Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.
- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.
- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.
—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.
NHỚ TICK CHO MINK NHA
1.Vì trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
2.Hai Bà Trưng sau khi lên ngôi đã xá thuế cho dân 2 năm liền,lập lại triều đình
3.Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.
Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu : hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Vì sao lại nói : trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ?
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?
Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.
Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu : hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập ?
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta họclà toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sửcòn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Một số khái niệm lịch sử
Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra.
Định nghĩa ngắn gọn của Ts. Sue Peabod: lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai.
Nhà bác học người La Mã Cicéron (106-45 TCN) đưa ra quan điểm:“historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật)
Và Gs Hà Văn Tấn có viết, lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau.
Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc, các định nghĩa thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo 3 ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý:
- Việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện (biến cố/ event) diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.
Để hiểu lịch sử hoặc ngành sử học phải dựa vào cách viết sử của những sử gia từ xưa đến nay. Vì cũng theo Ts Trần Thị Bích Ngọc giải thích, kiến thức về lịch sử thường được xem là bao gồm cả hai, kiến thức về những biến cố của quá khứ và những kỹ năng suy nghĩ và giải thích quá khứ.
Tham khảo nha bạn
Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.
Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.
1.Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải. Đó là các bán đảo Ban Càng và I-ta-li-a. Nơi đây, vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma.
Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân ở Hi Lạp và Rô-ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu. Nhờ có công cụ sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu ... phát triển. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều cảng tốt ; thương nghiệp, nhất là ngoại thương, rất phát triển. Người Hi Lạp và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.
Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ nổi dậy. Khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư run sợ, vội vã bỏ thành Long Biên (Yên Phong - Bắc Ninh) rút chạy về Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định tình hình mọi mặt. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lương lập tức hạ lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọn xâm lược vừa kéo sang đã bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.
Đầu năm sau (543), vua Lương lại lệnh cho quân sang xâm lược lần nữa. Bọn tướng chỉ huy quân Lương lúc này vừa khiếp sợ, vừa mệt mỏi, đang còn dùng dằng chưa dám tiến quân, Lý Bí chủ động ra quân đón đánh địch ở bán đảo Hợp Phố (bấy giờ thuộc châu Giao). Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.
* Những cuộc khởi nghĩa lớn trog t/kì Bắc thuộc ;
- Hai Bà Trưng
- Bà Triệu
- Lý Bí + Triệu Quang Phục
- Mai Thúc Loan
- Phùng Hưng
* Ý nghĩa
- Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta
Hồ Văn Nhật Minh
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
REFER
1-Tần Thủy Hoàng – Vị hoàng đế số một, thét gió gọi mưa.
2- Lưu Bang – Hùng chúa một thời, từ gian nan dựng nên đế nghiệp.
3- Hán Võ Đế – Đế vương phong kiến hùng tài đại lược.
4- Đường Thái Tông – Minh quân một thời, trí dũng hơn người, khéo léo tiếp thu lời can gián.
5- Võ Tắc Thiên – Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
6- Triệu Khuông Dận – Hoàng đế nhà Tống xây dựng chính quyền phong kiến trung ương tập trung.
7- Hốt Tất Liệt – Đế vương phong kiến vừa làm theo luật pháp nhà Hán, vừa tích cực cải cách chế độ cũ.
8- Chu Nguyên Chương – Hoàng đế khai quốc triều Minh, trí dũng song toàn.
9- Khang Hy – Hoàng đế triều Thanh chính tích huy hoàng.
10- Càn Long – Hoàng đế triều Thanh văn võ toàn tài.
Cuốn Mười vị danh tướng nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Lưu Kiệt biên soạn viết về mười vị tướng văn nổi tiếng:
1- Quản Trọng – danh tướng một thời, dựng bá nghiệp Tề.
2- Lý Tư – danh tướng một thời, giỏi dựng học thuyết.
3- Tiêu Hà – Thừa tướng khai quốc, phò tá Lưu Bang bình định thiên hạ.
4- Trần Bình – Danh tướng triều Hán, đề xuất sáu kế diệu kỳ.
5- Gia Cát Lượng – Suốt đời cung cúc tận tụy, cống hiến suốt đời.
6- Địch Nhân Kiệt – Danh tướng thời đại Võ Tắc Thiên.
7- Triệu Phổ – Tể tướng phò tá vua bình định thiên hạ đến thái bình.
8- Khấu Chuẩn – Danh tướng cương trực thanh liêm, giỏi xét đoán việc lớn.
9- Gia Luật Sở Tài – Danh tướng một thời xây dựng đế nghiệp triều Minh.
10- Trương Cự Chính – Nhà cải cách kiệt xuất triều Minh.
Quang Trung, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Ngô Quyền...