Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến”. Đó là bài hát mà mỗi dịp xuân nào em cũng được nghe. Một mùa đông lạnh giá nữa lại qua, mùa xuân với bao hy vọng mới, cây cối đâm chồi nảy lộc lại tới. Phố phường tấp nập, nhộn nhịp hẳn, một chiếc áo mới đang khoác lên từng con đường, ngõ phố của làng quê em.
Sau giấc ngủ dài của mùa đông, ánh mặt trời rực rỡ của mùa xuân chiếu sáng khắp mọi nơi. Mọi người dường như ai cũng tất bật hơn với công việc của mình. Những bác nông dân chăm chỉ ra đồng với vụ mùa mới để có thể kiếm thêm chút tiền lo sắm sửa cho một cái Tết đủ đầy hơn, con đường làng bỗng chốc vui hơn, tiếng người vác cuốc ra đồng, tiếng nói chuyện rôm rả cả một góc trời. Mùi vôi của những ngôi nhà mới được quét lại, mùi của sự nhộn nhịp nơi đường làng, ngõ xóm thật là lạ biết bao.
Tụi trẻ con chúng em chỉ mong sớm được nghỉ Tết để được đi chơi, được ăn uống thoải mái và được mua sắm quần áo mới nữa. Những bức tường cạnh trường học với ủy ban được quét vôi lại trắng tinh và viết lên đó những câu khẩu hiệu như “Chúc mừng năm mới” hay “Mừng Đảng mừng xuân”, … Những câu khẩu hiệu này cũng được viết lên băng rôn treo lên khắp mọi nơi trên các con đường làng. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu Tết về rõ rệt nhất mà chúng em có thể nhìn thấy được. Các câu khẩu hiệu màu đỏ chói in trên nền vôi trắng làm bừng sáng cả một khoảng trời. Đi dọc con đường lên phố huyện, những cửa hàng tạp hóa bán lèo tèo mấy loại quà ăn vặt cho trẻ con trước đây giờ trông khác hẳn. Đủ loại bánh kẹo, nào túi nào hộp, đủ màu sắc sặc sỡ, những giỏ quà bảy sắc cầu vồng được gói một cách tỉ mỉ được trưng ở mặt ngoài làm cho lũ trẻ chúng em bị thu hút. Bà chủ quán bữa nay cũng có vẻ vui tươi lạ thường. Con đường như trở nên bận rộn hơn cùng với mọi người, với nhịp thời gian đang hối hả. Từ khi trời còn tối om, gà chưa cất tiếng gáy nữa, những người buôn bán đã dậy nhanh chóng chuẩn bị đồ chở đi chợ mong tìm được chỗ ngồi tốt nhất để có thể bán đắt hàng kiếm thiêm ít tiền mua quần áo mới cho lũ trẻ ở nhà.
Sáng nay em cũng được mẹ cho đi chợ. Ôi! Chợ Tết, em được đi chợ Tết. Thật là vui biết bao, mẹ chở em trên chiếc xe đạp quen thuộc, trên con đường cũng quen thuộc, nhưng hôm nay cảm giác của em lại khang khác. Mới tới gần chợ thôi mà nào tiếng xe cộ, tiếng cười nói của người buôn người bán cùng tiếng gà việt đang kêu tạo thành một bản nhạc sôi động của ngày Tết. Hai bên đường ngày trước bị cấm buôn bán nhưng nay đã được cho phép bán các loại cây cảnh, hoa lá. Những cành đào vẫn e lệ ngại ngùng nép mình trong những đài hoa duyên dáng, số khác vì không cưỡng lại được cái rực rỡ của ánh nắng xuân nên bung nở để khoe cái sắc hồng ngọt ngào quyến rũ của mình. Những chậu mai mang cái nắng vàng ruộm và lung linh của miền Nam ra đây trông thật bắt mắt. Tới mấy chị bán bông, nào hoa hồng, hoa cúc, cho tới hoa cẩm chướng, cát tường, … tất cả chưa bao giờ hội tụ đầy đủ đến thế. Em thích quá cứ đứng nhìn mải mê mà không bước đi được, tới khi mẹ gọi em mới như vừa tỉnh mộng sau một chuyến du ngoạn dài. Con đường dường như nhỏ hẹp hơn với bao nhiêu là cây cảnh, hoa lá, xe cộ và người mua kẻ bán nữa. Bên kia đường là những chậu quất sai trĩu quả lủng lẳng đưa qua đưa lại, những cây mía dài ngoằng dựng kín cả vỉa hè. Em nhanh chân theo mẹ vào chợ, trước mặt em toàn là người, đông nghẹt, không thể tưởng tượng nổi. Những em bé theo mẹ đi chợ Tết lần đầu tiên vì một chút sợ hãi pha lẫn kinh ngạc, chắc hẳn đây là lần đẩu tiên các em thấy nhiều người như vậy. Khu chợ rộng lớn trống trải trước đây khác hẳn, bây giờ đến lối đi nhỏ cũng rất khó khăn, bởi đủ loại hàng hóa được bày bán la liệt. Bên khu này là hoa quả, nào chuối, xoài, dưa hấu, đủ đủ. Bên kia thì bầy la liệt những loại hoa giả được những người thợ thủ công làm rất tỉ mỉ và xinh xắn cũng với những bức tranh ý nghĩa, những câu đối hay. Một khu khác thì bán bánh kẹo, đồ ăn, khu còn lại bán quần áo, người bán người mua tíu tít trò chuyện, cười đùa, làm cho khu chợ trở nen ồn ào, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Khu chợ bỗng chốc bừng sáng lên như một bức tranh tuyệt vời có đủ cả thanh âm lẫn sắc màu. Các con đường ngõ phố thì được mọi người phân công chia nhau ra quét rác, làm sạch cỏ, con đường bỗng chốc trở nên tươi mới tràn đầy sức sống. Ở trong nhà không khí Tết vẫn chưa rõ rệt lắm nhưng khi vừa bước chân ra các con đường làng ngõ xóm thì khác hẳn. Mọi người ai cũng lo lắng mình sẽ không kịp làm hết công việc để đón một năm mới tươm tất nên ai cũng tất bật tranh thủ mọi lúc mọi nơi. Người này thì mới mua được cành đào, người kia thì cay quất, người khác nữa lại bánh trái, hay quần áo mới cho lũ trẻ nhà mình.
Tụi trẻ con như chúng em chỉ mong Tết nhanh về để được mặc quần áo mới, được ăn nhiều bánh kẹo, tha hồ đi chơi thoải mái mà không sợ bố mẹ la mắng, quan trọng hơn là không phải đi học, không phải học bài. Người lớn thì mong một năm mới với thật nhiều may mắn, sức khỏe, hạnh phúc. Còn những con đường quanh làng xóm em thì Tết đến dường như nó được đánh thức dậy để cùng chia sẻ niềm vui hân hoan với mọi người.
bạn thử đọc bài này nha nhỡ cậu sẽ có một ý tưởng nào đó trong bài văn của cậu!
Mùa xuân sắp đến rồi! Cả phố em tấp nập trong khung cảnh ngày tết. Khắp phố phường, người người lũ lượt kéo nhau đi sắm sửa, chuẩn bị đón chào năm mới.
Trên đường phố, các quầy hàng buôn bán tấp nập. Ai ai cùng mặc những bộ quần áo đủ màu rực rỡ, trông giống như cả một vườn hoa khổng lồ đang di chuyển. Hôm nay là ngày 28 Tết, em theo mẹ đi chợ. Nhìn hai bên đường, không khí đón xuân đã tưng bừng nhộn nhịp. Ánh nắng vàng buổi sáng trải xuống đám cỏ non dính đầy sương mai bên vệ đường làm cho nó long lanh như những hạt kim cương, ở các hiệu may, mọi người ra vào tấp nập. Tiếng cười nói ồn ào làm cho không khí nhộn nhịp càng tăng thêm. Tại một điểm bán hoa, người ta xúm đông lại xem rồi trầm trồ khen không ngớt. Những bông hồng nhung đang nở hoa như muốn phô bày sắc đẹp. Các loài cây khác như cúc, lay ơn, hướng dương, thược dược… chen nhau khoe nụ, khoe hoa. Cây đào với những bông hoa phô màu hồng tí xíu như đang chúm chím cười. Tất cả, tất cả như muốn phô sắc với mọi người về vẻ đẹp đặc biệt của chúng. Những quầy hàng bán đồ tết đông cứng người, vẻ mặt ai cũng vui tươi, hào hứng. Trên tủ kính, các thứ mứt, bánh, kẹo, hạt dưa… được trưng bày trong các lọ thủy tinh đẹp mắt. Những chú gà, vịt bị cột chân xách ngược, giương đôi mắt nhỏ như hạt cườm ngơ ngác nhìn trời, nhìn đất rồi kêu đồng loạt quang quác đòi trả tự do.
Mùa xuân đã về trên quê hương em, mùa xuân làm cho cây cối, mọi vật đều cựa mình vươn dậy, vui mừng đón xuân sang.
Tham khảo !
Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất
Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.
Chợ Tết năm nay còn bán cả cá cảnh. Những chú cá vàng, cá đen múa lượn, khoe vẻ kiều diễm của mình trong làn nước trong lành. Gần cuối chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợn con bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép lông mượt như tơ, liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu“cạc… cạc” ầm ĩ. Chị mái mơ “cục ta… cục tác” hồi lâu khi bị lạc đàn. Rồi anh chàng lợn tinh vi cũng hùa theo“ụt…ịt”. Tất cả làm khu chợ càng trở nên huyên náo. Ôi, nhanh thật! Vậy là đã đến cửa hàng cuối cùng của chợ. Đó là hàng bán câu đối và tranh Tết. Trên những dải lụa đỏ thắm, mềm mại là những vần thơ bay bướm mà thấu tình người. Những bức tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng được người dân nơi tôi rất thích thú. Người ta mua chúng về để nhà cửa thêm đẹp và sang trọng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Quả là một thú vui tao nhã. Giờ đây, chợ đã đông nghìn nghịt và hai mẹ con tôi cũng đã xem xong hết các mặt hàng. Tôi và mẹ nhanh chân rảo bước về nhà với chiếc làn nặng trĩu đồ đạc. Chợ Tết năm nay vui quá!
Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.
Viết bài văn miêu tả một phiên chợ tết. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu đối tượng được miêu tả (phiên chợ vào ngày tết).
- Ấn tượng chung của em về phiên chợ ngày tết đó. (đông đúc, tươi vui...)
b. Thân bài (9đ)
- Em đi chợ tết vào thời gian nào? Đi cùng với ai? (1đ)
- Đối với em, phiên chợ ngày tết có gì đặc biệt so với các phiên chợ vào ngày khác trong năm (phiên chợ cuối cùng của năm cũ, được sắm quần áo mới, nô đùa vui tươi cùng các bạn...) (2đ)
- Con đường đến chợ hôm đó như thế nào? Khung cảnh ra sao? Mọi người đi chợ với tâm trạng có vui vẻ và háo hức không? (2.5đ)
- Mặt hàng phiên chợ hôm đó có đa dạng không? Người bán và người mua hôm đó như thế nào? Mọi người có hành động/ lời nói gì làm em nhỡ mãi. (2.5đ)
- Kỉ niệm đáng nhớ của em về phiên chợ. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
Được ngắm nhìn quê hương trong phiên chợ tết, em có suy nghĩ và tình cảm như thế nào?
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan.
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.
Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.
Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.
Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.
Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.
- Chào anh ổi! Khỏe chứ?
- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?
Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.
Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.
Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:
- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.
- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.
Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ.
Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...
Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Chỉ còn ba ngày nữa là hết một năm, bánh xe thời gian sẽ chấm vạch ranh giới cuối cùng để bước sang năm mới. Những ngày này. quê hương em sôi động hẳn lên. Ai cũng muôn ra chợ để mua sắm. chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền. Em cũng được đi chợ Tết cùng mẹ.
Phiên chợ Tết đông vui, kẻ mua người bán tấp nập, quần áo đủ màu sặc sỡ như một vườn hoa di động. Khu chợ này em đã đến nhiều lần nhưng lần này trông thật sầm uất. Diện tích khu chợ như rộng hơn bởi những sạp hàng mới dựng lên ở đầu cổng. Nơi ấy, hàng loạt quầy bán trái cây tiếp nối nhau. Trái cây đủ loại, nhiều nhất là dưa hấu, xoài cát và cam sành. Những quả dưa to như quả bóng, ước chừng bảy, tám kí được xếp từng hàng, từng lớp. Dưa tươi xanh, bóng mượt ai cũng thích. Không chỉ có dưa, xoài, cam, bưởi cũng thật tươi, chín thật mọng.
Những quả xoài cát chín vàng, tỏa một mùi thơm ngọt lịm… Kế tiếp hàng trái cây là gian hàng bán hoa vải với các loại hoa mới lạ, màu sắc sặc sỡ. Cách đó không xa là khu bán hoa tươi. Nào cúc, hồng, tulip đang tỏa ngát hương thơm và khoe sắc thắm. Hoa đồng tiền, lay ơn đang hé nở, xòe những cánh nhỏ mịn màng như nhung, như lựa. Đi sâu vào trong chợ là những quầy hàng bánh kẹo, mứt Tết trông hấp dẫn. Thứ gì cũng ngon, loại nào cũng đẹp.
Các chị bán hàng thoăn thoắt gói, xếp, cân, đong, sôi nổi chào mời. Cạnh quầy bánh kẹo là quầy hàng khô, những thúng nếp thơm lựng, những thúng đậu đầy ắp. Tất cả đều chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền sắp đến. Em cứ theo chân mẹ, tha hồ mà ngắm nhìn. Mẹ cùng em đến hàng thực phẩm. Thật là thích với các loại cá tươi roi rói. Nào cá thu, cá ngừ, cá nục nằm la liệt trên quầy. Đi hết hàng cá là đến hàng rau. Đủ loại rau xanh, loại nào cũng tươi ngon, bóng bẩy. Phía dưới hàng rau là hàng gà vịt. Những chú gà trông mào đỏ chót như cục tiết, lông sặc sỡ, chân vàng óng trông thật đẹp mã. Ai cũng trầm trồ. Tiếng gà oác, tiếng vịt kêu cùng với tiếng hỏi đáp, chào, mời của con người đã làm cho khu chợ càng thêm náo nhiệt. Nhưng đông vui hơn cả là quầy hàng quần, áo, mũ, nón, và giày dép.
Người mua thật đông, những gian hàng đầy ắp, đủ màu sắc, đủ chất liệu. Người mua, người bán lon xon. Đi hết hàng quần áo là qua hàng tranh lụa. Những bức tranh dân gian thật đẹp, thật ý nghĩa. Nào là tranh chú ếch xanh ngồi trên lá khoai nước trông ngộ nghĩnh, nào là tranh chú bé ngồi trên lưng trâu ung dung thổi sáo, nào là tranh lợn ráy, tranh đàn gà. Bức tranh nào cũng đẹp, cũng có duyên.
Những bức tranh ấy đều thể hiện phong cảnh của làng quê thanh bình, trù phú. Em cứ mải ngắm tranh, ngắm cảnh chợ Tết mà quên cả mẹ đằng kia đang đứng đợi.
Chợ vẫn cứ đông vui, nhộn nhịp không ngừng. Cảnh vật như tươi đẹp hơn, mới mẻ hơn. Tất cả như đang trút bỏ những gì cũ kĩ trong năm để đón lấy sức sống đang rạo rực của một mùa xuân mới.
Chỉ còn ba ngày nữa là hết một năm, bánh xe thời gian sẽ chấm vạch ranh giới cuối cùng để bước sang năm mới. Những ngày này. quê hương em sôi động hẳn lên. Ai cũng muôn ra chợ để mua sắm. chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền. Em cũng được đi chợ Tết cùng mẹ.
Phiên chợ Tết đông vui, kẻ mua người bán tấp nập, quần áo đủ màu sặc sỡ như một vườn hoa di động. Khu chợ này em đã đến nhiều lần nhưng lần này trông thật sầm uất. Diện tích khu chợ như rộng hơn bởi những sạp hàng mới dựng lên ở đầu cổng. Nơi ấy, hàng loạt quầy bán trái cây tiếp nối nhau. Trái cây đủ loại, nhiều nhất là dưa hấu, xoài cát và cam sành. Những quả dưa to như quả bóng, ước chừng bảy, tám kí được xếp từng hàng, từng lớp. Dưa tươi xanh, bóng mượt ai cũng thích. Không chỉ có dưa, xoài, cam, bưởi cũng thật tươi, chín thật mọng.
Những quả xoài cát chín vàng, tỏa một mùi thơm ngọt lịm… Kế tiếp hàng trái cây là gian hàng bán hoa vải với các loại hoa mới lạ, màu sắc sặc sỡ. Cách đó không xa là khu bán hoa tươi. Nào cúc, hồng, tulip đang tỏa ngát hương thơm và khoe sắc thắm. Hoa đồng tiền, lay ơn đang hé nở, xòe những cánh nhỏ mịn màng như nhung, như lựa. Đi sâu vào trong chợ là những quầy hàng bánh kẹo, mứt Tết trông hấp dẫn. Thứ gì cũng ngon, loại nào cũng đẹp.
Các chị bán hàng thoăn thoắt gói, xếp, cân, đong, sôi nổi chào mời. Cạnh quầy bánh kẹo là quầy hàng khô, những thúng nếp thơm lựng, những thúng đậu đầy ắp. Tất cả đều chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền sắp đến. Em cứ theo chân mẹ, tha hồ mà ngắm nhìn. Mẹ cùng em đến hàng thực phẩm. Thật là thích với các loại cá tươi roi rói. Nào cá thu, cá ngừ, cá nục nằm la liệt trên quầy. Đi hết hàng cá là đến hàng rau. Đủ loại rau xanh, loại nào cũng tươi ngon, bóng bẩy. Phía dưới hàng rau là hàng gà vịt. Những chú gà trông mào đỏ chót như cục tiết, lông sặc sỡ, chân vàng óng trông thật đẹp mã. Ai cũng trầm trồ. Tiếng gà oác, tiếng vịt kêu cùng với tiếng hỏi đáp, chào, mời của con người đã làm cho khu chợ càng thêm náo nhiệt. Nhưng đông vui hơn cả là quầy hàng quần, áo, mũ, nón, và giày dép.
Người mua thật đông, những gian hàng đầy ắp, đủ màu sắc, đủ chất liệu. Người mua, người bán lon xon. Đi hết hàng quần áo là qua hàng tranh lụa. Những bức tranh dân gian thật đẹp, thật ý nghĩa. Nào là tranh chú ếch xanh ngồi trên lá khoai nước trông ngộ nghĩnh, nào là tranh chú bé ngồi trên lưng trâu ung dung thổi sáo, nào là tranh lợn ráy, tranh đàn gà. Bức tranh nào cũng đẹp, cũng có duyên.
Những bức tranh ấy đều thể hiện phong cảnh của làng quê thanh bình, trù phú. Em cứ mải ngắm tranh, ngắm cảnh chợ Tết mà quên cả mẹ đằng kia đang đứng đợi.
Chợ vẫn cứ đông vui, nhộn nhịp không ngừng. Cảnh vật như tươi đẹp hơn, mới mẻ hơn. Tất cả như đang trút bỏ những gì cũ kĩ trong năm để đón lấy sức sống đang rạo rực của một mùa xuân mới.
Cho 1 tick, 1 like đi
Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.
Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.
Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.
Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.
- Chào anh ổi! Khỏe chứ?
- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?
Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.
Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.
Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:
- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.
- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.
Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ.
Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...
Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan.
Tham khảo nha!
“Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến”. Đó là bài hát mà mỗi dịp xuân nào em cũng được nghe. Một mùa đông lạnh giá nữa lại qua, mùa xuân với bao hy vọng mới, cây cối đâm chồi nảy lộc lại tới. Phố phường tấp nập, nhộn nhịp hẳn, một chiếc áo mới đang khoác lên từng con đường, ngõ phố của làng quê em.
Sau giấc ngủ dài của mùa đông, ánh mặt trời rực rỡ của mùa xuân chiếu sáng khắp mọi nơi. Mọi người dường như ai cũng tất bật hơn với công việc của mình. Những bác nông dân chăm chỉ ra đồng với vụ mùa mới để có thể kiếm thêm chút tiền lo sắm sửa cho một cái Tết đủ đầy hơn, con đường làng bỗng chốc vui hơn, tiếng người vác cuốc ra đồng, tiếng nói chuyện rôm rả cả một góc trời. Mùi vôi của những ngôi nhà mới được quét lại, mùi của sự nhộn nhịp nơi đường làng, ngõ xóm thật là lạ biết bao.
Tụi trẻ con chúng em chỉ mong sớm được nghỉ Tết để được đi chơi, được ăn uống thoải mái và được mua sắm quần áo mới nữa. Những bức tường cạnh trường học với ủy ban được quét vôi lại trắng tinh và viết lên đó những câu khẩu hiệu như “Chúc mừng năm mới” hay “Mừng Đảng mừng xuân”, … Những câu khẩu hiệu này cũng được viết lên băng rôn treo lên khắp mọi nơi trên các con đường làng. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu Tết về rõ rệt nhất mà chúng em có thể nhìn thấy được. Các câu khẩu hiệu màu đỏ chói in trên nền vôi trắng làm bừng sáng cả một khoảng trời. Đi dọc con đường lên phố huyện, những cửa hàng tạp hóa bán lèo tèo mấy loại quà ăn vặt cho trẻ con trước đây giờ trông khác hẳn. Đủ loại bánh kẹo, nào túi nào hộp, đủ màu sắc sặc sỡ, những giỏ quà bảy sắc cầu vồng được gói một cách tỉ mỉ được trưng ở mặt ngoài làm cho lũ trẻ chúng em bị thu hút. Bà chủ quán bữa nay cũng có vẻ vui tươi lạ thường. Con đường như trở nên bận rộn hơn cùng với mọi người, với nhịp thời gian đang hối hả. Từ khi trời còn tối om, gà chưa cất tiếng gáy nữa, những người buôn bán đã dậy nhanh chóng chuẩn bị đồ chở đi chợ mong tìm được chỗ ngồi tốt nhất để có thể bán đắt hàng kiếm thiêm ít tiền mua quần áo mới cho lũ trẻ ở nhà.
Sáng nay em cũng được mẹ cho đi chợ. Ôi! Chợ Tết, em được đi chợ Tết. Thật là vui biết bao, mẹ chở em trên chiếc xe đạp quen thuộc, trên con đường cũng quen thuộc, nhưng hôm nay cảm giác của em lại khang khác. Mới tới gần chợ thôi mà nào tiếng xe cộ, tiếng cười nói của người buôn người bán cùng tiếng gà việt đang kêu tạo thành một bản nhạc sôi động của ngày Tết. Hai bên đường ngày trước bị cấm buôn bán nhưng nay đã được cho phép bán các loại cây cảnh, hoa lá. Những cành đào vẫn e lệ ngại ngùng nép mình trong những đài hoa duyên dáng, số khác vì không cưỡng lại được cái rực rỡ của ánh nắng xuân nên bung nở để khoe cái sắc hồng ngọt ngào quyến rũ của mình. Những chậu mai mang cái nắng vàng ruộm và lung linh của miền Nam ra đây trông thật bắt mắt. Tới mấy chị bán bông, nào hoa hồng, hoa cúc, cho tới hoa cẩm chướng, cát tường, … tất cả chưa bao giờ hội tụ đầy đủ đến thế. Em thích quá cứ đứng nhìn mải mê mà không bước đi được, tới khi mẹ gọi em mới như vừa tỉnh mộng sau một chuyến du ngoạn dài. Con đường dường như nhỏ hẹp hơn với bao nhiêu là cây cảnh, hoa lá, xe cộ và người mua kẻ bán nữa. Bên kia đường là những chậu quất sai trĩu quả lủng lẳng đưa qua đưa lại, những cây mía dài ngoằng dựng kín cả vỉa hè. Em nhanh chân theo mẹ vào chợ, trước mặt em toàn là người, đông nghẹt, không thể tưởng tượng nổi. Những em bé theo mẹ đi chợ Tết lần đầu tiên vì một chút sợ hãi pha lẫn kinh ngạc, chắc hẳn đây là lần đẩu tiên các em thấy nhiều người như vậy. Khu chợ rộng lớn trống trải trước đây khác hẳn, bây giờ đến lối đi nhỏ cũng rất khó khăn, bởi đủ loại hàng hóa được bày bán la liệt. Bên khu này là hoa quả, nào chuối, xoài, dưa hấu, đủ đủ. Bên kia thì bầy la liệt những loại hoa giả được những người thợ thủ công làm rất tỉ mỉ và xinh xắn cũng với những bức tranh ý nghĩa, những câu đối hay. Một khu khác thì bán bánh kẹo, đồ ăn, khu còn lại bán quần áo, người bán người mua tíu tít trò chuyện, cười đùa, làm cho khu chợ trở nen ồn ào, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Khu chợ bỗng chốc bừng sáng lên như một bức tranh tuyệt vời có đủ cả thanh âm lẫn sắc màu. Các con đường ngõ phố thì được mọi người phân công chia nhau ra quét rác, làm sạch cỏ, con đường bỗng chốc trở nên tươi mới tràn đầy sức sống. Ở trong nhà không khí Tết vẫn chưa rõ rệt lắm nhưng khi vừa bước chân ra các con đường làng ngõ xóm thì khác hẳn. Mọi người ai cũng lo lắng mình sẽ không kịp làm hết công việc để đón một năm mới tươm tất nên ai cũng tất bật tranh thủ mọi lúc mọi nơi. Người này thì mới mua được cành đào, người kia thì cay quất, người khác nữa lại bánh trái, hay quần áo mới cho lũ trẻ nhà mình.
Tụi trẻ con như chúng em chỉ mong Tết nhanh về để được mặc quần áo mới, được ăn nhiều bánh kẹo, tha hồ đi chơi thoải mái mà không sợ bố mẹ la mắng, quan trọng hơn là không phải đi học, không phải học bài. Người lớn thì mong một năm mới với thật nhiều may mắn, sức khỏe, hạnh phúc. Còn những con đường quanh làng xóm em thì Tết đến dường như nó được đánh thức dậy để cùng chia sẻ niềm vui hân hoan với mọi người.
Tham Khảo:
Những phiên chợ ngày gần Tết Nguyên Đán rất tấp nập, nhộn nhịp, rất nhiều những hàng hóa với đầy đủ những mẫu mã bắt mắt được những người chủ cửa hàng bày ra bán như: hoa quả, bánh kẹo, các loại rau xạch…., nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của người dân. Một trong những phiên chợ đông đúc, nhộn nhịp nhất, đó chính là phiên chợ hoa.
Chợ hoa ngày Tết vô cùng rực rỡ với rất nhiều loại hoa đẹp, đầy đủ sắc màu như: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa violet….Những người chủ bày ra rất nhiều hoa tươi, màu sắc độc đáo trước gian hàng của mình làm cho chợ hoa ngày Tết đẹp rực rỡ, lung linh hơn rất nhiều so với những ngày bình thường.
Trong chợ tấp nập người đi, kẻ lại, tiếng nói cười vui vẻ, các bà, các cô mong muốn chọn được những bong hoa rực rỡ nhất để thờ và để trang trí nhà cửa những ngày giáp Tết. Cũng có những anh chị thanh niên trẻ tuổi không đi chợ để mua hoa mà để chụp ảnh kỉ niệm, thưởng ngoạn không khí mùa xuân, tận hưởng cái rạo rực của những ngày giáp Tết.
Chợ hoa không chỉ tràn ngập sắc thắm của những loại hoa rực rỡ, khoe sắc dưới tiết trời xuân mà còn thoang thoảng những hương thơm dịu mát, đặc trưng của những loài hoa càng làm cho chợ hoa ngày tết thêm đặc biệt,thú vị.Người Việt Nam mua hoa không chỉ xem xét nó đẹp hay không, phù hợp hay không phù hợp với ngôi nhà của mình mà còn rất chú trọng vào ý nghĩa mà nó biểu tượng. Người ta quan niệm mỗi loài hoa sẽ mang một ý nghĩa nhất định, nếu mua được những loài hoa phù hợp thì có thể mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Những bông hồng đỏ thắm, kiêu sa dưới ánh nắng xuân càng làm cho nó trở nên thu hút, người mua chọn những bông hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà còn mong muốn gia đình được đầm ấp, thêm gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên.
Những bông hoa đồng tiền cũng rất đa dạng về màu sắc như: màu vàng, màu cam, đỏ cam. Loại hoa này được bọc cẩn thận trong giấy kính vì thân của hoa đồng tiền rất mền, cánh hoa nhỏ và mảnh nên rất dễ bị dập nát.Khi mua về, người dùng sẽ giấy kính được tháo ra, vẻ đẹp của hoa đồng tiền mới được phô diễn một cách trọn vẹn. Trong chợ hoa ngày tết, hoa đồng tiền được rất nhiều người lựa chọn mua vì mong một năm mới nhiều may mắn, tiền tài như ý nghĩa của tên hoa vậy.Những bông cúc vàng lại tượng trưng cho sự sống, cho phúc khí, sự may mắn cho ngôi nhà. Vì vậy đây cũng là một loại hoa được rất nhiều người lựa chọn cho ngày tết.
Chợ hoa ngày Tết khác với ngày thường ở chỗ nó không chỉ bán những loại hoa quen thuộc hàng ngày như: hồng, lan, cúc mà còn có những gian hàng bán hoa đào, hoa mai. Đó là những loài hoa mà khi nhắc đến tên ta sẽ nhớ ngay đến không khí của ngày xuân, đặc biệt là khi Tết đến.
Những cành đào rực hồng, nở rộ được uốn khéo léo thành những hình vòng cung vô cùng đẹp mắt.Hoa đào có khi được bán theo cành, cũng có được trồng trong những chậu cây, tùy theo sở thích của mỗi người khi mua. Nhìn một khu chợ dài được điểm tô sắc hồng của hoa đào gợi ra cảm giác rạo rực của không khí ngày Tết.Bên cạnh hoa đào, hoa mai cũng được bày bán rất phổ biến ở các cửa hàng hoa. Những cánh mai vàng tinh khôi, mỏng manh mang một vẻ đẹp tươi mới, thuần khiết.Màu vàng là màu của hi vọng, nó cũng tượng trưng cho sự hân hoan, hứng khởi mỗi khi mùa xuân về.
Nếu như hoa đào là loại hoa đặc trưng cho ngày tết ở Miền Bắc thì hoa mai lại là loại hoa không thể thiếu trong ngày tết ở Miền Nam và Miền Trung. Mai vàng sinh trưởng trong thời tết ấm áp của miền Nam và miền Trung, là loài hoa biểu tượng cho ngày tết ở hai vùng miền này. Nhưng trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu chơi Tết của người dân, những cành mai vàng cũng đã được vận chuyển ra miền Bắc và được bán rất phổ biến.Không khí nhộn nhịp ở chợ hoa không chỉ ở cái đông đúc của người xem, người mua mà còn ở những lời chào hàng, giới thiệu hoa của những người chủ quán càng làm khu chợ trở lên huyên náo, tấp nập.
Những người khách xem hoa đều xem xét rất kĩ lưỡng, lựa chọn từng loại hoa, rồi những bông to nhất, đẹp nhất để có thể mua về những bó hoa tươi , trang hoàng lại nhà cửa của mình cho đẹp và rực rỡ nhất.Nếu những ngày thường, chợ hoa chủ yếu là các mẹ, các bác, các cô nội chợ thì đi chợ hoa ngày Tết lại có thêm rất nhiều những gia đình, có khi đầy đủ cả bố mẹ, con cái. Họ cùng nhau đi chợ Tết mua hoa, cùng nhau tận hưởng không khí vui xuân. Hình ảnh gia đình đoàn viên, hạnh phúc ấy làm cho chợ hoa ngày tết tràn ngập không khí ấm áp, vui tươi.Những người đi chợ hoa ngày tết, khuôn mặt ai nấy đều hứng khởi, vui vẻ.Có lẽ không khí mùa xuân cùng những sắc hoa rực rỡ, dạt dào càng làm cho không khí ấy trở nên đặc biệt.Sức sống, niềm tin, niềm hi vọng vào một năm mới tốt đẹp được thể hiện rõ nét trên từng khuôn mặt.
Cái rực rỡ của hoa đào, thuần khiết của hoa mai, cùng những sắc hoa rực rỡ của hồng, cúc, ly đã mang đến cho những ngày tết không khí vui tươi, rộn rã. Sau một năm làm việc, lao động vất vả, những ngày cuối năm mọi người đều dành ra một ngày để cùng nhau đi chợ hoa ngày tết, mua hoa trang hoàng nhà cửa, làm cho ngày tết đoàn viên thêm ấp áp, vui tươi và ý nghĩa hơn.