Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Rừng quốc gia Cúc Phương
Giải pháp:
1.Trồng nhiều cây xanh
2.Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử bảo vệ rừng
3.Không săn bắn động vật quý hiếm
4. Không đốn cây để làm gỗ
Để ngôi trường được bình yên, an toàn, ổn định hẳn không thể thiếu vai trò quan trọng của bác bảo vệ. Bác giống như một vị thần đang trông coi tòa lâu đài diễm lệ để tránh sự xâm phạm của kẻ xấu. Với chúng em, hình ảnh bác bảo vệ yêu kính ngày ngày trông coi, bảo vệ ngôi trường thân thương đã rất quen thuộc và gần gũi. Em rất yêu quý và kính trọng bác.
Bác giống như bậc cha, chú trong nhà. Có gì không phải bác đều chỉ bảo cho chúng em rất nhiệt tình. Bác có lẽ năm nay đã ngoài 40 tuổi. Khuôn mặt bác vuông chữ điền, nước da ngăm đen, có lẽ vì phải lăn lộn nhiều trước sóng gió cuộc đời nên làn da trông rất khỏe và cứng rắn. Khuôn mặt ấy cũng đã có những nếp nhăn, những vết chai sạn nhưng trông vẫn rất hiền lành và tốt bụng. Bác không hay cười nói, có lẽ để chúng em biết khuôn phép và tuân thủ thì bác muốn giữ sự nghiêm nghị ấy để răn đe chúng em nề nếp được tốt hơn. Dáng người bác khá vạm vỡ, những bước đi chắc nịch, vững chãi trông rất da dáng một người làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, an toàn cho trường học.
Với bác, lần đầu nếu không quen và hay tiếp xúc thì hẳn sẽ nghĩ rằng bác rất nghiêm khắc và khó tính. Nhưng kì thực không phả như vậy, bác luôn tạo cho chúng em một sự thân mật nhất định để chúng em không được phép đùa quá chớn. Bác rất tốt bụng, có gì ngon bác thỉnh thoảng cũng hay chia đều cho chúng em. Nhưng điều khiến bọn em kính trọng chính là thái độ và tinh thần bác làm việc. Bác làm việc rất nghiêm túc và cẩn trọng, không bao giờ để ban giám hiệu trường phải nhắc nhở nhiều. Các thầy cô giáo trong trường thỉnh thoảng nếu chưa tới giờ lên lớp thường hay ghé qua chỗ bác hỏi thăm tình hình, đánh cờ và uống nước. Cảm giác rất thân mật và gần gũi.
Công việc của người bảo vệ hẳn cũng không dễ dàng gì. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn và sự hi sinh lớn lao nữa. Hàng ngày, bác phải dậy sớm từ lúc trước 6h để đi đến các lớp học mở cửa chờ chúng em bước vào. Mùa nắng thì không vấn đề gì, nhưng nếu là mùa lạnh cái rét cắt da cắt thịt chúng ta chỉ muốn ngồi trong chăn cuộn tròn ấm áp thì lúc ấy bác đã phải dậy từ trước để làm nhiệm vụ. Túc trực suốt 24h có lẽ ngôi trường coi bác như người cha già kính yêu luôn chăm sóc, lo lắng cho nó. Ban đêm, khi trời mờ dần, bầu trời chỉ còn là một tấm vải đen thì bác phải đi quanh trường một lượt, xem lớp nào chưa tắt điện, khóa cửa lớp bác lại làm hộ công việc đó. Ban đêm hễ có tiếng động bất chấp mưa gió thế nào bác cũng phải dậy kiểm tra. Tối đến, trước khi đi ngủ, bác đều phải tuần tra cả trường lại một lượt rồi mới yên tâm kê lưng gối đầu. Ngoài việc trông coi an ninh trường, bác còn giúp nhà trường quản lí gián tiếp chúng em, xem đứa nào hay nghịch ngợm, vi phạm nề nếp thì ghi lại báo lên để bị xử phạt. Không phải bác ghét bỏ gì, mà làm như vậy là để chúng em lớn dần lên và quen với sự tự lập, nghiêm khắc để nghiêm túc với bản thân. Nhờ sự ân cần và sự nghiêm khắc đúng mực ấy bác đã dạy chúng em rất nhiều khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bác giống như bậc cha chú trong nhà, luôn yêu quý chúng em.
Chúng em luôn yêu quý, kính trọng bác. Tưởng tượng sau này càng lớn dần lên, phải xa mái trường thân yêu, xa bác, chúng em mỗi khi mắc khuyết điểm sẽ không còn được chỉ bảo nhẹ nhàng như vậy, mà cuộc sống sẽ đáp trả theo một cách khác, em lại càng lưu luyến không rời. Cảm ơn bác vì luôn bên cạnh bọn cháu trong suốt những tháng năm học trò.
trồng cây,vứt rác đúng nơi quy định,hạn chế sử dụng túi nilon,bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp
Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tình dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.
Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục cùa tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ.
Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem vê chiên thăng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang của lớp học, rải rác một số nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được.
Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.
Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng dẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.
Sáng thứ sáu tuần trước là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Tổ bạn Hoa thì nhặt rác sau vườn. Tổ bạn Học cùng cô giáo khơi thông rãnh nước chảy. Được phân công, bạn nào cũng hồ hởi với nhiệm vụ của mình. Các bạn làm việc rất tích cực và hăng say. Ai cũng muốn làm thật nhanh thật sạch để được tuyên dương. Các bạn vừa làm, vừa nói chuyện rôm rả. Nắng vàng chiếu vào những khuôn mặt xinh tươi làm cho đôi má bạn ửng hồng. Nhóm em, bạn nào cũng nhanh tay nhặt cỏ, nhặt lá bỏ vào sọt. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Chả mấy chốc, bồn hoa đã sạch tinh cỏ dại. Những bông hoa đủ màu sắc rung rinh trước gió vẫy chào như thầm cảm ơn chúng em. Cô hiệu trưởng đi ngang qua, thấy chúng em đang thu dọn dụng cụ lao động. Cô khen: Các em giỏi lắm! Các em làm việc như vậy có vui không?. Một tiếng "Có ạ" đồng thanh vang lên. Bạn nào bạn ấy cũng tự hào vì mình đã góp phần nhỏ bé của mình để cho ngôi trường thêm xanh, sạch, đẹp. Em thêm yêu ngôi trường em. Em nhớ mãi buổi lao động này.
Cái này trên mạng !!
Em tham khảo nhé !
Sau cơn bão số 2, Quảng Ngãi quê em phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề. Vài ngày sau khi nước rút, nhà cửa, ruộng vườn dần hiện lên với vẻ nhem nhuốc, hoang sơ vì bị đất bùn xâm lấn. Hàng cây xanh của làng đứng đó bao năm nay mà giờ cũng bị gió làm đổ rạp. Cây bị nhẹ thì gãy trụi cành, nặng hơn thì bật hết cả gốc rễ, nằm chắn ngang trên mặt đường. Rác rưởi từ khắp nơi đổ dồn về theo dòng nước rồi mắc cạn ở khắp nơi. Nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ cần nắng lên thôi, cả làng em sẽ bị ô nhiễm và bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, theo lời kêu gọi của trưởng thôn, mọi người trong làng đều quyết tâm, chung sức khắc phục hậu quả của cơn bão. Em cùng các bạn nhận nhiệm vụ thu gom rác. Chúng em nhanh chóng bắt tay vào công việc. Em và Tuấn sẽ thu gom trên con đường chính, nhóm bạn Lan, Hải, Ngọc, Hùng sẽ chia ra các ngõ nhỏ. Chỉ trong buổi sáng, chúng em đã hoàn thành xong công việc. Em và các bạn rất vui vì đã góp sức nhỏ của mình mang lại vẻ đẹp tươi cho làng quê yêu dấu.
* Yêu cầu.
- Học sinh viết được bài văn tả cảnh ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.
* Cách đánh giá, cho điểm:
* Mở bài (1,0 điểm)
* Thân bài (4,0 điểm) :
- Nội dung (1,5 điểm)
- Kĩ năng (1,5 điểm)
- Cảm xúc (1,0 điểm)
* Kết bài (1,0 điểm)
* Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).
* Sáng tạo (1,0 điểm)
- Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên : 8,0 điểm
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết..
* Lưu ý :
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
- Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.
* Tổ chuyên môn thống nhất cho điểm cụ thể
a , Bài vă trên gồm 3 phần ; MB , TB , KB. ; MB : giới thiệu về hồ nước . TB ; tả chi tiết hồ nước . KB ; khẳng định tình yêu của mình với hồ nước. b , Phần thân bài được miêu tả theo trình tư không gian c, sự vật được miêu tả ; chảo lớn , cây rong, đàn cá , con thuyền , chú vịt ,khóm hoa, cay xà cừ ,ghế đá , chiếc cầu , mặt trời , mây , hạt cát . Tac giả quan sát bằng ; thị giác , d, biện pháp nghệ thuật ; nhân hóa e, bạn tự làm nha
a)
→ Bài văn trên gồm 3 phần. ( Mở bài, thân bài, kết bài)
→ Nội dung từng phần:
+ Phần 1 ( Mở bài): Giới thiệu về hồ Thứa
+ Phần 2 ( Thân bài): Tả hồ Thứa ( tả chi tiết mọi vật xung quanh hồ)
+ Phần 3 ( Kết bài): Nêu lên tình cảm, cảm nghĩ về hồ
b)
→ Phần thân bài được miêu tả theo trình tự không gian:
+ Tả từ xa đến gần. Tiếp đến là tả hồ và mọi vật xung quanh hồ ( nước hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, lá xà cừ, vịt, khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời, mặt hồ)
c)
→ Những sự vật được tác giả miêu tả trong phần thân bài là: hồ, nước hồ, mặt hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, vài chiếc lá xà cừ, vài chú vịt, những khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời)
→ Tác giả quan sát những sự vật ấy bằng: thị giác.
d)
→ Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần thân bài là:
− So sánh:
+ Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước .
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
+ Thỉnh thoảng, vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ, trông như những con thuyền nhỏ.
++ Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh.
− Nhân hoá:
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ, em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
#ngocquyen
Chúc bạn học tốt ạ
Tick cho mình nhé
Có lẽ khi nói đến ngôi trường là một khái niệm không hề xa xôi đối với tất cả chúng ta.Ai cũng có một ngôi trường in sâu trong tam trí mình mà khi đi đâu ta cũng không thể nào quên được mái trường thân thương ấy.
Đối với tôi ngôi trường tiểu học Lê Lợi là ngôi trường mà tôi rất yêu quý. Toàn bộ ngôi trường được nhuộm một màu vàng trông rất đẹp và khi ánh nắng chiếu xuống làm cho nó trở nên rực rỡ hơn. Khi đến gần bạn sẽ nhìn thấy một chiếc cổng trường được tô đậm dòng chữ màu xanh “trường tiểu học Lê Lợi”. Dù đã nhiều năm rồi nhưng cánh cổng ấy vẫn đẹp lắm vẫn hiên ngang như chào đón tất cả mọi người đến với trường. Cánh cổng màu xanh của trường đã cũ mỗi khi bác bảo vệ mở ra kéo vào là nó lại kẽo kẹt nghe thật vui tai. Chiếc cổng lúc nào cũng mở rộng như một người mẹ luôn chào đón chúng tôi bước vào the giới của kiến thức của những lời hay lẽ phải. Đi qua cánh cổng chính là một cái chòm nhỏ, đó là nơi mà bác bảo vệ làm việc và kiếm soát học sinh. Bước vào trong ngôi trường nguy nga tráng lệ nhưng vẫn không thiếu những nét cổ kính trang nghiêm .
Trường đã được xây dựng cách đây hơn ba mươi năm nên đã khá cũ nhưng chính cái cổ kính đó khiến cho ngôi trường trở nên đẹp hơn lạ lẫm hơn với tất cả mọi người khi đến đây. Sân trường mới được lát lại bằng xi măng nên nhìn trắng xóa. Vào trường bạn sẽ được đi qua một hàng cây phượng dài xõa bóng trông như bước vào một thiên đường của thiên nhiên. Lũ trẻ chúng tôi trêu nhau hàng cây đó là hàng cây tình yêu. Chúng tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ tôi chỉ biết bố tôi nói là từ khi bố đi học đã có nó rồi. Những chú chim thi nhau chơi trốn tìm trên những cành phượng hót râm ran làm cho khung cảnh trở nên lãng mạn và lung linh một cách thần kì. Ngôi trường được xây dựng hai tầng nhưng chia làm hai khu nhà đó là một khu dành cho lớp một hai ba một khu dành cho lớp bốn và lớp năm. Các lớp được trang trí những hình ảnh rất là ngộ nghĩnh mỗi phòng học có bàn ghế kê đàng hoàng với bảnh đen xinh xắn. Ở các lớp đều được treo ảnh bác hồ và năm điều bác hồ dạy rất ngay ngắn,dưới đó là bàn giáo viên .
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Lễ hội đền Hùng từ lâu đã trở thành một lễ hội thiêng liêng lớn nhất của dân tộc Việt Nam, đó là dịp người dân ở khắp các nơi cùng đổ về làm lễ cúng bái để tỏ lòng biết ơn với các vua Hùng. Năm nay, lần đầu tiên em được cùng gia đình đi tham quan khu di tích lịch sử cấp quốc gia – đền Hùng.
Đền Hùng nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây được núi rừng bao bọc nên khung cảnh trở nên rất kín đáo, linh thiêng, xứng đáng là nơi yên bình tao lạc của các vị vua Hùng. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng mười tháng ba âm lịch, nhưng mọi người từ khắp các nơi đã đổ về đây từ ngày mùng một và kéo dài đến hết ngày mùng mười. Gửi xe xong, khách du lịch phải đi bộ một quãng khá dài để vào trung tâm của lễ hội. Xung quanh là các quán bán hàng đồ lưu niệm như quần áo, sách vở, vòng tay bằng đá,..đều khắc những chữ viết riêng của khu lễ hội.
Đền Hùng có ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được sắp xếp từ dưới lên trên theo đường đi của du khách. Con đường lên các đền thờ giống như được làm theo đường đi lên núi, mọi thứ đều được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ có khi đã hàng trăm tuổi, cành lá xum xuê. Đặc biệt trên mỗi thân cây đều có treo một tấm biển ghi tên và lịch sử ra đời của nó. Đi được vài chục mét sẽ có một tấm biển ghi câu tục ngữ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là câu : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Chim có tổ người có tông”. Đến đền Hùng mới thấy được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người luôn có ý thức trên đường đi, không vứt rác bừa bãi, không xô đẩy ở nơi thiêng liêng, ai cũng có tâm nguyện bái cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để cầu may mắn, sức khỏe cho người thân. Các bậc đá dẫn lối đi đến các đền thờ được xây giống như những cầu thang nối tiếp nhau trả dài, khi đi lên khá vất vả, vì vậy dọc đường có nhiều ghế đã làm bằng gỗ cây cho du khách ngồi nghỉ.
Đền thờ đầu tiên là đền Hạ, đền hạ có kiến trúc khá đơn sơ và dường như được xây dựng từ khá lâu. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng một trăm người con từ đó khai sinh ra đồng bào ta. Trước khi vào làm lễ, mọi người thường viết những tờ sớ màu vàng rồi thả vào bình nhang to để đốt. Sau khi làm lễ xong, nhiều người sẽ nghỉ ngơi ở những chiếc ghế đá xung quanh để lấy sức tiếp tục leo lên đền Trung. Từ đền Hạ đến đền Trung quãng đường ngắn hơn so với từ nơi bắt đầu đi đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các vị tướng thường họp bàn việc nước. Sau khi làm lễ ở đền Trung, mọi người lại tiếp tục leo lên đền Thượng, dù bên ngoài trời nắng nóng nhưng cây cối ở đây rậm rạp tỏa bóng mát khiến cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đây là nơi có đền thờ của vua Hùng đời thứ sáu. Bố em kể ngày xưa đền Thượng từng bị quân giặc tàn phá nhưng sau đó nhân dân đã góp công góp sức để khôi phục lại.
Sau khi làm lễ ở đền Thượng, mọi người không phải quay trở lại con đường đã đi để xuống chân núi mà tiếp tục đi vòng xuống đền Giếng. Nếu khi leo lên mọi người có khá vất vả thì đường đi xuống lại thoải mái hơn nhiều. Mọi người có thể vừa đi vừa ngắm khung cảnh xung quanh . Đền Giếng có hình tròn giống y như một chiếc Giếng cùng với mái che cổ kính, nước của Giếng khá trong. Tương truyền ngày xưa mẹ Âu Cơ thường tắm cho các con ở giếng này. Vào ngày lễ chính của giỗ tổ Hùng Vương nên có rất nhiều hoạt động diễn ra, có cả chương trình cắt bánh chưng cho người dân đi làm lễ ở đền hay chương trình trình diễn múa hát con rồng cháu tiên. Đây là những hoạt động thường niên để dâng hương bái tế các vua Hùng. Những người dâng hương bái tế vua Hùng thuộc đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ trẻ nhỏ đến người già. Thế mới biết người dân Việt Nam từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về nguồn cội của mình. Trong lễ hội vua Hùng còn có sự xuất hiện của các du khách nước ngoài. Họ đến đây không chỉ để tham quan mà còn để tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Đền Hùng còn có nhiều khu di tích nữa như : Cột đá thề, đền thờ Lạc Long Quân,.. để du khách sau khi làm lễ ở các đền thờ chính có thể đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử dân tộc.
Trên đường đi xuống chân núi là nhiều tốp người đang ngồi nghỉ ở các tảng đá hoặc chụp ảnh kỉ niệm ở các dòng suối mát. Nước suối ở đền Hùng mát lạnh và rất trong, có thể nhìn thấy cả đá ở dưới. Ở đây còn có nhiều nơi mở cửa cho du khách vui chơi và tắm suối. Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm đã trở thành lễ hội thiêng liêng không thể thiếu của văn hóa dân tộc.
quanh cảnh đền Hùng
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.
Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”
Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.
Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).
"Đi qua xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"
Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".