Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng .
Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài .
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ”
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
bạn tham khảo ở đây nhé
Con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam.
Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Thái độ coi trọng cộng đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Mặc dù tính cộng đồng cao là một nét tính cách của con người Việt Nam có chứa đựng nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Cộng đồng được đề cao quá mức đã ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự phát triển cá nhân vì cộng đồng không chấp nhận cá nhân đứng ngoài cộng đồng và cá tính không phù hợp với "Luật bầy đàn" của cộng đồng. Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau. Theo nhà nghiên cứu Hồ Sỹ Quý, Việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật như "phép vua thua lệ làng", "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình" thì khó có thể chấp nhận được.
Cần cù lao động là một giá trị đạo đức nổi bật. Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa.
chúc bạn học tốt!
: Từ xưa tới nay dân tộc Việt Nam luôn được thế giới mệnh danh là một đất nước nhỏ bé nhưng ý chí chiến đấu quật cường với tình thần đoàn kết tương thân tương ái tốt đẹp, trải qua biết bao biến động của dòng chảy lịch sử, tàn phá của chiến tranh của ngoại xâm ấy thế mà Việt Nam vẫn hiên ngang đứng đấy, vẫn vượt qua , vẫn phát triển để được như ngày hôm nay đó là nhờ tính cần cù chịu khó, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau lúc khó khăn khi hoạn nạn, có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu.
Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" ." lá lành đùm lá rách" ...v.v. Đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau không chỉ là phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt mà nó còn là một truyền thống quý báu mà dân tộc ta, nhân dân ta, cha mẹ ta, ông bà chúng ta, kể cả chúng ta đều có và phải gìn giữ.
Cuộc đời mỗi người dân việt là một số phận gian nan, trải qua hàng trăm, hàng ngàn cuộc xâm lược, nhìn bao cảnh đầu rơi máu chảy ấy thế mà sao vẫn con người ấy vẫn hình dung ấy họ vẫn đứng sát bên nhau bên gông cùm nô lệ , bên bóng tối của xiềng xích lào tù...họ giúp đỡ nhau , xả thân vì nhau dù không phải máu mủ ruột già , Không phải anh em, không phải cha me, không phải người thân vậy họ là ai ?? Họ là người việt bạn ạ, họ đã đoàn kết nhau lại sống bên nhau, che chở cho nhau, đợi chờ cùng nhau... tới lúc họ sẽ như ong vỡ tổ và phá tan gông cùm xiềng ách ấy để giành lấy bình đẳng - độc lâp - tự do.
moon nói sơ sơ vậy thôi chứ dẫn chứng nhìu lắm... nói hok hết. bạn từ làm nốt phần liên hệ bản thân lun nha ...phù coi như thoát được cái ách ^^ hì hì
Nội dung:
+) Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: Thông báo về những hiện tượng thiên nhiên, dạy con người cách làm nông nghiệp,...sản xuất.
+) Tục ngữ về con người và xã hội: Dạy con người về cách sống những đạo lí làm người. Rèn luyện tu dưỡng về cách sống, nhân quả.
Đoạn trích khắc hoạ hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren là đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng đã phản bội lý tưởng lại sắp sang nhận chức toàn quyền Đông Dương . Lúc bấy giờ ở nước ta đang dấy lên phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Trước sức ép của công luận , Va-ren - Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương, hứa sẽ chăm sóc vụ việc ấy Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Ra Hà Nội , hắn vào xà lim dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp . Suốt buổi gặp gỡ , Phan Bội Châu chỉ im lăng dửng dưng khinh bỉ sự đê hèn của Va-ren. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.
Em tham khảo nha:
Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.
Tham khảo
Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.
bài 1 :
Mấy tuần nay, nhà em có rất nhiều chuột. Vì vậy, mẹ em đã quyết định sang tuần sau sẽ mua một chú mèo. Sáng chủ nhật, mẹ đèo em ra chợ Bưởi mua một chú mèo tam thể. Em đặt tên nó là .... ( tên em tự đặt nhé ! anh đặt là Mồn Lèo).Em rất yêu quý nó.
Mỗi lần Mồn Lèo đạt được chiến tích ( bắt được 1 con chuột;....) ; em thường cho chú uống sữa
-''Mồn Lèo ; mày giỏi lắm ; tao lại cho mày uống sữa nè!'' -Tôi nói
rồi sau đó em tự viết đoạn hội thoại theo cảm xúc của mình nhé !
Đại từ : nó ;mày
2.
Học tập cũng như đấu tranh vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Trong học tập, sách vở sẽ là những vũ khí cùng ta hành quân qua bao nhiêu chông gai, khó khăn, của con đường học vấn. Lớp học sẽ là chiến trường. con đường học vấn sẽ mở ra cho ta một thế giới vô cùng tươi sáng. Thế nên ta mới biết được việc học tập quan trọng đến dường nào!
từ đồng nghĩa : học
Nếu bn ko thấy ảnh có thể vào thống kê hỏi đáp của mk
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:
Trước hết, em cần xác định đây là một đề văn nghị luận. Chính vì vậy, em cần vận dụng thao tác nghị luận khi làm bài. Khi nghị luận, em cần đảm bảo những ý sau đây:
+ Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”: giải thích nghĩa cả câu.
+ Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần "Thương người như thể thương thân”?
+ Dẫn chứng cụ thể nào cho tinh thần “Thương người như thể thương thân”?
+ Trong cuộc sống, còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi người xung quanh, cần phân tích những con người ấy kèm dẫn chứng cụ thể.
+ Em có suy nghĩ như thế nào về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”?
"Thương người như thể thương thân " ý nói ở đây với chúng ta rằng khi thấy người gặp nạn phải giúp đỡ , câu nói ở đây ám chỉ :khi ta giúp người khác , người khác cảm thấy mình thật may mắn vì có người cứu giúp , ngược lại trong hoàn cảnh đó k có ai cứu giúp liệu ta có thể thấy may mắn hơn ?
Viết được mỗi tí , tự thêm vào nhé , k mình nha
Trong bốn mùa thì mùa xuân đẹp nhất, một sức sống tràn đầy của thiên nhiên, lòng người. Mùa xuân trong mắt trẻ thơ cũng có sự thay đổi đột biến vui tươi hớn hở. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu với “Mùa xuân” viết cho thiếu nhi có những nét phát hiện tinh tế, thú vị...
Bắt đầu là “hạt mưa đi chơi”. Mưa xuân dịu nhẹ lấm tấm mịn màng cho cây cối đâm chồi nẩy lộc. Hạt mưa đi chơi là sự rong ruổi đưa đến những niềm vui bất ngờ háo hức. Tất cả đều ở trạng thái hiếu động: “Đon mạ chạy ra đồng sâu” rồi “Sáo nâu tập nói, Vàng anh tập chào”, tất cả đều ùa vào một không gian ríu rít như mới khởi đầu. Ở đây ta được hòa vào thiên nhiên như chính mình cũng đang được: “Hàng cây gội tóc hoa tươi cài đầu”. Cái hay của bài thơ là nhà thơ chọn lọc những chi tiết rất sinh động và gần gũi yêu thương không cần phải chuyền tải những lời giáo huấn mà cứ tự nhiên nhuần nhị thấm nhuần vào tình cảm của các em: “Quả cau rời khỏi cây cao/ Rủ lá trầu vào mừng tuổi bà em”. Nhà thơ không nói “Cau rụng” mà “Cau rời” như một động thái tự nguyện chủ động để “rủ lá trầu” như rủ bạn chơi vậy.
Những cây trái xum xuê quanh mình đều như khởi sắc tròn đầy. Từ: “Quả chuối mặc áo vàng thêm”, nhà thơ không nói chuối chín mà chỉ ra sắc chín “áo vàng thêm”. Một sự chín tới từ trong tình cảm yêu thương hòa sắc đồng vọng với sự ngọt ngào. Ở đây ta chú ý đến một chi tiết rất mùa xuân, mùa lễ hội: “Quả cau đậu ở cành mềm chơi đu”, không chỉ là sắc vàng chín mà còn là sự tung tẩy bay bổng rất hợp với trí tưởng tượng của các em.
Đặc biệt hai câu thơ cuối vừa khép lại vừa mở ra với bầy chim én - vốn là loài chim trở về khi xuân đến. Chim én như là một tín hiệu của mùa xuân “Thoi đưa dệt vải cho mùa xuân sang” là nhịp cầu để bắc sang xuân. Và ta vẫn còn nghe âm vọng tiếng thoi đưa dệt vải trong kí ức, trong trí tưởng tượng từ những đường bay ngang dọc của chim én để dệt nên đan cài vào nhau một bức tranh mùa xuân thật sinh động và mới mẻ.
Tham khảo :
Trong bốn mùa thì mùa xuân đẹp nhất, một sức sống tràn đầy của thiên nhiên, lòng người. Mùa xuân trong mắt trẻ thơ cũng có sự thay đổi đột biến vui tươi hớn hở. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu với “Mùa xuân” viết cho thiếu nhi có những nét phát hiện tinh tế, thú vị... Bắt đầu là “hạt mưa đi chơi”. Mưa xuân dịu nhẹ lấm tấm mịn màng cho cây cối đâm chồi nẩy lộc. Hạt mưa đi chơi là sự rong ruổi đưa đến những niềm vui bất ngờ háo hức. Tất cả đều ở trạng thái hiếu động: “Đon mạ chạy ra đồng sâu” rồi “Sáo nâu tập nói, Vàng anh tập chào”, tất cả đều ùa vào một không gian ríu rít như mới khởi đầu. Ở đây ta được hòa vào thiên nhiên như chính mình cũng đang được: “Hàng cây gội tóc hoa tươi cài đầu”. Cái hay của bài thơ là nhà thơ chọn lọc những chi tiết rất sinh động và gần gũi yêu thương không cần phải chuyền tải những lời giáo huấn mà cứ tự nhiên nhuần nhị thấm nhuần vào tình cảm của các em: “Quả cau rời khỏi cây cao/ Rủ lá trầu vào mừng tuổi bà em”. Nhà thơ không nói “Cau rụng” mà “Cau rời” như một động thái tự nguyện chủ động để “rủ lá trầu” như rủ bạn chơi vậy. Những cây trái xum xuê quanh mình đều như khởi sắc tròn đầy. Từ: “Quả chuối mặc áo vàng thêm”, nhà thơ không nói chuối chín mà chỉ ra sắc chín “áo vàng thêm”. Một sự chín tới từ trong tình cảm yêu thương hòa sắc đồng vọng với sự ngọt ngào. Ở đây ta chú ý đến một chi tiết rất mùa xuân, mùa lễ hội: “Quả cau đậu ở cành mềm chơi đu”, không chỉ là sắc vàng chín mà còn là sự tung tẩy bay bổng rất hợp với trí tưởng tượng của các em. Đặc biệt hai câu thơ cuối vừa khép lại vừa mở ra với bầy chim én - vốn là loài chim trở về khi xuân đến. Chim én như là một tín hiệu của mùa xuân “Thoi đưa dệt vải cho mùa xuân sang” là nhịp cầu để bắc sang xuân. Và ta vẫn còn nghe âm vọng tiếng thoi đưa dệt vải trong kí ức, trong trí tưởng tượng từ những đường bay ngang dọc của chim én để dệt nên đan cài vào nhau một bức tranh mùa xuân thật sinh động và mới mẻ.
OK MIK SẼ GIÚP BẠN
NÈ
Nhân ái là tình cảm đạo đức không phải của riêng một dân tộc nào. Tuy vậy, không phải mọi dân tộc đều có lòng nhân ái giống nhau. Bởi lẽ, tình cảm đó nảy sinh trên những cơ sở, điều kiện, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử khác nhau.Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ trong xã hội công xã nông thôn thời kỳ nguyên thuỷ, buổi đầu dựng nước. Chúng ta đều biết, dân tộc Việt Nam có lịch sử nhiều ngàn năm, có nhà nước Văn Lang tồn tại lâu dài hàng nghìn năm. Trong thời gian dài như vậy, dân tộc Văn Lang đã hình thành nền văn hoá mang bản sắc riêng của mình; trong đó, lòng nhân ái là một tình cảm đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, như là một giá trị văn hoá rất cơ bản trong hệ giá trị của người Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng, nhân ái của người Việt Nam là “bản sao” của “nhân” trong Nho giáo và “từ bi” trong Phật giáo. Theo chúng tôi, nhận định đó chưa thoả đáng. Trong lịch sử, Nho giáo và Phật giáo từng được xem là quốc giáo và tồn tại suốt hàng ngàn năm trong lịch sử nước ta; do vậy, nó có ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của người Việt Nam là điều tất yếu. Song, điều đó không có nghĩa là lòng nhân ái của dân tộc ta xuất phát từ Nho giáo và Phật giáo. Bởi lẽ, Nho giáo và Phật giáo vào Việt Nam sau khi nhà nước Văn Lang đã được hình thành hàng nghìn năm. Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, khi du nhập vào Việt Nam, “nhân” của Nho giáo và “từ bi” của Phật giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến lòng nhân ái của người Việt. Nhưng ảnh hưởng đó bị “khúc xạ” bởi sự chắt lọc những nhân tố thích hợp cùng với sự Việt hoá “từ bi” của Phật giáo, “nhân” của Nho giáo, tạo nên một nét riêng cho lòng nhân ái của người Việt Nam.
Thật vậy, vốn có lòng thương người, khi bắt gặp “nhân” của Nho và “từ bi” của Phật, dân tộc ta đã trân trọng và nâng những giá trị này lên như một nguyên lý đạo đức phổ biến trong cả cộng đồng.