Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô. Ai ai cũng mong chờ có một cơn mưa để xua tan ngột ngạt và khó chịu. Và chiều hôm nay, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả. Người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp lóe vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn.
Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng lao nhanh hơn. Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế ấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp.
Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người để đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời trong trẻo. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc.
Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai. Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi.
Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao!
Tả dòng sông
Quê em nằm ngay cạnh dòng sông Phó Đáy-dòng sông đã gắn bó với bao người dân từ bao đời nay.
Dọc hai bờ sông là bãi bồi phù sa màu mỡ,xanh mướt của bãi ngô,đỗ,lạc.Những rặng tre ven đê dịu dàng soi bóng xuống dòng sông.Mỗi năm,nước sông có một mùa cạn và một mùa lũ.Mùa cạn,dòng sông như bị thu hẹp lại.Khi ấy,nước sông chảy êm đềm.Mùa lũ,nước từ trên nguồn đổ về dữ dội.Nước sông đục màu phù sa đỏ.Nước ngập về đục trắng cả vùng bãi bồi.Tuy vậy,vào mùa này,những người dân xóm chài lại bắt được nhiều tôm cá.Dòng sông vẫn như người mẹ hiền nuôi dưỡng chúng ta ngay khi người giận dữ.Chiều chiều chăn trâu ven đê,những đứa trẻ lại ngồi ngắm dòng sông quê hương,thấy nó sao mà dịu mát hiền hòa đến vậy.Tiếng gà râm ran đã xóa đi vẻ tĩnh mịch của dòng sông.
Dòng sông Phó Đáy đã gắn liền với kí ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.Nó đã nuôi dưỡng những con người đôn hậu,chất phác.Dòng sông có cảnh đẹp đôi bờ có rặng tre soi bóng,những chiếc thuyền đậu bến yên bình.Mong sao vẻ đẹp đó sẽ còn mãi mãi...
Tả cánh đồng lúa
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và sinh động. Em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của quê hương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
1. Em bị ốm, người luôn bên cạnh động viên,chăm sóc, lo cho em uống từng viên thuốc, ăn từng thìa cháo, mất ăn mất ngủ vì em là mẹ. Hãy hình dung và tả lại mẹ của em lúc chăm sóc em bị ốm
2. Em hãy tả hình dáng, tính tình một cô ( chú,bác) trong khu phố ( hoặc thôn xóm ) nơi em ở được mọi người yêu mến
Bài 1 :
Bài tham khảo :
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc em ốm, em càng thấm thía hơn điều ấy.
Chúng ta đều được lớn lên trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Từ những lời ru, những cái xoa đầu, đến những cái rém chăn cho đỡ lạnh, không ai khác mẹ luôn là người quan tâm chi chút đến từng điều nhỏ nhặt. Đặc biệt mỗi lúc ta bị ốm, thì sự lo lắng của mẹ càng cao cả hơn bao giờ hết.
Em là một đứa trẻ không hay ốm yếu, vì thế rất chủ quan với sức khoẻ của mình. Vì vậy nếu không nhờ có mẹ, em đã không thể luôn duy trì cơ thể khỏe mạnh như bây giờ. Nhưng tình yêu thương, chăm sóc của mẹ khi em bị ốm đã giúp em ý thức sâu sắc hơn về tình mẫu tử, về việc biết giữ gìn bản thân để không ai phải lo lắng. Đó là hôm gió mùa về, trời nổi gió to và rét lạnh. Nhưng hôm ấy mẹ lại bận đi công tác chưa về, em ở nhà lại tắm nước lạnh. Kết quả là hôm ấy em bị cảm lạnh. Mẹ đã thức suốt đêm để săn sóc cho em. Khuôn mặt mẹ đầy lo âu và xám ngắt, bởi chưa bao giờ mẹ để em bị ốm nặng như vậy. Có lẽ mẹ đã tự trách mình vì không chăm sóc em thật tốt. Nằm trên giường bệnh, em miên man vào giấc ngủ dài mệt mỏi. Thỉnh thoảng chỉ thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc gường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. em cảm nhận như bàn tay của mẹ lúc nào cũng nắm lấy tay em, âu yếm vuốt ve để truyền cho em hơi ấm của tình mẫu tử. Chốc chốc, mẹ lại thay khăn lau tay, lau mặt cho em luôn trông gọn gàng, không có cảm giác khó chịu. Mờ mờ không rõ vì mệt, nhưng em dường như vẫn cảm thấy nhìn rất rõ đôi mắt mẹ, lonh lanh ướt, và trìu mến yêu thương lẫn cả sự lo lắng nữa. Tiếng đêm tĩnh mịch càng khiến nhịp thở hổn hển của mẹ rõ hơn. Chao ôi, lúc ấy em chỉ muốn ôm mẹ vào lòng, xin lỗi mẹ vì sự nghịch ngợm của mình. Bàn tay dịu dàng của mẹ nắm lấy bàn tay non nớt của em khiến hơi ấm lan tỏa mạnh mẽ hơn. em như được tiếp thêm sức mạnh nên hôm sau cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Sáng dậy, mặt trời đã lên cao, ngoài vườn lảnh lót tiếng chim vang. Dường như vạn vật cũng đang cất lên một giai điệu ngọt ngào, vui tươi để chào mừng cô bé xinh xắn, đáng yêu là em. Mẹ choàng tỉnh dậy khi thấy em khẽ cử động tay, đôi mắt dài màu nâu ấy, hôm nay em mới có dịp được ngắm kĩ, nó thâm quầng và khô vì sự thiếu ngủ do phải làm việc mệt mỏi và hôm nay là vì chăm sóc em ốm nữa. em ôm mẹ vào lòng, hổn hển trong lời xin lỗi vì đã để mẹ nhọc lòng. Mẹ vuốt nhẹ mái tóc tơ và khẽ mỉm cười, nụ cười sau những lo lắng suốt đêm cho em đã khiến mẹ tươi tắn hơn. Cảm ơn mẹ vì tình yêu thương vô bờ bến mẹ đã giành cho con. Con yêu và xin lỗi mẹ.
Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.
Bài 2:
Bài tham khảo :
Bác Giáo là tổ trưởng dân phố khu phố gia đình mình ở. Năm nay, bác khoảng 50 tuổi. Mình cũng không biết nên bắt đầu từ đâu khi kể về bác cho các bạn nghe. Thôi thì mình thấy sao, nghĩ sao thì kể cho các bạn nghe như vậy nhé.
Khi mình học lớp Một, mình đã thấy bác làm tổ trưởng dân phố rồi. Bởi vì mình thường thấy bác đi đến các nhà trong khu phố, khi thì thu tiền đóng góp cho những hoạt động công cộng. Khi thì bác mời bà con khu phố ra tổng vệ sinh. Thấy bác lúc nào cũng bận rộn với công việc của khu phố, mẹ mình thường nói làm tổ trưởng dân phố công việc thì nhiều mà chẳng có quyền lợi gì đâu. Những người làm tổ tưởng dân phố là phải nhiệt tình lắm, có trách nhiệm với bà con lối xóm lắm mới làm được lâu như bác ấy. Quả thực, cứ thứ 7 hàng tuần, bác đến từng nhắc nhở mọi nhà ra làm vệ sinh nên lúc nào đường phố cũng sạch đẹp. Một số người không có ý thức đổ nước ra đường làm ảnh hưởng đến bà con khu phố, bác đến nhắc nhở rất nhiều lần. Một bóng điện đường hỏng, bác thay ngay để đảm bảo ánh sáng cho mọi người đi đường. Có mấy nhà bán vật liệu xây dựng đổ bừa bãi ra đường, bác đến yêu cầu họ dọn dẹp lại ngay. Trong khu phố còn một vài nhà gặp khó khăn, bác đã vận động bà con trong khu phố đóng góp ít nhiều tùy khả năng để giúp họ có thể vượt qua những khó khăn ấy. Bà con khu phố rất quý trọng bác. Ba mẹ mình rất kính trọng và cảm phục bác. Ba mẹ mình nói bác là người có nhiều đóng góp trong việc đưa khu phố mình trở thành khu phố Văn hóa. Mình quý bác lắm. Thỉnh thoảng mình giúp bác đi mời bà con khu phố ra làm tổng vệ sinh hoặc giúp bác mời bà con đi họp.
Chuyện về bác tổ trưởng dân phố của mình là như vậy đấy. Mình chờ nghe chuyện về bác tổ trưởng dân phố của các bạn đấy.
~ hok tốt ~
Nhà bố mẹ em ở làng Chùa. Nhà có 3 gian 2 chái lợp ngói, tường xây. Gian giữa đặt bàn thờ cụ và bàn thờ ông bà. Gian bên phải kê hai cái giường. Gian bên trái là góc học tập của em.
Cái bàn học của em bằng gỗ ép màu cà-phê sữa, bóng mịn rất đẹp. Mặt bàn hình chữ nhật, có chiều rộng 60cm, dài 120cm, chiều cao 75cm. Có 2 ngăn để đựng sách vở hoặc các thứ đồ dùng khác rất tiện lợi. Cho đến nay, em vẫn ngồi học trên cái ghế nhựa màu mận chín.
Trên bàn học là hai chồng sách: sách giáo khoa lớp Hai, sách truyện đọc tham khảo và giải trí. Cái đồng hồ báo thức bằng nhựa. Cái đèn bàn cũng bằng nhựa. Một con lợn nhựa khi nào cũng há mõm đòi ăn. Cái tượng gỗ con trâu đen nhánh, sừng nhọn hoắt, mắt thao láo. Nhà em nghèo nên bàn học của em còn thô sơ lắm.
Lớp một, em chỉ là học sinh tiên tiến. Lớp hai, em đã cố gắng đạt học sinh giỏi. Tối nào cái bàn học cũng thủ thỉ trò chuyện vói em. Nó nói với em: “Lan ơi, chúng mình là đôi bạn thân, cùng chăm chỉ học hành, tiến bước nhé!”.
Trường tôi nằm trên con phố nhỏ của một thành phố nhộn nhịp. Tháng ngày vẫn êm đềm trôi qua với tiếng giảng bài của thầy cô và những trò nghịch ngợm vang trời của lũ học trò “nhất quỷ, nhì ma...”. Tôi cũng chẳng buồn quan tâm khái niệm “thư viện” làm gì nếu không có chuyện trong một lần thi cuối kỳ cả lớp tôi hầu hết bị điểm kém. Nếu đề bài cứ như mọi khi thì chẳng cần đọc quyển sách nào học sinh chúng tôi cũng đều làm được hết, vì đáp án đã nằm sẵn trong vở rồi, cứ thế mà bê nguyên si. Đằng này, đề bài lại mở rộng, yêu cầu học sinh phải thực sự chịu khó tìm tòi, tham khảo thêm tài liệu liên quan đến vấn đề đó thì mới đạt yêu cầu. Chúng tôi ngớ hết cả ra khi đọc đề bài. Cô giáo cũng đã dặn chúng tôi lên thư viện trường đọc thêm sách, nhưng chẳng đứa nào chú tâm đến. Sau lần điểm kém nhớ đời ấy, chúng tôi đã ý thức được tầm quan trọng của việc đọc và học, nhưng biết bắt đầu như thế nào khi chúng tôi chẳng có điểm đến thực sự tạo hào hứng, say mê cho những học trò hiếu động thích bay bổng, thích mới mẻ và năng động.
Vừa rồi, gặp lại người bạn cũ về thăm quê, tôi đặc biệt ấn tượng khi nghe bạn ấy kể về thư viện trường của mình. Đó là trường PTTH Nguyễn Thượng Hiền (Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh). Trường có 6 máy vi tính để phục vụ cho tra cứu sách, mỗi năm thường được các tổ chức nước ngoài tặng sách, nên thường xuyên có nhiều sách mới, sách hay cho học sinh tham khảo... Còn trường tôi thì sao? Đã quá quen với ý nghĩ thư viện trường là nơi có cô thủ thư nghiêm khắc với một mớ sách cũ rích, lũ học trò chúng tôi đâm ngại vào thư viện. Bạn nào chăm lắm thì một tuần đến thư viện một lần, chủ yếu đến tìm các tác phẩm văn học, tiểu thuyết kinh điển khi được giáo viên hướng dẫn hay ra đề kiểm tra, thi cử. Số đầu sách thì nghèo nàn, ít cập nhật sách mới. Sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức còn thiếu. Sách không cần thì nhiều, sách muốn đọc lại không có. Thủ tục mượn sách thì rườm rà. Đứng chờ cả buổi có khi chỉ mượn về được quyển sách giấy đen, mối xông lỗ chỗ. Thường xuyên sẽ phải nghe câu trả lời khô khan của cô thủ thư, nào là “sách bạn khác mượn rồi”, “sách này không có” mặc dù tên sách vẫn có trong các phích mục lục của thư viện. Bàn ghế thì lèo tèo vài cái. Nếu cả lớp chúng tôi mà hứng chí kéo lên thư viện học hết thì chắc chắn phải mang theo ghế mà ngồi.
Em trai tôi học trường PTCS Quang Trung than thở “Mỗi lớp chỉ có vài bạn được làm thẻ thư viên thôi”. Em gái tôi học trường Bán công Đống Đa thì bảo “Chưa bao giờ đặt chân vào thư viện trường”. Anh bạn tôi đã tốt nghiệp cấp 3 ở một ngôi trường của Tiền Hải thì thú nhận “Không hề biết thư viện trường mình ở chỗ nào”. Và tôi chắc rằng sẽ còn nhiều bạn nữa cũng chưa bao giờ bước chân vào thư viện trường mình, chưa bao giờ ý thức được việc đến thư viện là một việc quan trọng và cần thiết. Theo cảm nhận của riêng tôi, tuy đã có nhiều thư viện trường học được quan tâm đầu tư, nhưng phần lớn các thư viện trường chỉ là hình thức, cứ mở cửa mỗi sáng rồi đóng cửa mỗi chiều, hầu như chẳng mấy ai ngó ngàng đến.
Học sinh chúng tôi nhiều khi rất thụ động trong việc nghe giảng, thầy cô cứ đọc, học sinh cứ chép. Giá như trong các buổi học, thầy cô giáo nói nhiều hơn về phương pháp học, hướng dẫn cho chúng tôi đọc những quyển sách tốt tại thư viện, rồi vào những buổi học sau cô kiểm tra kết quả của việc đọc đó. Chúng tôi sẽ được thoả sức nói về những cái mình đã được đọc, nói về suy nghĩ và cảm nhận của mình cùng những bài học bổ ích từ sách. Chúng tôi rất muốn được tham dự những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt khối có chủ đề bàn luận, thuyết trình, kể chuyện về những cuốn sách đã đọc ở thư viện trường. Như thế chúng tôi sẽ được thể hiện khả năng hùng biện của chính mình, sẽ có bản lĩnh hơn trong bước đường phía trước và hơn hết sẽ có động lực trong việc đến thư viện trường đọc và học một cách say mê. Tôi còn nhớ những lần được theo mẹ đi xem triển lãm sách ở thư viện trung ương, được xem triển lãm báo xuân mỗi khi Tết đến. Những quyển sách, tờ báo được trưng bày theo chủ đề đã rất hấp dẫn tôi. Mong rằng trường chúng tôi cũng sẽ tổ chức những buổi trưng bày nhỏ để học sinh được tham gia, được khuyến khích nâng cao tri thức từ sách báo qua cầu nối thư viện trường mình.
Trường chúng tôi, có lẽ nguồn kinh phí dành cho thư viện còn thấp nên cơ sở vật chất, sách báo và cả cán bộ thư viện đều thiếu. Nhưng nhìn sang trường bạn tôi, cũng khó khăn nhưng vì các thầy cô đã vận động học sinh "Góp một cuốn để đọc nhiều cuốn sách" nên các bạn vẫn có sách đọc thường xuyên và càng có ý thức đóng góp cho tủ sách chung đó thêm phong phú. Thực ra chúng tôi cũng thật lắm đòi hỏi trong khi chính mình còn chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng. Có nhiều bạn được học ở những trường có thư viện tốt nhưng chưa biết khai thác triệt để nguồn sách báo dồi dào. Nếu như chúng tôi có thể được mượn sách một cách nhanh chóng, ít thủ tục rườm rà thì chắc chắn sẽ rất tích cực vào thư viện. Chúng tôi tìm đến sách và cũng mong được sách tìm đến. Chẳng hạn ở trường có bảng tin, nếu có thông tin sách hay, sách mới trên đó, nhất định chúng tôi sẽ quan tâm ngay. Hoặc thầy cô giáo mỗi ngày nói với học sinh về một cuốn sách, một bài thơ, bài văn ý nghĩa thì chúng tôi chắc sẽ thấy hứng thú hơn để tìm đọc sách. Mấy đứa bạn tôi bảo rằng, giá như thư viện trường mình có nhiều sách truyện hay, nhiều sách hướng dẫn học tốt, sách được đọc thoải mái không cần mất thời gian mượn lâu thì các bạn sẽ lên thư viện đều đều.
Mong sao chúng tôi sớm có một thư viện luôn tràn ngập ánh sáng, luôn mở rộng cửa đón học sinh với nhiều thân thiện và gần gũi. Các thầy cô hãy cập nhật nhiều sách hơn để chúng tôi được mở mang trí tuệ, được bay đi khắp nơi trên thế giới, đến các vùng đất lạ, học những bài học mới, hái trái thơm của miền rừng núi, được sống nhiều đời sống, được chia sẻ và cảm thông với nhiều số phận. Khi đó nhất định học trò chúng tôi lại càng say mê sách hơn, và thư viện chắc chắn là nơi bước chân đến sẽ chẳng muốn rời.
góc thư viện lớp em theo như em nhớ (tại t chỉ học tiểu học mới có thư viện góc lớp thôi, bây h toàn lên thư viện trường đọc :) thì toàn mấy quyển truyện nhảm nhí, tạp nham đủ thứ linh tinh trên đời, có những quyển từ đời tống đời thanh r ko đứa nào đọc đều vứt cả vào đấy!~ muốn tìm 1 quyển nhiều nhiều chữ chút như dế mèn phiêu lưu kí mà cũng mell thấy :) ôi cái thư viện j đâu mà nghèo nàn tả tơi, còn đc xếp ngay cạnh cái thùng rác nó mới phê chứ :v bh nhìn thấy mấy quyển truyện tranh rách bìa hay j đó mà mk nhớ lại thấy cái thư viện đấy nhìn tởm vkl =)))
Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.
Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.
Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.
Tả không khí oi bức của một buổi trưa hè
Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.
Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.
Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.
Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.
Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.
Trời vừa sẩm tối, ba dẫn em thả bộ thong thả đi. dạo mát trên những con đường quen thuộc của thành phố. Em đã được chứng kiến quang cảnh thành phố bừng lèn bởi các ngọn đèn với các ánh màu lung linh huyền ảo. Thành phố đã lên đèn; nó chuẩn bị bước vào đêm cũng thật ồn ào và sôi động.
Những cơn gió thoảng đưa, đem đến cho thành phố không khí mát mẻ. Tô điểm thêm cho bộ mặt thành phố bởi những sắc màu khác nhau, qua các ngọn đèn, những tiệm bán đồ bày bán các mặt hàng càng đẹp hơn lên trong ánh điện lung linh. Đường phố thêm sôi động.
Từng dòng người đổ ra đường mỗi lúc một đông. Khác với buổi sáng đi làm, bây giờ họ ăn mặc thật đẹp, quần áo đủ màu sắc, đủ kiểu… Các loại xe cộ thi nhau nối đuôi chạy qua chạy lại. Con đường phố vốn đã rộng thế, vậy mà giờ đây trở nên chật chội. Dưới ánh đèn, dưới các sắc màu quần áo, cả thành phố như nổi bật lên trên nền trời đen thẫm, nhấp nhánh như sao sa.
Trên hè phố mọi người đi lại tấp nập hơn buổi chiều. Già có, trẻ có, nhưng nhiều nhất vẫn là thanh niên. Họ đi thành từng đôi hoặc từng nhóm. Tay khoác tay nhau, họ trò chuyện vui vẻ, thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng cười khúc khích. Trong số đó có cả những bé trai, bé gái trạc tuổi em, chạy hớt ha hớt hải đến năn nỉ người qua lại mua vé số cho mình. Có cả những gia đình bố mẹ dắt một vài em đi chơi phố. ở ngã tư, đèn xanh đỏ vẫn đều đặn chớp tắt báo hiệu, chú công an trang phục gọn gàng đứng ở vị trí quen thuộc của mình theo mọi hoạt động của đường phố. Ba và em đi dọc theo đường Điện Biên Phủ rồi ra Sài Gòn. Chợ Bến Thành im lìm đứng trong đêm, đèn trên nóc chợ nhấp nháy… Ôn ào và sôi động nhất vẫn là ở trước cửa Uy ban Nhân dân Thành phố. Một công viên rộng lớn tràn ngập người là người: mọi người như quên hết tất cả mệt nhọc sau một ngày làm việc. Họ hớn hở tươi tắn bên nhau. Gần tượng đài Bác, khách du lịch nước ngoài chụp hình liên tục, có lẽ họ muốn ghi lại hình ảnh Bác Hồ thân yêu của đất nước Việt Nam… Phía trái công viên là rạp “Rex” – Đoàn người lũ lượt kéo đến, kín cả trước cổng rạp. Họ đang chờ đợi để vào xem ca nhạc. Ba và em dừng lại trước dãy phố bán đồ may sẵn. Các cửa tiệm sáng trưng, treo la liệt quần áo thành nhiều tầng lớp. Thôi thì đủ kiểu, đủ màu, đủ loại. Những chiếc váy dành cho con nít mới dễ thương làm sao! Mỗi cái có một vẻ đẹp khác nhau quyến rũ khách hàng. Hai anh chị thanh niên đứng cạnh em cứ trầm trồ bàn tán về các kiểu quần áo mới lạ. Ba mua cho em một cái áo sơ mi trắng, may rất khéo, em mặc vừa như in.
Chơi chán, trên đường về, ba dẫn em ra bến cảng. Khác với không khí ồn ào náo nhiệt ở công viên, bến sông có vẻ lặng lẽ êm đềm hơn. Dọc theo men bờ sông là những hàng quán, đèn nhấp nháy vàng làm sáng cả một khúc sông. Ba và em thả bộ theo bờ sông. Gió sông thổi lên lồng lộng mát rượi. Những chiếc phà trong đêm, đen trùi trũi lặng lẽ trôi. Gió đã lành lạnh, ba giục em ra về. Hai cha con thong thả thả bộ bên những hàng cây đang rì rào trong gió. Thỉnh thoảng một vài chiếc lá vàng rơi. Nó lượn lờ, chao đảo rồi buông mình xuống đất. Trong không khí mát mẻ của ban đêm, em ngửi thấy mùi hoa thơm thoang thoảng báo hiệu mùa xuân sắp về trên thành phố.
Câu 1 :
TÌNH BẠN GIỮA C.MÁC VÀ PH.ĂNG GHEN
Cuộc sống là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”- Tình bạn ( hay gọi là tình bằng hữu) là một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của xã hội.
Trong lịch sử, dưới nhiều góc độ khác nhau mà có rất nhiều quan điểm khác nhau về tình bạn, Tình bạn bắt nguồn từ cảm tính, ở trực giác, tác động của các giác quan (ánh mắt, nụ cười...) thông qua sự tiếp xúc gần gũi (cùng học tập, lao động, vui chơi…), ở sự đồng điệu về sở thích, tâm hồn và lối sống. Từ cảm tính mà có cảm tình với nhau, rồi từ cảm tình người ta tiến tới những sự gắn kết về lí trí. Tình bạn chân chính, sâu sắc, lâu bền bao giờ cũng đi từ sự bồng bột, sôi nổi, đôi khi say đắm rồi đến yêu thương, quý trọng và đồng điệu tâm hồn, về tư tưởng, hành động tới mức có thể sẵn sàng hi sinh vì nhau. Khi ấy lí trí soi sáng, dẫn dắt đường đi cho tình cảm; và tình yêu thương gắn kết làm cho lí trí có linh hồn. đỉnh cao của tình bạn là tình đồng chí, sự phát triển tình bạn sang tình đồng chí là một quy luật chuyển hóa tự nhiên.
Trong xã hội phong kiến, tình bạn được xem là một trong những yếu tố tạo nên “Ngũ Thường” Tình bạn không giới hạn ở tuổi tác, địa vị và luôn cần thiết cho cuộc sống. Tình bạn là nền tảng để chúng ta xây dựng những mối tương quan khác, tình bạn làm chúng ta lớn lên và được trở nên chính mình nhiều hơn. Alessandro Manzoni, một nhà văn người Ý đã từng nói: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín”. Trong xã hội loài người, từ cổ chí kim, từ đông sang tây có rất nhiều câu chuyện sáng chói về tình bạn như Lưu Bình và Dương Lễ, như Quản Trọng và Bảo Thúc Nha... song tình bạn nào đẹp hơn, sáng chói hơn tình bạn giữa K.Marx và Ăngghen, cái tình bạn mà ở nơi đó người ta đã thấy được một không phân biệt đẳng cấp, thể hiện đức hy sinh lớn lao của con người vì mục tiêu của nhân loại mà cống hiến: “Những chuyện cổ tích thường kể lại những tấm gương cảm động về tình bạn. Giai cấp vô sản châu Âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai nhà bác học kiêm chiến sĩ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của đời xưa kể về tình bạn của con người”1.
Ph.Ăngghen sinh ngày 28-11-1820 tại thành phố Bác-men, tỉnh Ranh (nước Đức) trong một gia đình tư sản sùng tín tôn giáo. Từ một học sinh đầy mơ mộng, một chàng trai giàu lòng nhân đạo, nồng nhiệt yêu tự do đã dùng thi ca làm vũ khí biểu lộ sự đồng tình với nhân dân và khát vọng tương lai. Tốt nghiệp tú tài, Ph.Ăngghen vâng lời cha thôi học, theo nghề kinh doanh thương mại. Những quan sát xã hội và hoạt động thực tiễn đã làm biến chuyển thế giới quan và tư duy chính trị của ông. Từ con đường tự học, học trong sách báo, trong các câu lạc bộ bác học, trong tổng kết thực tiễn và trong sự phẫn nộ với xã hội đương thời, Ph.Ăngghen đã trở thành một nhà bác học. Trên con đường học tập và nghiên cứu, Ph.Ăngghen đã gặp K.Marx một cách gián tiếp thông qua đọc các tác phẩm của K.Marx. Dần dần từ việc nghiên cứu triết học, kinh tế chính trị học, hai ông đã tìm đến nhau rồi trở thành những người đồng chí - những người đồng sáng lập nên một học thuyết cách mạng dẫn đầu thời đại.
K.Marx sinh ngày 15-5-1818 ở thành Tơ-ri-a thuộc tỉnh Ranh (nước Đức) trong một gia đình trí thức (cha ông là luật sư). Từ nhỏ ông đã được giáo dục và hun đúc trong tinh thần khai sáng của chủ nghĩa tự do, nhân đạo và lý tính. Ông tốt nghiệp tú tài rồi vào học khoa Luật tại trường Đại học Tổng hợp Bon, sau chuyển sang học trường Đại học Béc-lin, một trung tâm nghiên cứu về triết học. Mác đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ triết học, rồi vừa nghiên cứu vừa tổng kết thực tiễn, ông cùng với Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Hai con người xa lạ, từ những hoàn cảnh xuất thân, môi trường giáo dục và quá trình đào tạo rất khác nhau đã trở thành hai người đồng chí rồi sau trở thành hai người bạn, một tình bạn vĩ đại và cảm động, gắn quyện tình đồng chí sắt son chung thuỷ tới mức mà sau khi K.Marx qua đời Ph.Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như những công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết K.Marx.
Lần đầu tiên, K.Marx gặp Ph. Ăngghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi Ph. Ăngghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Mùa hè năm 1844, Ph. Ăngghen đến thăm K.Marx ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn và đây được xem như là “cuộc gặp mặt lịch sử” của hai vĩ nhân.Hai ông trở thành đôi bạn hiếm có trong lịch sử. Bằng cả cuộc đời, hai ông đã chứng minh rằng: từ mục đích lý tưởng và học thuyết, họ đã sống vì nhau, cho nhau trọn cả cuộc đời. Họ đã dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất, tôn trọng và quý mến nhau hơn cả chính bản thân mình. K.Marx kể rằng: Ăngghen luôn đi trước K.Marx trên nhiều lĩnh vực, mọi điều tiên đoán của Mác bao giờ xảy ra cũng muộn hơn ở Ăngghen và K.Marx bao giờ cũng theo gót Ăngghen. Chính những nghiên cứu phác thảo trong lĩnh vực kinh tế của Ăngghen đã làm cho K.Marx nảy ra ý tưởng phải đi vào nghiên cứu môn kinh tế chính trị. Không ai có thể phủ nhận thiên tài của Mác khi nghiên cứu kinh tế chính trị học thể hiện ở bộ Tư bản vĩ đại nhưng cũng không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn và sự cộng tác của Ăngghen đối với K.Marx khi hoàn thành tác phẩm đó. Hơn thế nữa, Vì lý do vật chất, trong lúc gia đình K.Marx phải bôn ba từ nơi này đến nơi khác do sự truy lùng của chính quyền đương thời, chính Ăngghen là người đứng ra lo chu toàn thu xếp gia đình để K.Marx phần nào yên tâm nghiên cứu, Ăngghen đã phải làm nghề thư ký hãng buôn trong gần 20 năm. Và cũng vì thế, có lần K.Marx chỉ vào bộ Tư bản và nói rằng: Chính đây là của Ăngghen.
K.Marx cũng cho biết rằng Ăngghen chắc còn có thể sáng tạo thêm bao công trình đồ sộ, nếu gần hai mươi năm ấy ông được tự do, không bị cái nghề thư ký hãng buôn cầm tù khổ sai. Bởi lẽ, Ăngghen là người có khối óc bách khoa, sắc sảo, với sự hiểu biết phong phú lạ thường và khả năng làm việc kỳ diệu. K.Marx ngưỡng mộ, tự hào và lấy làm thảo mãn về đạo đức, tài trí của Ăngghen. K.Marx yêu mến Ăngghen hơn cả bản thân mình. K.Marx luôn luôn lo cho sức khoẻ của Ăngghen và sẵn sàng quên cả bản thân mình để bảo vệ Ăngghen.
Còn Ăngghen, suốt cả cuộc đời đã hy sinh, giúp đỡ cho cả gia đình K.Marx về vật chất lẫn tinh thần. Nếu không có sự giúp đỡ hết lòng của Ăngghen thì K.Marx khó có điều kiện vật chất để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ của mình. Ăngghen luôn luôn chăm lo cho K.Marx về mọi mặt, không những về công việc, mà cả sức khoẻ và cuộc sống gia đình. Do điều kiện tài chính khó khăn và do làm việc quá sức, Mác khó tránh khỏi bị ốm đau. Mỗi lần K.Marx ốm, Ăngghen sốt sắng sưu tầm các loại sách báo nói về bệnh tật và phương thức điều trị và tự mình trở thành bác sĩ điều trị cho K.Marx. Ăngghen đã trở thành linh hồn của gia đình K.Marx và luôn đóng vai trò trung tâm hoà giải những mâu thuẫn, là trọng tài trong các cuộc vui gia đình. Ăngghen nuôi hầu hết các con của K.Marx và được họ xem như người cha thứ hai của mình. Nhưng không chỉ có thế, trên bình diện lý luận, ngoài những tác phẩm riêng của mình, Ăngghen còn giúp đỡ Mác rất nhiều về mặt khoa học. K.Marx đã dành cho bộ Tư bản bao nhiêu năm tháng của cuộc đời, bao nhiêu sức lực và tâm huyết của mình. “Tư bản” là một tác phẩm biểu hiện trí tuệ tuyệt vời với trình độ hiểu biết phi thường. Chính K.Marx trước khi xuất bản bộ Tư bản tập I đã đề nghị Ăngghen cùng đứng tên với tư cách đồng tác giả nhưng Ăngghen đã khiêm nhường từ chối. Sau khi K.Marx mất, chính sự uyên bác và sự mẫn cảm khoa học cùng với đồng điệu về tư tưởng và tâm hồn, đã cho phép Ăngghen soạn thảo hai tập còn lại của bộ Tư bản đồ sộ, bộ tác phẩm đó vẫn mang tên K.Marx mà liền mạch tư tưởng. Ngay khi Tư bản tập II và III được xuất bản, có người băn khoăn hỏi Ăngghen sao không lấy tên mình, ông tuyênbố: “Phần ông đóng góp như thế nào thì tuỳ độc giả nhận xét nhưng tư tưởng chủ đạo của các tác phẩm ấy hoàn toàn là của bạn ông K.Marx”.
Khi K.Marx qua đời, có người từng hỏi Ăngghen, ông có thể nói tư tưởng chủ đạo của học thuyết Mác là gì? Ăngghen đã không ngần ngại trả lời “sự tự do của mỗi người là là điều kiện tạo nên sự do của xã hội”
Sau khi K.Marx qua đời, Ăngghen là người duy nhất có quyền công bố những tác phẩm của K.Marx nhưng cho đến trước khi trút hơi thở cuối cùng ông vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng công lao sáng lập ra triết học và khoa kinh tế chính trị học mácxit chủ yếu thuộc về K.Marx - Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết Mác. Đối với K.Marx - Ăngghen luôn tự cho mình chỉ là vai phụ. Còn bất cứ ở đâu và bất kỳ trong vở diễn nào, K.Marx bao giờ cũng là kép chính. Tên tuổi của Ăngghen vang lừng khắp thế giới vì nó luôn gắn liền với tên tuổi của K.Marx. Để đánh giá về công lao của Ăngghen, V.I. Lênin viết: “Sau bạn ông là Các Mác, Ăng-ghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền Các Mác với Phri-đrích Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Ph.Ăng-ghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Các Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại”
K.Marx và Ăngghen không những để lại cho nhân loại một khối lượng tri thức khoa học khổng lồ mà các ông còn để lại một tấm gương sáng chói về nhân cách, một tình bạn-tình đồng chí vĩ đại đáng để chúng ta học hỏi.
Câu 2 :
Nhà bố mẹ em nằm trong khu tập thể công nhân Sở Điện lực Hải Phòng. Nhà cấp 4 , có hai phòng nhỏ. Bố em là công nhân điện, mẹ em làm y tá. Đồ đạc quý nhất của gia đình em là cái ti vi và chiếc xe máy của bố mẹ em đi làm hằng ngày. Nhà tuy nhỏ hẹp nhưng rất sạch sẽ và ngăn nắp. Bố mẹ đã dành cho em một góc học tập cạnh cửa sổ, một nơi sạch sẽ, sáng sủa nhất trong ngôi nhà.
Chiếc bàn gỗ dầu có ba ngăn kéo là bàn học tập. Chú Xuân di chuyển vào Vũng Tàu công tác đã tặng bố mẹ em chiếc bàn này. Bố em mới thuê thợ đánh véc- ni lại, cái bàn bóng lên trông rất đẹp. Trên bàn phía trái là một chồng sách, phía phải là cái đèn bàn Trung Quốc, chao đèn màu đỏ. Ánh sáng dịu ngọn đèn, đêm đêm vẫn chiếu sáng trang sách và tỏa sáng tâm hồn em. Chiếc đồng hồ bàn bằng nhựa xanh hình vuông, dì em tặng năm em lên 9 tuổi. Chiếc kim giây chuyên cần chuyển động. Chỉ đêm khuya mới nghe nó kêu “ tích ! tích !). Nó như thầm nhẹ nhắc em : “ Cố lên! Ngoan lên! Chăm học chăm làm. Thì giờ là vàng bạc. Trôi qua nhanh lắm!”. Phía sát mép bàn cạnh tường, em để lọ hoa nhỏ, cắm ba bông hoa giấy đủ màu sắc rực rỡ do em làm.
Nhiều gia đình như gia đình bạn Lý, bạn Mùi, bạn Quế…đều có tủ sách, với hàng trăm hàng nghìn cuốn sách quý, dày và đẹp , trông rất mê. Em vẫn mơ ước có một tủ sách như thế. Trong số tài sản quý báu của em là ba cuốn sách : cuốn Truyện cổ dân gian Việt Nam, cuốn Từ điển tiếng Anh, cuốn Tục ngữ , ca dao. Đó là phần thưởng thi học sinh giỏi lớp Một, lớp Hai. Bìa dày, giấy trắng, chữ in đều tăm tắp có nhiều hình vẽ. Mỗi lần mở ra đọc, trang sách như một rạng đông làm bừng sáng tâm hồn em.
Em còn có một con lợn bằng gốm Bát Tràng. Đôi mắt đen nhánh ngây thơ. Cái mõm nở ra như đòi ăn. Nó không ăn cám mà chỉ thích ăn một, hai nghìn đồng bạc. Lúc thì nó nằm ngủ trong ngăn kéo. Lúc thì nó nằm chơi trên bàn, lặng lẽ ngắm em học bài. Bà, các dì, các cậu, bố mẹ vẫn cho em ít tiền để nuôi lợn đấy. Cái hộp bút đã cũ lúc nào cũng gợi ý em chăm bẵm con lợn cho béo để sang năm lên lớp Bốn mà mổ thịt…
Đồ đạc trên bàn học của em chỉ có thế. Còn đơn sơ lắm. Nhưng em rất yêu quý. Cái đèn bàn, sách vở, đồng hồ, lọ hoa, con lợn…là gia tài của em đấy.
Hồng thân mến ơi !
Ở ngoài Bắc bạn sống vui không ? Bữa nay đã là mồng 1 Tết rùi đó ! Bạn vui không, đường phố ngoài Bắc, họ có chơi sang trọng không ? Bạn nhớ tả lại cảnh đường phố ngoài đó nghe !
Ở miền Nam cũng vui đó chớ ! Ngoài này cũng thú vị lắm : Đường phố thì họ gắn mấy cái bảng có hình bông hoa, chú chim, lá cờ tổ quốc Viêt Nam, ... Nói chung là một cái bảng trang trí đủ kiểu. Tối mồng 1 Tết đường phố lên đèn, đến chỗ vòng xoay Ngãi Giao, chắc bạn thích lắm. Mỗi nhà họ đều chơi cây mai hoặc chậu cúc đó ! Tại ở miền Nam người ta dùng hoa mai vì nó tượng trưng mà ! Ở ngoài đó là Bắc, hẳn là cây Đào đúng hông ?
Thôi, bà của mình đang đau lưng, mình dừng bút, mình mong chúng mình có thể gặp mặt nhau tại một địa điểm nào đó đẹp đẽ nhé !
100 phần trăm em không chép mạng, k em nghe !
Em đã được đi thăm khá nhiều cảnh đẹp nổi tiếng - đó là những phần thưởng của bố mẹ dành cho em mỗi khi em đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng dù vậy, em vẫn thấy yêu mến, gắn bó với khung cảnh quen thuộc, giản dị của nơi mình ở.
Nơi em ở là một xóm nhỏ của ngoại thành Bắc Giang. Như bao làng quê khác, xóm nhỏ của em được bao quanh bởi một cánh đồng. Đồng làng không rộng lắm nhưng cũng đủ để chúng em chạy nhảy vui đùa hay đi thả diều mỗi khi gió lớn. Bốn mùa thay đổi, đồng làng cũng mang những gương mặt khác nhau. Mùa xuân, đồng rập rờn những cánh lúa xanh rì thì con gái. Mùa hạ, đồng lại rực lên sắc vàng giòn của lúa chín căng hạt. Sang mùa thu, cánh đồng khoác lên mình một chiếc áo nhiều màu: có ô ruộng cấy lúa xanh rờn, lại có ô ruộng trồng rau sớm. Nhất là lúc đông sang, những màu vàng của lúa chín đan xen với màu xanh của rau vụ đông thật vui mắt! Và đến cuối mùa đông là đến mùa đốt đồng đầy lí thú. Khi ấy, nhà nhà đã gặt hết lúa, ít ai còn có nhu cầu dùng rơm làm chất đốt khi đó có bếp ga thay thế, bà con nông dân chất rơm thành từng đống đốt đi để lấy luôn tro bón ruộng. Cả cánh đồng nghi ngút khói rơm rạ như một chiếc lò sưởi khổng lồ. Đám trẻ con chúng em khi ấy vô cùng thích thú chạy đuổi nhau giữa những đống rơm cháy hoặc rủ nhau đi hun chuột.
Không chỉ có cánh đồng, còn có những tán tre, bóng gạo, bóng đa tô điểm cho xóm làng em ở. Những lũy tre cao và xanh ngát chạy quanh những bờ ao hiền hòa. tĩnh lặng. Còn có những cây gạo, cây đa rợp bóng xuống sân đình, cổng làng. Dưới bóng mát của cây, các cô bác trong xóm lại ngồi trò chuyện với nhau trong những trưa hè nóng nực hoặc lúc đi làm đồng về. Em cùng còn nhớ mãi ngày nhỏ, chúng em thường đu lên những rễ đa chắc và dài buông xuống chạm mặt đất.
Xóm làng quê em cũng đã phát triển rất nhiều. Cây cối, đồng ruộng vẫn giản dị, yên bình như thế nhưng nhà cửa đã khang trang, to đẹp lắm. Phần lớn nhà cửa đều là nhà hai ba tầng cao rộng. Nhà nào cũng có sân vườn thoáng đãng. Vườn nhà được trồng nhiều loại cây, có thể là cây ăn quả, cây cho bóng mát hoặc rau xanh. Đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông hoặc lát gạch rất sạch đẹp.
Làng xóm em đẹp đẽ và yên bình như thế. Dù đi đâu, em vẫn thấy nơi ở của mình là nơi đáng yêu đáng mến nhất trên đời.