Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông lão : Sao nhà cửa lại thế này ? Lâu đài , cung điện nguy nga đâu rồi ? Cả binh lính đứng gác nữa ?
Mụ vợ : Mất tất cả rồi ! Mất tất cả rồi !
Ông lão : Có gì bà kể tôi nghe đi , rồi tôi sẽ có cách giải quyết .
Mụ vợ : Tôi đang ở trong lâu đài cung điện đẹp đẽ thì bỗng nhiên " Bụp " một cái , tất cả chỉ trong nháy mắt biến mất !
Ông lão : Đấy , bà thấy chưa , " tham thì thâm " là rất đúng đấy ! Nếu bà chỉ ước một vài điều ước nhỏ nhoi thôi thì không đến nỗi ...
Mụ vợ : Tôi biết lỗi rồi , tha cho tôi nhé ! Tôi đã sai rồi ! Từ nay chúng ta sống hạnh phúc bên nhau và đừng có mối hiềm khích nữa nhé !
Thế là từ đó hai người sống hạnh phúc với nhau tới cuối đời .
(ông) Vợ à chuyện đã qua thì đừng có bận tậm nữa.
Tôi sẽ ngày ngày cố gằng làm việc để kiếm sống và làm giàu bản thân.
(vợ nói) Ông à tôi thật có lỗi với ông bởi tính kiêu ngạo ham giàu mới xảy ra việc nay tôi thật hối hận giờ tôi sẽ cùng ông đi làm viêc.
Ông lão: "Bà đã thấy tác hại của việc quá tham làm chưa?"
Bà lão: "Rồi, tôi đã thấy"
Ông: "Lúc đầu nhìn con cá vàng ấy, tôi chỉ muốn ước sao cho bà và tôi mãi hạnh phúc. Nhưng bà thấy đấy, chỉ vì nghĩ đến lợi ích của bản thân, bây giờ chúng ta phải ngồi lại và ngẫm nghĩ về cuộc sống này. Tôi và bà đã sống với nhau nhiều năm rồi, tôi biết bà tham lam như thế chỉ vì ham muốn của mình thôi. Tôi biết rõ tính bà, bởi vì tôi là chồng bà. Khi con cá thực hiện những điều ước đó, tôi đã nghĩ thà sống trong cuộc sống bần hàn mà tôi với bà bên nhau còn hơn. Bà thấy đấy, sự việc đã ra nông nỗi này rồi."
Bà: "Con người ai cũng có lúc tham lam. Có lẽ con cá đã tạo điều kiện để tôi có một bài học nhớ đời. Dù sao thì tôi cũng thích cuộc sống này hơn. Nào! Ông chồng của tôi, hãy cùng sống thật hạnh phúc nhé!"
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Bài làm
Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.
Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.
Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.
Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.
Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.
Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.
Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.
Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:
_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.
kick cho mik nha
Hãy kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời kể của em
- » Trong vai Rùa Vàng kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Gươm
- » Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em?
- » Thanh gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm tự kể chuyện mình.
Bài làm
Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.
Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.
Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.
Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.
Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.
Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.
Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.
Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:
_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.
- Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
- Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
Theo mik bn cứ làm như bài mẫu của bài văn có nội dung tương tự ý
Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình
Đề bài: Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình.
Bài làm
Từng tia nắng ban mai nhẹ nhàng hôn lên cành cây kẽ lá, xua tan đi màn đêm u ám và lạnh lẽo. Nắng ngoài kia cứ mãi nhảy nhót vô tư, nắng vàng lung linh là thế mà sao trước mắt tôi chỉ còn một màu vàng nhợt nhạt. Là nắng khác hay do hoàn cảnh của tôi nay đã đổi thay?... Sau song sắt thô bạo của chiếc lồng, tôi đây là một chú chim vàng anh bé nhỏ. Mới mấy giờ trước thôi, tôi còn vẫy vùng ca hát dưới bầu trời xanh tự do vậy mà giờ đây tôi lại bị giam cầm như thế này.
Này nhé, khi tôi đang chợp mắt trong chiếc tổ ấm áp thì bỗng nghe thấy tiếng lá xào xạc bên tai. Rồi bất ngờ một bàn tay khổng lồ ập đến, tóm chặt lấy tôi. Mặc dù tôi đã kháng cự hết mình nhưng bàn tay ấy vẫn dễ dàng đưa tôi vào một chiếc lồng. Và thế giới quanh tôi chỉ còn là bóng tối ghê rợn. Tôi nghe thấy tiếng nói vang lên:
- Xin lỗi chú chim nhỏ, ta không muốn làm hại chú đâu, chúng ta chỉ muốn đem niềm vui đến cho đứa con trai bất hạnh của mình, hãy hiểu cho nỗi lòng của chúng ta!
Dòng suy nghĩ giận dữ lập tức bủa vây lấy tâm trí tôi: “ Tại sao? Tại sao các người chỉ luôn nghĩ tới cá nhân mình mà không để tâm đến những sinh vật nhỏ bé chúng tôi? Các người coi chúng tôi là thứ mua vui tầm thường sao? Tầm thường ư? Không đâu, loài chim đã mang đến thế giới này bao lời ca tiếng hát, chúng tôi trừ sâu diệt hại để mùa màng bội thu. Vậy mà sau tất cả, chúng tôi được trả ơn trong những thanh sắt tù túng như thế này ư? ”. Càng nghĩ tôi càng không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Nhưng tôi cũng đủ bình tĩnh nhận ra rằng tôi đang ở trên một chiếc xe. Nhịp xe lắc lư khiến tôi choáng váng cả đầu óc: “ Tôi thường nghe nói loài người luôn khát khao tự do và đấu tranh hàng nghìn hàng vạn năm đề có một thế giới hòa bình. Hòa bình của các người mới đẹp đẽ làm sao? Mới đáng trân trọng làm sao? Vậy mà giờ đây chính những con người ấy lại đang cướp đi sự tự do của chúng tôi. Phải chăng những băng rôn, khẩu hiệu, những lời kêu gọi hòa bình chỉ là sự giả dối, là cái vỏ bọc che đậy sự độc ác và tham lam? ”. Càng bức xúc, tôi lại càng nhớ về khu rừng thân yêu. Nhớ ánh trăng vàng như mật rót xuống tán lá xanh mướt, nhớ giọt sương long lanh mỗi sớm mai tinh khiết, nhớ cái tổ đơn sơ mà luôn rộn rã tiếng nói cười nơi lũ chim muông chúng tôi tụ họp. Tất cả giờ sẽ chỉ còn trong nỗi nhớ nhung khôn xiết mà thôi!
Đang miên man với dòng suy nghĩ, đột ngột chiếc ô tô dừng lại và ánh sáng bên ngoài ập vào cốp xe. Họ dẫn tôi qua một ngôi biệt thự khang trang và dừng lại trước căn phòng nhỏ. Cánh cửa mở toang, ở góc phòng là một cậu bé gầy gò, đôi mắt cậu rất đẹp song dường như ẩn chứa vẻ sợ sệt. Ôi chao! Cậu bé đó mới đáng thương làm sao! Có lẽ đây là người con trai họ vừa nhắc đến. Người phụ nữ cất giọng dịu dàng:
- Con trai ngoan, bố mẹ có quà cho con đây, một chú chim vàng anh như con mong ước nhé!
Cậu bé đón lấy chiếc lồng một cách vô hồn nhưng tôi thấy sau đôi mắt kia ánh lên niềm vui nhỏ. Người phụ nữ thở dài:
- Tội nghiệp con tôi! Nó mới bảy tuổi mà mang căn bệnh trầm cảm quái ác!
Người chồng an ủi vợ:
- Mong là chú chim này sẽ giúp bệnh tình của con khá hơn một chút.
Họ đứng nhìn con một lát rồi đóng cửa ra ngoài, bỏ lại cậu bé bên đống đồ chơi vương vãi và tôi. Thời gian trôi qua tưởng như vô tận, cái đồng hồ đều đều tích tắc, tôi ủ dột trong lồng và cậu bé thì câm lặng. Tất cả như đang chơi trò chơi mà ở đó không ai được nói. Bất ngờ, một cách rụt rè, cậu xách chiếc lồng đặt lên cửa sổ ngập nắng, thì thầm:
- Chào mày, chắc phải về đây, một nơi xa lạ, trong cái lồng này, mày rất tù túng và bí bách phải không? Đó cũng là điều dễ hiểu thôi vì chính tao cũng thấy thế khi ở trong căn phòng này. Vậy nên hãy ở đây và làm bạn với tao được không?
Trên khung cửa sổ, chiếc chuông gió kêu leng ca leng keng, vài bông hoa giấy hồng thắm bị ai bỏ quên giữa đám lá xanh rờn. Nắng len qua khe cửa, chiếu lên khuôn mặt thơ ngây của cậu bé, tỏa sáng… Cậu lại lên tiếng, phá vỡ bầu không gian trong veo như thủy tinh ấy:
-Tao cũng lạc lõng và cô đơn như mày. Bố mẹ tao suốt ngày thám hiểm, leo đèo vượt núi, khám phá vùng đất mới, bỏ tao ở nhà cạnh người giúp việc với bốn bức tường cùng máy tính, truyện tranh và sách vở. Tao đã rất thèm mâm cơm ấm cúng gia đình, thèm được bố mẹ la mắng khi bị điểm kém, thèm cuối tuần được bố mẹ dẫn đi chơi… Tao đã cố gắng học giỏi nhưng bố mẹ chẳng ở nhà với tao mà những gì tao nhận lại là tấm vé xem phim một mình, buổi tối trong căn nhà trống vắng.
Giọng cậu nhẹ, nhẹ bẫng tựa đám mây lơ lửng ngoài kia tán gẫu bên ông mặt trời vậy. Cậu bảo:
- Cuối cùng, tao chán ghét mọi thứ và thu mình vào thế giới của riêng mình. Và cũng chính khi ấy, tao đã nhận được tình yêu thương tao mong ước bấy lâu nhưng tất cả thật muộn màng. Dường như thật khó khăn đối với tao để đón nhận tình cảm ấy. Mày là món quà đầu tiên khiến tao thấy sự lo lắng, thấu hiểu của bố mẹ. Chưa bao giờ tao có lấy một người bạn nhưng giờ tao có mày để giãi bày tâm sự. Mày sẵn sàng lắng nghe tao chứ?
Cậu kể câu chuyện của mình một cách hờ hững như thể đó là chuyện của ai kia chứ không phải của bản thân cậu. Cậu ăn nói có phần già dặn nữa. Có lẽ cậu bé đã thiếu thốn tình cảm của bố mẹ quá lâu rồi. Tôi thấy có gì nghẹn lại nơi cổ họng. Thật sự tôi rất thương cậu vì tôi cũng là một chú chim mồ côi cha mẹ, không còn ai bên đời. Nhưng sau bao biến cố, tôi đã vững vàng, sống vui vẻ bởi xung quanh tôi vẫn còn nhiều bạn bè giúp đỡ. Không hiểu sao lúc này tôi không còn nghĩ suy về sự giam cầm nữa mà chỉ có ước muốn giúp cậu bé trở lại những tháng năm tuổi thơ hồn nhiên.
Ngày qua ngày, tôi bên cậu cùng học, cùng ăn, cùng chơi và cùng chia sẻ những điều nhỏ nhặt trên trường, ở lớp. Tôi cảm thấy như mình có sứ mệnh của một thiên thần đem lại hạnh phúc cho cậu bé. Thiên thần thì phải có đôi cánh và đôi cánh của tôi chính là giọng hót này. Bởi vậy, tôi mang giọng hát mượt mà ấy để cậu có thể tìm lại chính mình và niềm tin vào cuộc sống.
Và dần dần, cậu bé đã tự tin bước ra khỏi “ bóng tối ” của bản thân. Cậu quay lại bên gia đình, bạn bè. Cậu dũng cảm chia sẻ với bố mẹ những điều trong lòng. Họ hiểu ra và dành nhiều thời gian cho tổ ấm của mình hơn. Không chỉ vậy, nụ cười tưởng đã mất lại rạng ngời trên gương mặt cậu bé.
Cuộc sống cứ thế tiếp diễn rồi một ngày đẹp trời, chiếc xe lăn bánh chở cả nhà ngược lên Tây Bắc – ngôi nhà của tôi. Cảm giác bồn chồn cồn cào ruột gan tôi. Tôi muốn bay lên, về với rừng xanh thân yêu. Thật không ngờ, như có thần giao cách cảm, cậu bé đưa tay mở cửa lồng ra và nói với tôi:
- Mày đã đem lại niềm vui cho tao suốt mấy tuần nay. Tao đã tự phá vỡ vỏ bọc để hòa nhập với mọi người. Giờ tao cũng không nên cướp đi tự do của mày lâu hơn nữa. Bay đi nhé, người bạn của tao!
Tôi phải làm sao bây giờ? Suốt khoảng thời gian qua, tôi đã coi đó là gia đình của mình. Ác cảm với con người cũng dần phai nhạt trong tôi. Tôi từng nghe có câu: “ Nhân loại là cả một đại dương, nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà dơ bẩn”. Như đôi vợ chồng này, bất đắc dĩ họ mới bắt tôi về. Tôi thật lòng yêu mến họ nhưng tôi không thể quên đi nơi “ chôn rau cắt rốn ” của mình. Cánh rừng này là nơi tôi sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm, những khoảnh khắc đẹp nhất cuộc đời tôi đã được vun đắp tại đây. Đó là tiếng hót ngập ngừng, bước đi đầu tiên chập chững, những sải cánh vụng về… Chính vì những khoảnh khắc ấy, không thể bởi những xúc cảm mới mẻ kia mà tôi quay lưng lại với gốc rễ, quê hương của mình. Tôi quyết định dang rộng đôi cánh và bay khỏi chiếc lồng xấu xí kia.
Trước khi về với thiên nhiên, tôi lưu luyến ngoảnh lại, cất tiếng ca trong trẻo nhất, thánh thót nhất như món quà cuối cùng dành tặng người bạn nhỏ. Cậu bé cười tươi nhìn theo tôi và hét lên:
- Hãy mang tiếng hót tuyệt vời của mày lan tỏa khắp nơi nhé vì đó chính là tiếng hót của hạnh phúc đấy!
Nhất định khi trở về với núi rừng đại ngàn, tôi sẽ đặt nụ cười rạng rỡ của cậu bé vào trái tim – nụ cười ấy lấp lánh hơn cả ánh mặt trời.