K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2017

 

*Nhận xét đặc điểm chung của Anh, Pháp, Đức, Mỹ :

  • Sự hình thành của các công ti độc quyền, làm chi phối các đế quốc về mặt kinh tế, chính trị.
  • Đối nội: Luôn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, phản động đàn áp giai cấp vô sản - nhân dân.
  • Đối ngoại: Tăng cường xâm lược các khu vực khác (châu Á, Thái Bình Dương, châu Phi) nhằm mở rộng lãnh thổ, tạo thị trường tiêu thụ.

 

 

*Nếu có gì sai mong mọi người chỉ bảo.*

9 tháng 11 2017

thank nhe sang nay ko len ma thi roi viet nhoe k bit co dg k

22 tháng 12 2017

1. Anh:

* Kinh tế:

- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp ở Anh đứng ở vị trí thứ 3 thế giới, sau Mĩ và Đức do:

+ Anh tiến hành Cách mạng công nghiệp sớm ➝ máy móc, trang thiết bị trở nên cũ kĩ, lạc hậu

+ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa chứ ko đổi mới công nghiệp trong nước

- Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn có thế mạnh ở các lĩnh vực: xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa

- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước, có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh

* Chính trị:

- Anh theo chế độ quân chủ lập hiến với 2 đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ

2. Pháp:

* Kinh tế:

- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp đứng thứ 2 thế giới

- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ 4

- Nguyên nhân:

+ Sản xuất công nghiệp Pháp phát triển tương đối sớm

+ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

- Tuy nhiên, 1 số ngành công nghiệp phát triển như: luyện kim, đường sắt, thương mại... và 1 số ngành công nghiệp mới ra đời như: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô...

- Đầu thế kỉ XX, các công ti đọc quyền ra đời trong lĩnh vực ngân hàng

* Chính trị:

- Sau cách mạng 4-9-1870, nền cộng hòa thứ 3 ở Pháp được thành lập

3. Đức:

* Kinh tế:

- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ 4

- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp vươn lên vị trí thứ 2, sau Mĩ do:

+ Thống nhất được thị trường dân tộc

+ Giành được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

+ Ứng dụng các thành tựu kinh tế vào sản xuất

- Cuối thế kỉ XIX, Đức hình thành các công ti độc quyền về lĩnh vực: luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức

* Chính trị:

- Đức theo thể chế liên bang nhưng vai trò quan trọng của quý tộc, địa chủ và tư sản

4. Mĩ:

* Kinh tế:

- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ vươn lên vị trí thứ 1 thế giới do:

+ Tài nguyên phong phú

+ Thị trường trong nước ko ngừng mở rộng

+ Nguồn nhân lực khá dồi dào

+ Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất

+ Thu hút nguồn đầu tư của châu Âu

- Nông nghiệp rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn

- Cuối thế kỉ XIX, ở Mĩ hình thành các công ti độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, các ông vua công nghiệp như '' vua dầu mỏ '', '' vua thép '', '' vua ô tô ''...

* Chính trị:

- Mĩ theo thể chế liên bang với 2 Đảng là: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, đề cao vai trò của Tổng thống

11 tháng 11 2021

- Anh: "chủ nghĩa đế quốc thực dân".

- Pháp: "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".

- Đức: "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".

- Mĩ: xứ sở của các "ông vua công nghiệp".

11 tháng 11 2021

Anh: 

a. Kinh tế

- Công nghiệp: cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển châm hơn Mĩ, Đức; xuống hàng thứ ba thế giới.

- Thương nghiệp: dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

- Tài chính: đầu thế kỉ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

b. Chính trị - đối ngoại

- Chính trị: Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến với hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

- Đối ngoại: chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Pháp:

a. Kinh tế

- Công nghiệp:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp phát triển chậm từ đang từ hàng thế hai thế giới (sau Anh) xuống thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh.

+ Đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.

- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, lạc hậu, khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

- Thương nghiệp: giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi. Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

Đầu thế kỉ XX, một số ngành công nghiệp ở Pháp mới ra đời và tăng trưởng rất nhanh là

b. Chính trị - đối ngoại

- Chính trị: sau cách mạng năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba ở Pháp được thành lập.

- Đối ngoại: tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.

Đức:

a. Kinh tế

- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.

- Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh.

- Cuối thế kỉ XIX, hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.

b. Chính trị - đối ngoại

- Chính trị: Đức theo thể chế liên bang. Ở Đức, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

- Đối ngoại:

+ Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, tích cực chạy đua vũ trang.

+ Giới cầm quyền Đức đòi chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

Mĩ:

a. Kinh tế

- Công nghiệp:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua”.

- Nông nghiệp: đạt được những thành tựu lớn, Mĩ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

b. Chính trị - đối nội, đối ngoại

- Chính trị: đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Các chính sách đa số đều phục vụ cho giai cấp tư sản.

 

11 tháng 11 2021

cảm ơn bạn nha

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có " vua dầu mỏ", " vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng...

Tick nhabanh

25 tháng 9 2017

Trà mít là đứa nào

11 tháng 11 2021

Tham khảo:

- Anh: "chủ nghĩa đế quốc thực dân"

- Pháp: "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".

- Đức: "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"

- Mĩ: xứ sở các "ông vua công nghiệp"

26 tháng 10 2021

Tham khảo 
https://hoc24.vn/cau-hoi/a-tinh-hinh-kinh-te-chinh-tri-doi-ngoaib-dac-diem-cua-chu-nghia-de-quoc-anh-phap-duc-mi.2241745498832

26 tháng 10 2021

Cnảm ơm

 

4 tháng 1 2017

- Cai cách la tim ra nhung bien phap moi de cai cach ve kinh te- chinh tri, van hoa- xa hoi. Phat xit la di xam chiem nhung mien dat moi va nhung nuoc moi de lam thuoc dia.
- Nhung nuoc Anh, Phap, My chon cai cach la vi chung da co nhieu thuoc dia, chi can tim them nhung bien phap de on dinh la tinh hinh dat nuoc, KT-CT, VH-XH ma thoi. Con nhung nuoc Y, Duc chon phat xit la vi chung la nhung nuoc da thua trong chien tranh the gioi thu nhat, can phai phat xit de tim them nhung dat nuoc moi de lam thuoc dia.

-Anh, Pháp, Mỹ do cùng là liên minh trong Thế chiến I, cho nên có thể có những đường lối giống nhau. Còn Đức và Nhật thì lại không thế. Hai nước này là đồng minh trong Thế chiến I, nên tư tưởng của những nhà lãnh đạo 2 nước này cũng giống nhau. Họ cho rằng phải đi chiếm đóng các nước, bóc lột của cải, nhân lực và tài nguyên khoáng sản thì sẽ góp phần phục hồi kinh tế. Điều đó cũng đúng, nhưng lại quá sai lầm khi xâm chiếm các nước khác. Hai nước này, có thể nói là rất tự đề cao mình, cho nên họ cho rằng mình phải làm bá chủ thế giới

21 tháng 11 2017

-Các nước Anh, Pháp, Mỹ là các nước tư bản già;có nhiều thuộc địa và cũng là các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nên khi gặp cuộc khủng hoảng , chỉ cần tiến hành cải cách kinh tế-xã hội.

Các nước Đức, Ý, Nhật là các nước tư bản trẻ, ít thị trường thuộc địa nên khi gặp cuộc khủng hoảng phải đi theo con đường phát xít để mở rộng thêm thuộc địa.