K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Khung cảnh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ thật đẹp. Ao thu có chút se lạnh nước trong ao thì trong vắt. Điểm giữa ao là chiếc thuyền câu nhỏ bé. Làn sóng nước nhấp nhô từng đợt li ti, tạo cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng trôi. Những chiếc lá vàng trên cảnh thổi bị những cơn gió thu nhẹ nhàng thổi bay trên bầu trời cao rộng. Trên trời tầng mây lơ lửng, xanh ngắt, mát mẻ và dịu dàng. Không gian yên tĩnh, lặng lẽ chỉ có những âm thanh nhỏ bé như tiếng cá đớp động. Hình ảnh người thi sĩ ôm cần thả hồn mình vào không gian đó như điểm nhấn nổi bật cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.  Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.

5 tháng 3 2023

a. Câu 1 và 2 (Câu đề)

– Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm – Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:

+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.

+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt

– “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.

– “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm

→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm

→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả

b. Câu 3 và 4 (Câu thực)

– Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:

+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”

+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.

+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

– Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.

→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách

→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo

→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

5 tháng 3 2023

Hình ảnh "trang nam nhi" trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ lão là hình ảnh biểu trưng cho hào khí Đông A dưới thời nhà Trần. Trang nam tử hiện lên vô cùng oai dũng với tư thế cầm ngang ngọn giáo "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu". Người tráng sĩ đã trấn giữ non sông vữa chẵn mấy thu cho thấy tinh thần chiến đấu luôn sục sôi, sẵn sàng bảo vệ đất nước ở mọi thời điểm. Sức mạnh của quân đội nhà Trần vì thế cũng được củng cố và nuôi dưỡng bởi những trang nam tử hào hùng. Người nam nhi tuy trẻ tuổi mà khí phách oai hùng tạo nên khí thế lấn át cả sao trời. Vẻ đẹp của "trang nam nhi" thời Trần còn hiện lên với hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh sẽ cảm thấy luống thẹn khi lắng tai nghe chuyện Vũ Hầu. Hình ảnh của "trang nam nhi" đã cho ta thấy được hào khí Đông A sục sôi dưới thời nhà Trần.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

“Trang nam nhi” mà Phạm Ngũ Lão nhắc đến chính là một thể hiện hào khí Đông A thời Trần. Bởi ông cũng là một người dưới thời Trần, thời mà khí thế hào hùng với những con người luôn sôi sục nhiệt huyết, chí lớn trên mọi phương diện đặc biệt trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc. Những con người oai hùng, hào sảng, phóng khoáng đó, mang trong mình dòng máu của trang nam nhi, luôn theo đuổi giấc mộng lập công danh, đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập và hòa bình của dân tộc. Đó là tấm lòng khi chưa làm gì được cho đất nước thì cảm thấy “thẹn”, làm được rồi thì mong muốn làm được nhiều hơn… Một tấm lòng tận trung, tận nghĩa không bao giờ dừng mang theo hào khí Đông A của cả một triều đại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Qua chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, ta thấy ông là một con người tài năng, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết. Với cách dùng từ độc đáo, Nguyễn Khuyến đã thành công tái hiện khung cảnh đất trời thanh bình, yên ả khi ngồi câu cá trong “Thu điếu”. Nhà thơ cũng vẽ nên một bức tranh thu cao rộng, trong trẻo, gửi gắm tình cảm của bản thân với thế thái nhân tình trong “Thu vịnh”. Qua đó, ta cảm nhận được tâm hồn gắn bó khăng khít của Nguyễn Khuyến với thiên nhiên, cuộc sống.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

5 tháng 3 2023

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

5 tháng 3 2023

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– Hoàn cảnh sáng tác

Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

+ Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:a. Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)b. Trong...
Đọc tiếp

Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:

a. Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)

b. Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toản, Nguyễn Quang Ninh)

c. Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận, Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)


 

3
5 tháng 3 2023

a)

+ Phân tích lỗi: lỗi liên kết dẫn đến lỗi mạch lạc. Câu 1 là câu chủ đề đoạn văn, bàn về cảnh vật vắng vẻ trong bài thơ Câu cá mùa thu. Câu 2, câu 3 là câu triển khai ý câu chủ đề. Câu cuối lạc ý, nói về “nét bút của Nguyễn Khuyến” nên không thể dùng từ liên kết “bởi vậy” như là sự khái quát cho đoạn văn.

+ Sửa lỗi: Bỏ câu cuối đoạn văn hoặc viết lại câu cuối đoạn văn.

5 tháng 3 2023

b) 

Các câu văn, đoạn văn đều nói về tình cảm con người, nhưng vẫn mang lỗi:

- Ý câu đầu và câu sau không thống nhất (câu đầu nói về tình yêu đôi lứa, câu sau nói về những tình cảm khác)

- Quan hệ thay thế đại từ “họ” ở câu 2, 3 không rõ

- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng

- Sửa:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ nhiều nhất nhưng số bài thể hiện tình cảm khác cũng đa dạng. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu tổ ấm, cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh đồng ruộng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.