Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Mậu Tấn, Huỳnh Thị Thảnh,.... Những người này tuy đã tàn tật nhưng vẫn quan tâm tới việc học
Những tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập: Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Ký, Lê Văn Hưu, Nguyễn Văn Nghi,Trương Vĩnh Ký,Bùi Xương Trạch, Huỳnh Thúc Kháng,....
Ví dụ: Bạn Hoa là bạn học cùng lớp với e từ cấp 1. Gia đình Hoa có hoàn cảnh khó khăn nhất vùng. Từ nhỏ, bố mẹ Hoa phải đi làm ăn xa, nên bạn sống với bà nội. Hai bà cháu tự nương tựa vào nhau. Sau mỗi buổi học, Hoa đều phải đi cắt cỏ cho trâu bò, nhặt thóc đổ ngoài ruộng cho gà, vịt. Không có nhiều thời gian học nhưng Hoa học rất giỏi. Hoa đã dạt được nhiều danh hiệu học tập khác nhau, mới đây Hoa đạt được giải nhất trong kì thi HSG tỉnh. Em rất ngưỡng mộ bạn Hoa.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, Mạc Đĩnh Chi, ...
Một vài tấm gương vượt khó , vươn lên trong học tập :
1 ) Thầy Nguyễn Ngọc Ký , năm lên 4 tuổi đã bị bệnh bại liệt cả hai tay nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình dùng hai chân để viết , vươn lên trong học tập .
2) Bạn An tuy là một người con trong một gia đình không có điều kiện kinh tế , nhà xa trường nhưng không vì thế mà bạn An đầu hàng , bạn đã cố gắng vươn lên giành nhiều thành tích trong học tập , là một học sinh giỏi suốt 7 năm liền .
Em hãy kể một số tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập như các bạn trong lớp của em, hoặc những tấm gương mà em biết được qua sách báo, tạp chí hay được nghe kể lại từ bố, mẹ, ông bà mình nhé.
Hii....! Mik không biết nhưng vượt khó nghĩa là :
+Dù nhà nghèo nhưng vẫn cố gắng học tập
+Quyết tâm học và làm bài đầy đủ
+Cố gắng đi học đều đặn
+Tìm và học thêm những bài học nâng cao
Hii...! Mik tự nghĩ, hihi, Còn nhiều lắm đó ................. ?!
a) Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em: đi học đúng giờm làm bài tập đầy đủ, chăm chỉ việc nhà...
b) Kể một tấm gương kiên trì,vượt khó trong học tập mà em biết:
Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát...
c)Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng,kiên trì
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Năng nhặt chặt bị
- Luyện khổ thành tài.
- Có chí thì nên
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
a) Em sáng nào cũng dậy sớm để quét sân, quét nhà , và nấu bữa sáng ăn nhẹ giúp ba mẹ.
b) Một tấm gương vượt khó học tập: Cao Bá Quát, Nguyễn NGọc Kí....
c)- Đầu tắt mặt tối
-Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
- Một nắng hai sương
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
- Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày thì được nửa gang.
- Gái thì giữ lấy chữ trinh
Siêng năng chín chắn trời dành phúc cho.
- Dẫu rằng chí thiểu tài hèn
Chịu khó nhẫn nại cũng nên cơ đồ.
- Năng nhặt chặt bị.
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Cần cù bù thông minh.
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
- Ghét kẻ lười, không ai cười kẻ lấm gối.
- Chịu khó mới có mà ăn
- Đi lâu xa đâu cũng tới.
- Hay làm đắp ấm vào thân.
- Bới đất nhặt cỏ.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng,
lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức ngừơi sỏi đá cũng thành cơm.
Bạn Diệu - học sinh học lớp 7/9 trường em, bạn ấy là 1 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Và Diệu cũng là 1 trong số những bạn học sinh thuộc hộ nghèo của trường, bạn ấy đã mất ba khi còn nhỏ và mẹ là người nuôi bạn ấy và đứa em. Ngoài giờ học trên trường ra bạn ấy và em bạn ấy còn đi làm thêm là đi bán vé số để phụ mẹ của mình. Nhưng không phải vì vậy mà bạn ấy lơ là trong học tập, bạn ấy học rất giỏi và luôn giữ mình đứng nhất nhì trong lớp, bạn ấy đã đạt được danh hiệu học sinh giỏi 6 năm liền và các thành tích khác. Em rất ngưỡng mộ bạn ấy và bạn ấy sẽ là 1 tâm gương sáng cho em noi theo.
Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo nhưng giàu truyền thống hiếu học. Và xung quanh tôi có rất nhiều tấm gương vượt khó học giỏi rất đáng trân quý. Với tôi, sự nỗ lực vươn lên trong học tập, tinh thần không chịu khuất phục trước bi kịch số phận của một người bạn trong lớp của tô bạn Phước Anh khiến tôi cảm phục vô cùng.
Cô bạn Phước Anh với dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh nhưng thanh thoát và nhanh nhẹn vô cùng. Gương mặt bầu bĩnh phúc hậu. Đôi mắt to tròn, nước da hơi ngăm đen vì vất vả gió sương, mái tóc dài, đen óng ả. Nụ cười rất thân thiện và hiền lành.
Gia đình Phước Anh từ lâu cũng đã được biết đến có hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng Phước Anh vẫn vươn lên, vượt qua tất cả, trở thành học sinh giỏi toàn diện và trở thành tấm gương sáng về đạo đức và lối sống cho chúng tôi noi theo. Gia đình Phước Anh chỉ có bạn, mẹ và bà ngoại sống cùng nhau, bà ngoại của Phước Anh đã rất già yếu, lại đau ốm liên miên, một mình mẹ Phước Anh phải bươn trải lo phần kinh tế cho cả gia đình, gánh nặng cuộc sống mưu sinh chưa hết, gánh nặng quá khứ khi nhà vẫn còn nợ rất nhiều từ hồi bố Phước Anh bệnh nặng rồi qua đời. Như mẹ của Phước Anh từng tâm sự trong một dịp cả lớp tôi đến thăm bà ngoại và động viên gia đình Phước Anh: “Cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn nhưng cô sẽ hết sức nỗ lực chăm chỉ làm việc để lo cho bà ngoại và Phước Anh, cô nhất định sẽ cho Phước Anh ăn học đàng hoàng. Phước Anh rất thương mẹ và rất nghe lời mẹ, nên cô cảm thấy hạnh phúc vô cùng”.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn như vậy nhưng Phước Anh trong 6 năm liền đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Trong lớp Phước Anh rất chăm ngoan, nghe lời thầy cô và hòa đồng với các bạn, luôn luôn chú tâm vào việc học tập, cũng luôn biết giúp đỡ các bạn khác nên mọi người rất yêu quý Phước Anh. Những hoạt động trường lớp Phước Anh vẫn tham gia rất nhiệt tình.
Ngoài công việc học, ở nhà Phước Anh cũng rất đảm đang. Mẹ Phước Anh làm công nhân, vì hoàn cảnh khó khăn nên mẹ em thường xuyên nhận thêm, tăng ca, mong sao có thêm thu nhập trang trải kinh tế cho gia đình. Bởi vậy, việc nhà đều một tay Phước Anh chăm non, Phước Anh chăm sóc bà ngoại rất chu đáo, bón cơm cho bà trong mỗi bữa ăn, tắm cho bà, chăm bà từng li từng tí. Băm bèo nấu cơm cho lợn, thái rau cho gà, trồng rau,tưới rau, đồng áng thóc lúa rơm rạ, dọn dẹp nhà cửa đều một mình Phước Anh đảm nhận.
Phước Anh học giỏi toàn diện, môn nào Phước Anh cũng đều rất nổi bật đến mức thầy cô nào cũng coi Phước Anh là học trò cưng của mình, học đều các môn nhưng Phước Anh thích nhất môn Văn, Phước anh có những bài văn kể chuyện và nêu suy nghĩ rất hay và cảm động. Phước Anh nói mai sau muốn làm một nhà báo chân chính. Muốn dùng ngòi bút của mình để đấu tranh với cái xấu cái ác và viết lên những bài báo chân thực về cuộc sống của nhân dân. Kì thi học sinh giỏi vừa rồi, với môn Văn dự thi Phước Anh đã đạt giải nhất cấp huyện và giải nhì cấp tỉnh. Các thầy cô và cả lớp ai cũng tự hào về Phước Anh.
Là một học sinh giỏi, ham học lại rất chăm ngoan và có tinh thần vượt khó nên Phước Anh rất được thầy cô và bạn bè trong trường quý mến. Ở nhà Phước Anh cũng hết mực hiếu thảo khi thay mẹ chăm sóc bà ngoại, đảm đang tháo vát trong việc nhà. Tinh thần hiếu học và ý chí nghị lực vươn lên của Phước Anh thật đáng khâm phục. Với tất cả bản lĩnh mà mình có tôi tin rằng nhất định Phước Anh sẽ có một tương lai tươi sáng.
Em rất tự hào vì có một người bạn như Phước Anh. Em thấy bản thân còn nhiều thiếu sót. Không chỉ em mà có rất nhiều bạn nhỏ khác cũng cần học hỏi thêm nhiều điều từ Phước Anh.
tấm gương Nguyễn Ngọc Kí đã vượt lên khó vươn lên trong học tập
Có thề xung quanh bạn:trong lớp,trong trường,trên bài báo,ti vi,đài..
ong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn - bạn cùng học lớp em.
Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng. Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể : " Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả."
Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay hđếm hương thuê ở ngoài xóm . Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.
Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung - Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.
Nhà bạn ở Đội 1 - xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.
Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.
Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu :" Học sinh nghèo vượt khó " của trường em.
Chúc bn hok tốt nha!
Nếu viết ra thì dài lắm.
Nguyễn Ngọc Ký (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)[2] là nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".
Năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, ông rất muốn đến trường nhưng vì bệnh nên ông không thể đi học.Hằng ngày, ông đều đến trước cửa lớp để nghe cô giảng.Khi về nhà ông luyện chữ và dùng chân viết các từ ở lớp như các bạn đã học.[3]
Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh.[3] Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giáo viên.
Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.[3]
Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.[3]
Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và cố gắng phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088 và sáng tác tại TP Hồ Chí Minh.
Một người là quá đủ rùi bạn ạ!