Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.
Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:
Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh
Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.
Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.
Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường nhưđược ca đao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Vụ năm cho đến vụ mười
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Ca dao làm cho ta thường thây rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.
Lạy trời cho cả gió lên,
Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.
Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc An.
Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang.
Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc.
Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.
Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:
Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh
Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.
Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.
Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường nhưđược ca đao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Vụ năm cho đến vụ mười
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Ca dao làm cho ta thường thây rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.
Lạy trời cho cả gió lên,
Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.
Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc An.
Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang.
Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc.
Tham khảo:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng viết "Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Theo em, đây là ý kiến hoàn toàn chính xác. Những tình cảm ta sẵn có chính là những tình cảm mà chúng ta đã vốn có từ trước, nay nhờ văn chương mà tình cảm ấy đợi khơi dậy và trở nên mãnh liệt hơn. Những tác phẩm "Nam quốc sơn hà", "Phò giá về kinh" đều khơi dậy niềm tự hào dân tộc cùng ý chí đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Tình yêu đất nước của mỗi người dân đều đã có từ trước, nay nhờ những văn bản này mà trở nên sâu sắc hơn và càng thêm quý trọng truyền thống yêu nước từ bao đời của dân tộc mình. Hay những văn bản như "Sài Gòn tôi yêu", "Ca Huế trên sông Hương" hay "Một thức quà của lúa non-Cốm" đều khơi dậy tình yêu đối với quê hương, với những vẻ đẹp trên đất nước. Việt Nam có những vùng đất tươi đẹp, với những giá trị văn hóa to lớn, gắn liền với đời sống vùng miền của người dân. Nhờ những văn bản này mà con người trở nên yêu thêm những mảnh đất trên đất nước, cũng như ý thức được trách nhiệm của mình đối với những mảnh đất ấy. Tóm lại, nhờ những tác phẩm văn học, đời sống tình cảm của con người được bồi đắp thêm.
Em tham khảo nhé !!
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.
Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời... Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.
Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.
Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh
Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.
Tham khảo nha em:
Trong văn bản "Ý nghĩa văn chương", nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng có ý kiến rằng "Văn chương cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác và sâu sắc. Đầu tiên, văn chương luyện cho chúng ta những tình cảm ta chưa có. Những tình cảm mà con người chưa từng có nay trở nên nảy nở và xuất hiện trong đời sống tình cảm của chúng ta nhờ tác động của văn học. Nhờ có việc học văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", người đọc mới có thể thấu hiểu nỗi đau, hoàn cảnh tội nghiệp của những đứa trẻ trong gia đình có bố mẹ ly hôn. Tình cảm anh em giữa Thành và Thủy thật trong sáng nhưng nay các em phải chia xa vì sự tan vỡ hôn nhân của gia đình. Người đọc cảm nhận được tình anh em cao đẹp, cùng hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ ấy và ý thức được vai trò của những bậc làm cha, làm mẹ đối với những đứa con của mình. Hay như văn bản "Sau phút chia ly" của Đoàn Thị Điểm, người đọc mới thấy thương xót cho hoàn cảnh lẻ loi tội nghiệp của người chinh phụ có chồng đi lính. Chiến tranh phi nghĩa đã đẩy họ đến tình cảnh chia lìa, xa cách. Người chinh phụ trong những tháng ngày chờ đoàn tụ cùng chồng đã phải chịu đựng nỗi khổ xa cách, hoàn cảnh cô đơn đến tột cùng. Những tình cảm mà trước đây chúng ta chưa có nay đều được xuất hiện nhờ những tác phẩm văn học. Tóm lại, cuộc sống tinh thần của con người nhờ có văn chương mà trở nên phong phú, đa dạng và giàu có hơn bao giờ hết; hay văn chương chính là món ăn tinh thần của nhân loại.
Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người.Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tình yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường như được ca dao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.