Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Những cuộc khởi nghĩa lớn trog t/kì Bắc thuộc ;
- Hai Bà Trưng
- Bà Triệu
- Lý Bí + Triệu Quang Phục
- Mai Thúc Loan
- Phùng Hưng
* Ý nghĩa
- Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta
Hồ Văn Nhật Minh
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
1) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
2)Tình hình kinh tế nước ta tứ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
3)Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép : "Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động". Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá).
1. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội). Nghĩa Quân làm chủ Mê Linh tiến đến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô định hốt hoảng bỏ thành, trốn về Nam Hải. Quân Hán bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
2. - Chính trị :
- Vào thế kỉ 3, nhà Ngô đặc tên nước Âu Lạc cũ là Giao Châu, gồm 3 quận:
+ Giao Chỉ
+ Cửu Chân
+ Nhật Nam
- Đưa người Hán sang thay thế người Việt trực tiếp cai quản các huyện.
- Kinh tế:
- Nhân dân Giao Châu phải chịu nhiều thứ thuế ( nhất là thuế muối và thuế sắt)
- Lao dịch và cống nộp nặng nề
- Văn hóa:
- Tiếp tục đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.
=> Nhằm đồng hóa dân ta
3. * Nguyên nhân:
- Không cam chịu áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi.
* Diễn biến:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc- Thanh Hóa )
- Nghĩa quân đánh phá các thành ấp ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
- Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng.
1.Ý nghĩa của khởi nghĩa Lý Bí :
- Đánh đuổi quân Lương , giành lại giang sơn.
- Cho sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân.
2.Nước Vạn Xuân thành lập :
- Mùa xuân năm 544,Lý Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ),đặt tên nước là Vạn Xuân,dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch.
- Thành lập triều đình với hai ban văn,võ.
Ý nghĩa :
- Khẳng định ý chí độc lập cuả dân tộc .
- Mong muốn dân tộc , đất nước trường tồn *
Khởi nghĩa Lí Bí:
a) Nguyên nhân:
- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.
b) Diễn biến:
- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.
- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.
- Tháng năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.
- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.
c) Kết quả:
- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.
- Dựng kinh đô oqr cửa sông Tô Lịch.
- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.
Hoàn cảnh:
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Há
-> Vua Nam Hán nhân cớ đó cho quân sang xâm lược nước ta.
Diễn biến:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền xâm lược của Lưu Hoàng Tháo đã kéo vào cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền cử toán thuyền nhẹ ra nhử địch vào trận địa mai phục tiến sâu vào bãi cọc lúc thủy triều đang lên.
- Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn.
- Quân Nam Hán bị thua to, Hoằng Tháo bị giết tạo trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc
Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.
- Nhờ sự chỉ huy tài tình, sáng suốt của Ngô Quyền, đặc biệt trong việc sử dụng nghệ thuật thủy chiến
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
- Đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của quân Nam Hán.
- Trận chiến Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã khẳng định lòng yêu nước mạnh mẽ, ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.
1. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc?
=> Vì: Từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ thống trị nên sử cũ gọi là thời kỳ Bắc thuộc.
2. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
Sau 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được phong tục tập quán của mình vì ở thời đó, chỉ có những người giàu cớ mới được đi học còn những người nghèo không được đi học
Đó là những phong tục nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày,...
nhớ tick nha
Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:
- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.
tui trả lời rùi đó tick đi