Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phép tu từ ẩn dụ hình ảnh: "vừa trắng lại vừa tròn", "nước non", "rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn", "tấm lòng son".
Bài thơ nói về bánh trôi và người phụ nữ :Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Mà en vẫn giữ tấm lòng son.
-Thân em: Chỉ người con gái
-Nước non:cuộc đời ng phụ nữ phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn
-Lòng son:dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.
=>> Nội dung:
+Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
+Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một bài thơ thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt, mượn hình ảnh chiếc bánh trôi một cách tinh tế để nói về người phụ nữ. "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" ý chỉ thân hình trắng trẻo, đầy đặn của người phụ nữ. Có nhan sắc xinh đẹp như vậy, những người phụ nữ xưa vẫn không được hưởng hạnh phúc mà phải "bảy nổi ba chìm với nước non". Long đong, lận đận cả cuộc đời, họ vẫn không thể tự quyết định số phận của mình mà "rắn nát" lại phải phó mặc vào "tay kẻ nặn". Tuy vậy, tâm hồn họ vẫn vô cùng chung thủy, son sắt, giữ được những phẩm hạnh, đạo đức quý giá "mà em vẫn giữ tấm lòng son". Bài thơ còn thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với những người phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh". Số phận họ bị định đoạt bởi những tư tưởng "trọng nam khinh nữ" lạc hậu của xã hội đương thời.
bài thơ:
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.
bài hát:
- "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng" (Phong Nhã)
- "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục)
- "Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên" (Lê Lôi)
- "Bác Hồ, một tình yêu bao la" của (Thuận Yến):...Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác yêu đàn cháu nhỏ Trung Thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương..."
- "Bác Hồ - Người cho em tất cả" (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Phong Thu)
- "Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ" (Lê Đăng Khoa) [3]
Biện pháp nhân hóa. "thân cò" 'lận đận" -> số phận bất hạnh, gặp nhiều trắc trở
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
"Truyện cổ nước mình" là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
Tham Khảo
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.