Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bạo hành trẻ em được xem chính là một trong những vấn nạn kinh khủng mà nó vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Khi tình trạng này ngày càng xảy ra với mức độ cao thì nó đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải thay đổi thái độ sống, phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa tới trẻ em cũng đồng nghĩa là quan tâm đến chính tương lai của đất nước chúng ta. Bởi trẻ em chính là tương lai của đất nước, chăm lo cho trẻ em chính là chăm lo cho tương lai của nước nhà. Trong những năm gần đây ta không thể nào không nhắc đến khi mà dư luận lên sóng “sôi sùng sục” bởi đã xuất hiện quá nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở mọi địa điểm. Bạo hành trẻ em xuất hiện ở xung quanh cuộc sống của chúng ta có thể là trong gia đình, quán kinh doanh và cả trường học. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy được rằng cũng chính những điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Thế rồi chính những biểu hiện cho sự bạo hành về thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, hay lại đánh đập, ngược đãi trẻ em đến thậm tệ. Có trường hợp còn đánh đập những trẻ em còn quá nhỏ như mới 2 tháng tuổi chưa có ý thức. Không thể bỏ qua những ngày vừa qua báo chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn xao và phải bàng hoàng bé Hảo, 4 tuổi bị ngay chính người mẹ của mình bạo hành một cách tàn nhẫn. Làm sao mà không bất bình trước cảnh người mẹ tàn nhẫn ấy thú tội những lời lạnh tanh: Khi mà thấy con nghịch tờ tiền, bà đã dùng kéo cắt ngón tay để “cảnh cáo” bé. Thực sự đây là một người mẹ vô lương. Bạo hành trẻ em thực sự là một trong những hiện tượng đời sống mà cả xã hội quan tâm. Hãy chung tay và đẩy lùi nạn bạo hành trẻ em, để tiếng cười của trẻ thật trong sáng, để trẻ sống trong tình yêu thương của cha mẹ và chắc chắn rằng tương lai của đất nước sẽ thực sự tốt đẹp hơn trong tương lai vì một thế hệ trẻ em không có bạo hành.
Tham khảo :
Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ. Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.
TK :
1. Xử lý tình huống bị bạn học trêu ghẹo
2. Xử lý tình huống khi bị đe dọa dùng vũ lực
3. Xử lý tình huống khi bị đánh đập
Tham khảo
* Đối với học sinh:
– Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
– Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
– Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.
– Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
– Học cách kiềm chế cảm súc.
– Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.
– Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyeenjj mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.
– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
– Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.
– Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.
* Đối với giáo viên
– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.
– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm haowjc tham gia giảng dạy.
– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
– Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
* Đối với gia đình:
– Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái
– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Hiện nay tình hình xâm phạm tài sản quốc gia là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với đất nước Việt Nam. Vậy mà, hai QĐ. Trường sa và Hoàng sa nay đã trở thành một phần trong kế hoạch của Trung Quốc . Như ta đã biết Biển Đông có vị trí địa lý, kinh tế và chính trị rất quan trọng. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rõ vị trí, vai trò đó. Với nguồn khoáng sản lớn và tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, các đảo và quần đảo có phong cảnh đẹp. Ngày nay Biển Đông càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển đất nước.Mà theo thống kê của phía Philippines từ tháng 2 tới nay Trung Quốc đã sáu lần xâm nhập khu vực Manila tuyên bố chủ quyền, bắn vào các cư dân, quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Philippines. Tàu Trung Quốc dưới sự hỗ trợ, hậu thuẫn của lực lượng vũ trang và bán vũ trang như: hải quân, hải giám, ngư chính … xâm nhập vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam . Không chỉ lấn chiếm ngư trường đánh bắt hải sản, họ còn uy hiếp, xu đuổi, thậm chí giữ tàu, bắt người, đánh đập, đòi nộp phạt, phá hoại phương tiện, tài sản, tịch thu ngư cụ, toàn bộ hải sản mới đánh bắt được và lương thực, nhiên liệu rồi bỏ mặc ngư dân Việt Nam chơi vơi giữa biển. Vài năm gần đây, cứ đến thời điểm vào vụ cá, các nhà chức trách Trung Quốc lại áp đặt lệnh cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc lãnh hải Việt nam. Càng ngang ngược và trắng trợn hơn ngày 1/6/2011, 06 tàu quân sự Trung Quốc đã nổ súng uy hiếp tàu ngư dân Phú Yên tại vùng biển chỉ cách đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa 5 hải lý (tin thời sự ). Những hành động nêu trên của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và tuyên bố cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, đi ngược lại nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho ngư dân và tập đoàn dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên khi Việt Nam tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc, phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò và khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, thì Trung Quốc lại khẳng định: “Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là hoạt động giám sát và thực thi Luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.Qua đó, việc làm của Trung Quốc là tình hình xâm phạm tài sản quốc gia hiện nay. Vì vậy, ngay bây bảo vệ quần đảo chủ quyền là một vấn đề vô cùng quan trọng và cách giải quyết là cần tăng cường sức mạnh quân sự theo hướng tự vệ, đủ sức “ răn đe”, can thiệp khi đụng độ và hỗ trợ cho mặt trận chính trị, ngoại giao; đủ mạnh để làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh bao vệ chủ quyền và lợi ích củ đất nước. Đồng thời, cần ưu tiên đầu tư tăng cường nhân lực, hiện đại hóa các phương tiện, binh khí kỹ thuật, nâng cao năng lực cho lực lượng thực hiện chấp pháp (cảnh sát biển, quân ngư, kiểm ngư …) của Việt Nam . Lực lượng này phải có đủ khả năng phát hiện, ngăn chặn từ xa những tàu, thuyền xâm phạm chủ quyền, có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế; can thiệp kịp thời bắt giữ những tàu, thuyền, cố tình gây hấn – lập hồ sơ khởi tố Nếu bn thấy hay thì tick cho mik nhé !!!!!!!
Chúc bn hok tốt !!