suôn sẻ với giải nhất thuộc về anh chị lớp 5A.
Sau lễ mít tinh, chúng em thu gọn bàn ghế vào thì thấy những anh chị đã ra trường nhiều năm trước trở về trường và tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm. Các anh chị đều dành cho thầy cô giáo cũ của mình tấm lòng thương yêu chân thành, vì vậy mà dù đã ra trường thì anh chị cũng vẫn thu xếp thời gian để về thăm lại mái trường xưa, thăm lại thầy cô và nói những lời tri ân công lao đầy sâu sắc.
Hình ảnh của các anh chị khiến cho em vô cùng cảm động, đó chính là tinh thần tôn sư trọng đạo mà thầy cô vẫn thường dạy cho chúng em trong những giờ học đạo đức. Đó cũng chính là những đức tính tốt, những tấm gương đẹp để cho chúng em học tập và noi theo.
~~~
Nguồn: https://vndoc.com/ke-chuyen-lop-5-ke-lai-mot-cau-chuyen-noi-ve-truyen-thong-ton-su-trong-dao/download
Bạn tham khảo nha.
Vua Nghiêu trị vì thiên hạ, giúp cho đất nước thanh bình, hiền tài được trọng dụng, nhân tài ở khắp mọi nơi. Nhưng ông vẫn lo mai một nhân tài, nên thường xuyên đi vào núi sâu để cầu hiền học đạo.
Một lần, vua Nghiêu đi đến núi Vương Ốc và nghe thấy có tiếng đọc sách văng vẳng ở trong rừng. Đi theo tiếng đọc vua tìm đến một ngôi nhà tranh thấy một đứa trẻ đang ngồi đọc sách. Vua Nghiêu thấy cậu bé đang đọc một cuốn sách kinh điển về đạo đức liền hỏi: “Cậu bé còn nhỏ tuổi thế mà đã có thể đọc hiểu được cuốn sách sâu sắc này hay sao?” Cậu bé đáp: “Từ đầu cháu cũng không hiểu lắm, nhưng được Sư phụ giảng nên cháu dần dần hiểu ra.” Vua Nghiêu nói: “Sư phụ của cậu là ai, tên họ là gì? Có đang ở đây không?” Cậu bé đáp: “Sư phụ của cháu họ Doãn tên Thọ, đi ra ngoài hái thuốc chưa về.” Vua Nghiêu lại hỏi: “Vậy sư phụ của cháu khi nào về?” Câu bé trả lời: “Cái này rất khó nói, có khi một tháng cũng có khi mười mấy ngày.” Vua Nghiêu thấy trong phòng toàn là sách, đa số đều là sách về đạo đức, còn có sách về thiên văn, vua nghĩ Doãn Thọ hẳn là một bậc cao nhân.
Trưa ngày hôm sau, vua Nghiêu lại sai tùy tùng chuẩn bị lễ vật, đến nhà Doãn Thọ, nhưng Doãn Thọ vẫn chưa về, còn cậu bé vẫn đang đọc sách, liền nói với cậu bé: “Ta muốn gặp thầy của cháu mà chưa có cơ hội. Nay vì việc ở kinh thành nên ta phải về ngay, phiền cháu chuyển lễ vật đến cho thầy. Mùa xuân năm sau ta sẽ lại đến.” Cậu bé nói: “Hôm qua cháu đã nghe hàng xóm nói ngài là Thiên tử, sư phụ cháu vốn ít giao thiệp với quý nhân, những lễ vật này cháu không dám nhận, xin ngài mang về cho.” Vua Nghiêu đành phải mang lễ vật về, tùy tùng đều cho rằng đứa trẻ này thật là vô lễ, vua Nghiêu nói: “Trẫm lại rất thích sự ngây thơ của cậu bé, quả là đứa trẻ hiếm hoi trên thế gian, không hổ là đệ tử của bậc cao nhân.”
Sau khi trở về vua Nghiêu kể lại câu chuyện của Doãn Thọ, trong đó có hai vị lịch quan là em vua đều nói Doãn Thọ quả là bậc đạo sỹ, vốn muốn tiến cử ông với vua, nhưng biết rằng ông ở ẩn không muốn ra làm quan nên không tiến cử nữa. Vua Nghiêu nói: “Trẫm nghĩ từ xưa đến nay các tiên đế đều cầu học bậc thánh hiền, như Hoàng Đế học Đại Điên, Chuyên Húc Đế học Lạc Đồ, Hoàng Khảo học Xích Tùng Tử. Doãn tiên sinh đạo đức cao siêu lại cao đạo không muốn ra làm quan, trẫm sẽ bái làm sư phụ, đến tận nơi học tập. Hai ngươi hãy nhân danh trẫm đến giới thiệu trước rồi trẫm sẽ đến gặp sau.” Hai người tuân lệnh.
Đông qua xuân về, vua Nghiêu cùng hai người anh em đi đến núi Vương Ốc, khi nhìn thấy ngôi lều tranh của Doãn Thọ từ xa, vua Nghiêu đã cho xe dừng lại, ba người cùng đi bộ vào. Đi đến lều tranh thì chỉ thấy đồng tử đang ngồi đọc sách, vua Nghiêu liền hỏi: “Sư phụ đâu?” Đồng tử vội vàng chạy vào bẩm báo. Sau đó, Doãn Thọ đi ra cung kính nói với vua: “Hôm trước thảo dân có việc đi ra ngoài nên ngài đến mà thảo dân không biết để đón tiếp xin ngài thứ lỗi. Thảo dân có nghe đệ tử kể lại ý vua, vô cùng lo lắng. Việc các bậc hoàng đế đi cầu học thời cổ đại là có, nhưng các vị ấy đều là những người thầy có đạo đức học vấn cao siêu hơn người thường, còn thảo dân đây chỉ là một kẻ ở trong núi sâu, học vấn đơn giản, đâu dám nhận là “thầy của vua”. Vua Nghiêu liền trả lời: “Đệ tử thực lòng muốn học, xin thầy giáo đừng từ chối.” Nói rồi vua đi đến bái thầy, Doãn Thọ vội vàng đáp lễ nhưng vẫn từ chối. Một vị lịch quan nói: “Chủ nhân của chúng tôi rất thành tâm, đã trai tịch sạch sẽ trước khi đến, xin tiên sinh đừng từ chối.” Lúc này Doãn Thọ mới đồng ý.
Doãn Thọ mời vua và hai người anh em ngồi xuống nói chuyện, Doãn Thọ giảng về đạo đức và thiên hạ, vua nghe cảm thấy khâm phục vô cùng. Vua Nghiêu nói: “Đệ tử muốn tìm một bậc đại thánh nhân để nhường ngôi vị, và muốn tìm những bậc hiền tài để trợ giúp.” Doãn Thọ nói: “Vua khiêm nhường như vậy, nếu gặp được bậc thánh nhân xuất thế thì quả là hợp với chí nguyện của ngài, đạo đức của ngài là tấm gương cho thiên hạ. Các bậc thánh nhân trong thiên hạ còn có Sào Phủ, Tử Châu Chi Phụ, Y Bạc Tử, Bị Y, Phương Hồi đều là những hiền sỹ chân chính, ẩn cư trong núi, không xuất thế nhân.” Về sau vua Nghiêu đều đến học hỏi những vị hiền sỹ này.
Vua Nghiêu ở trong núi Vương Ốc mười ngày, hàng ngày Doãn Thọ đều giảng cho vua những kinh điển đạo đức, tối đến cùng vua quan sát thiên tượng, giảng về thiên văn, lý của các ngôi sao và dự đoán. Từ đó, vua Nghiêu bất kể đông hè, thường đến học hỏi Doãn Thọ, vua rất cung kính đối với thầy, thường để cho Doãn Thọ ngồi trên còn mình ngồi dưới, hướng mặt về phía Bắc hành lễ cầu giáo.
Doãn Thọ nhiều lần giảng cho vua Nghiêu về đạo đức nhân nghĩa và đạo thanh tịnh vô vi. Vua Nghiêu thực hành rất nghiêm túc, thương yêu dân chúng, cai trị thuận theo thiên ý, khởi xướng đại đạo; định ra pháp luật, nghiêm cấm dối trá; khích lệ người dân phê bình những lỗi lầm của mình; xét xử công minh, trọng dụng hiền tài; nhân từ thương dân, luôn quan tâm đến bách tính muôn dân, trở thành một tấm gương trong việc trị vì đất nước.
“Sử ký” viết: Phẩm chất và tài trí của vua Nghiêu đều rất phi phàm, “kỳ nhân như thiên, kỳ tri như thần” (đức nhân của ngài như trời, trí của ngài như thần). Ông nêu cao tinh thần đạo đức, luôn lắng nghe ý kiến người dân, để lại cho hậu nhân một tấm gương về tinh thần tôn sư trọng đạo.
Sư Văn tôn sư kính học
Vào thời Xuân Thu, Sư Văn từ nhỏ đã lập chí học âm nhạc, khi ông nghe nói Sư Tương đánh đàn khiến cho chim chóc nhảy theo tiếng nhạc, cá nhảy ra khỏi mặt nước để nghe, liền chuẩn bị hành lý đến bái Sư Tương làm thầy.
Sư Tương là một người thầy nổi tiếng nghiêm khắc, không dễ dàng nhận đồ đệ, Sư Văn phải khẩn cầu ba lần, Sư Tương cuối cùng bị cảm động bởi thành ý và quyết tâm của ông nên đã thu ông làm đồ đệ. Sư Tương giảng nhạc lý cho anh, cầm tay dạy cho anh cách chỉnh đàn định âm, nhưng ngón tay của anh cứng nhắc, ba năm sau, cũng không đánh nổi một khúc nhạc hoàn chỉnh. Sư Tương nói với anh: “Con vẫn thiếu ngộ tính, học đàn không đủ chuyên tâm, tốt nhất là đi về đi.”
Sư Văn hối hận tự trách mình: “Con biết, là do con thường hay tâm thủ bất chuyên. Con không phải là không thể chỉnh được thanh, định chuẩn âm, cũng không phải là không biết tấu một nhạc chương hoàn chỉnh, điều con quan tâm không chỉ là âm điệu tiết tấu, điều con thực sự muốn là dùng tiếng đàn để biểu đạt nội tâm mình. Khi con chưa làm cho âm nhạc phát từ nội tâm, rồi cảm ứng đến nhạc cụ, nên tay cũng không thể phối hợp tốt với dây đàn. Xin thầy cho con thêm thời gian xem có thể tiến bộ được không.”
Từ đó, Sư Văn tĩnh tâm lại, chuyên tâm nhất trí, thanh trừ tạp niệm, hàng ngày chăm chỉ học tập, dụng tâm thể ngộ ý tứ mà âm nhạc biểu đạt, không ngừng hoàn thiện tu dưỡng. Một thời gian sau anh lại đến bái kiến Sư Tương, Sư Tương hỏi: “Bây giờ con đánh đàn thế nào rồi?” Sư Văn trả lời: “Đã chạm đến tâm can, xin thầy hãy nghe con đánh một khúc!”
Sư Văn bắt đầu căng dây đánh đàn, đầu tiên anh tấu âm thương thuộc kim âm, một khung cảnh của tháng tám mua thu hiện ra, tiếng đàn mang theo những làn gió thu mát mẻ, cây cỏ đều sắp đến mùa thu hoạch.
Sau mùa thu vàng óng, anh lại tấu một bài âm giác thuộc mộc âm, theo đó dường như có làn gió xuân ấm áp thổi về, hoa cỏ đâm chồi nảy lộc, đó là hình ảnh của một mùa xuân với vạn vật canh tân.
Tiếp đó Sư Văn tấu bài cung vũ thuộc thủy âm, hiện ra trước mắt là một mùa đông lạnh lẽo giữa tháng 11 với tuyết trắng bao phủ, sông hồ đóng băng.
Tiếp theo nữa, anh lại tấu cung chinh thuộc hỏa âm, đại biểu cho nhạc luật của tháng năm, khiến cho người ta cảm nhận thấy sự nắng nóng của một mùa hè rực lửa.
Khi nhạc khúc sắp kết thúc, Sư Văn tấu âm cung đầu tiên trong ngũ âm, kết hợp với thương, giác, vũ, chinh, từ bốn phía đều có gió nam thổi nhè nhẹ, những áng mây lững lờ trôi, dường như có một dòng cam lộ từ trên trời giáng xuống, dòng suối mát từ trong nguồn chảy ra.
Sư Tương nghe xong liền khen rằng: “Tiếng đàn của con quá mỹ miều! Thực sự đưa người ta như đi vào khung cảnh vậy!”
Thái độ học tập của Sư Văn vô cùng nghiêm túc, sau khi thầy giáo giáo huấn rằng trước tiên phải làm được dụng tâm chuyên nhất. Anh đã cảm ngộ được sự cao siêu của nghệ thuật âm nhạc, cái chí của âm nhạc không ở thanh, mà ở “đắc tâm ứng thủ”, nhấn mạnh vào tác dụng chủ đạo của “tâm hồn” trong diễn tấu âm nhạc, “nội đức vu tâm, phương năng ngoại ứng vu khí”. Điển cố thành ngữ “đắc tâm ứng thủ” cũng sinh ra từ đó, miêu tả việc nỗ lực đến nhà thầy học tập, vận dụng nhuần nhuyễn cả bàn tay và trái tim; nó đã trở thành một nguyên tắc học quan trọng trong diễn tấu âm nhạc cổ đại Trung Quốc.
Câu chuyện Sư Văn học đàn đã cho người ta một bài học rằng: Bất cứ việc gì cũng phải dụng tâm, học kỹ nghệ không chỉ là học kỹ thuật bên ngoài, mà còn cần lĩnh ngộ được nội hàm bên trong, hiểu rõ được cái lý, không ngừng đề cao tu dưỡng và ngộ tính, “đắc tâm” đi với “ứng thủ”. Dùng chính tâm, chính niệm để đạt được sự thanh tịnh, thân tâm hòa làm một, đạt đến cảnh giới tương hòa với trời đất.
mk viết hơn 2 câu nhé
- Trọng thầy mới được làm thầy
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên !
- Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
- Không thầy đố mày làm nên
Không thầy đố mày làm nên.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Trọng thầy mới được làm thầy.