K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

em đặt câu hỏi nhưng ko ai trả lời nên mới đề lớp là 12

PHẦN I: (5 ĐIỂM)

(1) Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. (2)Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. (3) Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. (4)Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. (5) Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông...

(Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1: (1.0 điểm). Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.

Câu 2: (1.0 điểm). Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu văn số 3 và 4 trong đoạn trích trên.

Câu 3: (1.0 điểm). Câu văn số 2 trong đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Vì sao em biết?

Câu 4: (2.0 điểm): Ẩn sau vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên là tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương sâu nặng của tác giả. Từ đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm của mỗi người với quê hương, đất nước (bằng một đoạn văn)

2
9 tháng 8 2021

làm câu 4 thôi

 

Tham khảo:

Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân. 

           - Hoàn cảnh ra đời : được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :                                                     +Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
 + Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...
* Tác dụng : 
-Tăng sức gợi hình , gợi cảm 
- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn
-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ
-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả

Câu 3:

- Câu văn số 2 trong đoạn trích thuộc kiểu câu: Trần thuật

- Vì cuối câu có dấu chấm

Câu 4:

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

    “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng và xế chiều, hoặc đứng bóng và sầm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi (…), cạnh con nước lớn. Cả rừng (…) hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một...
Đọc tiếp

    “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng và xế chiều, hoặc đứng bóng và sầm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi (…), cạnh con nước lớn. Cả rừng (…) hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”.

 

Câu 1 (1 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống và cho biết đoạn trích này  trích trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả của tác phẩm đó?

Câu 2 (2 điểm): Nêu những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3 (2 điểm): Nhà văn đã cảm nhận hình tượng trong đoạn trích trên bằng những giác quan nào?

Câu 4 (5 điểm); Viết một đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nói lên cảm nhận của mình về hình tượng được nói đến trong đoạn trích trên.


 

1
8 tháng 4 2020

Ai làm hộ em với ạ

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)           Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. Câu 2: (5.0 điểm)           - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu…...
Đọc tiếp

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

          Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.

Câu 2: (5.0 điểm)

          - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

          - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

          - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

          - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

          - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

           Lát lâu sau mụ lại nói tiếp:

          - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

          - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

          - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,

Ngữ văn 12, 

Tập 2, NXB Giáo dục, tr.76)

          Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

51
Cho đoạn trích: với những thằng con trai mười tám tuổi đất nước là nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bữa cơm rau rừng chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích:

với những thằng con trai mười tám tuổi

đất nước là nhịp tim có thể khác thường

là một làn mây mỏng đến bâng khuâng

là mùi mồ hôi thật thà của lính

đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội

hay một bữa cơm rau rừng

chúng tôi không muốn chết vì hư danh

không thể chết vì tiền bạc

chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng

những liều thân vô ích

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt

chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết

 (Trích Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo)

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Trong đoạn thơ trên, chúng tôi dám chết cho đối tượng nào? (0.5 điểm)

Câu 2. Theo đoạn trích, đất nước với những thằng con trai mười tám tuổi là gì? (0.75 điểm)

Câu 3. Việc không viết hoa chữ cái đầu dòng thơ có tác dụng gì? (0.75 điểm)

Câu 4. Đất nước với anh/chị là gì? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) (1.0 điểm)

3
12 tháng 12 2021

.

2 tháng 4 2024

loading... loading... 

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?  

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa Có thể còn những điều con quên Nhưng có điều này con phải nhớ Rằng biển quê mình Dẫu còn lắm phong ba bão tố Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ Những cơn bão có tên và không tên Nhưng như phép mầu của đức tin Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa

Có thể còn những điều con quên

Nhưng có điều này con phải nhớ

Rằng biển quê mình

Dẫu còn lắm phong ba bão tố

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Những cơn bão có tên và không tên

Nhưng như phép mầu của đức tin

Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lên

Vẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộng

Đất quê cằn, nhọc nhằn gió cát

Phải bắt đầu từ biển, đi lên từ biển

Ông cha nghìn đời

Bắp tay cuộn dưới mặt trời

Da nhuộm hồng nước biển

Lẽ nào cháu con quên lưới vây, lưới cản

Lẽ nào bỏ nghề đi lộng đi khơi

Bão giông là việc của Trời

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Lạy trời cho cả gió nồm

Ghe ra biển lớn mươi hôm ghe về

(Trích Vọng Hải Đài, Bùi Công Minh, baodanang.vn,

Chủ nhật, 

22/04/2021,21:27{GMT+7})

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh con người trước biển?

Bão giông là việc của Trời

            Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

                           Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện trong đoạn trích?

23

câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật là so sánh

Câu 3: Những câu thơ trên miêu tả rõ hình ảnh con người trước biển: dù bão dông, thiên nhiên khắc nghiệt như nào thì con người vẫn luôn lạc quan hướng về phía trước, con người vẫn bình thản, chịu đựng những đau thương, khó khăn thử thách 

Câu 4: tình yêu quê hương biển cả được tác giả thể hiện qua đoạn trích: tác giả đã dành tình yêu tha thiết với que hương mình, dù có bão giông, gió lốc thì biển vẫn là nơi tìm về của những đứa con làng chài. Biển còn là nơi ông cha ta làm lên tất cả vì vậy tình yêu biển vả còn là sự biết ơn, chân trọng quá khứ.

17 tháng 5 2021

Câu 1 : Đoạn trính trên được viết theo thể thơ : Tự do

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng : So sánh

Câu3 : 

- Hình tượng biển ( thiên nhiên ) dù bão giông,khắc nghiệt thì những con người lao động không vì thế mà sợ hãi - đó là cách con người làm chủ được thiên nhiên,coi đó chỉ như một thử thách,một lẽ thường tình của mẹ thiên nhiên,họ vẫn bình thản,bản lĩnh,kiên cường trước những đau thương mà thiiên nhiên gây ra.

- Người lao động Việt Nam mạnh mẽ,cần cù,luôn lạc quan,kiên cường vượt qua khó khăn vững bước trên mặt biển

Câu 4 : 

 Qua đoạn trích,có thể thấy được rõ nét nhất 2 thứ : Tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho  biển cả quê hương và sư trân trọng công lao của ông cha ta trong quá khứ.Tình cảm của tác giả dành cho biển cả quê hương rất sâu sắc,dẫu có khắc nghiệt, khó khăn nhưng biển vẫn là nơi nuôi sống những con người Việt Nam,là nhà,là nơi ta tìm về.Đặc biệt,tình yêu không chỉ thể hiện qua sự trân trọng quá khứ, biết ơn công lao cha ông ta,phát huy lại truyền thống dân tộc,tao nên sức mạnh đoàn kết giữa người với người

I. Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:             Hy vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hy vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hy vọng cho chúng ta có thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

            Hy vọng là một thứ rất tuyệt diệu. Hy vọng cong, xoắn, thỉnh thoảng nó khuất đi nhưng hiếm khi nó tan vỡ… Hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được… Hy vọng cho chúng ta có thể tiếp tục, cho chúng ta can đảm để tiến lên phía trước, khi chúng ta tự nhủ là mình sắp bỏ cuộc…

            Hy vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó.

            Hy vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được…

            Hy vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa… Hy vọng là điều kì diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động… Và hi vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và nó có thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất…

            Đừng bao giờ mất hi vọng!

(Trích Luôn mỉm cười với cuộc sống –

Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ, 2011, tr.05)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, hy vọng có thể tìm thấy ở đâu? (0.5 điểm)

Câu 3: Nêu tác dụng của phép điệp từ “hy vọng” được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 điểm)

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Đừng bao giờ đánh mất hi vọng. Vì sao? (1.0 điểm)

8

1, nghị luận

2, Tác dụng: nhấn mạnh thông điệp mà văn bản muốn truyền đạt đó là vai trò của hy vọng đối với đời sống tinh thần của mỗi con người.

3, 

Tác giả cho rằng "hy vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được" bởi vì hy vọng chính là những niềm tin vào những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, là những niềm tin vững chắc vào những điều tuyệt vời sẽ xảy ra. Chính vì vậy, nhờ có hy vọng mà con người dù trong hoàn cảnh tồi tệ và tối tăm nhất vẫn sẽ luôn vững tin và có sức mạnh để tiếp tục nỗ lực và vượt qua được những thử thách chông gai. Nói cách khác, hy vọng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người trong cuộc sống.

4,

Thông điệp mà em tâm đắc nhất chính là "đừng bao giờ đánh mất hy vọng". Bởi vì hy vọng chính là nguồn sức mạnh giúp mỗi cá nhân vượt qua những thử thách, chông gai và mở ra con đường cho mỗi người định hướng trong tương lai. Nhờ có hy vọng mà con người vẫn tích cực và hạnh phúc sống dù trong hoàn cảnh bế tắc vì còn hy vọng là còn sức mạnh tinh thần để đạt được điều mà mình mong muốn.

Câu 1: (8,0 điểm)Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:“Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;-Hỡi xuân hồng, ta muốn...
Đọc tiếp

Câu 1: (8,0 điểm)

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng- Xuân Diệu)

Câu 2: (12,0 điểm)

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)- một minh chứng tiêu biểu cho nhận

xét: “… Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời

tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp …”.

(Sách Ngữ văn 11 tập 1, nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục, trang 150)

1
31 tháng 12 2019

Câu 1: Quan niệm sống vội vàng, sống để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời trần thế ở ngay thì hiện tại

- Nhận định tính đúng đắn của quan niệm ấy.

- Vì sao em đồng ý / không đồng ý.

- Nêu biểu hiện (có ví dụ, dẫn chứng)

- Phản đề: Có phải lúc nào cũng sống vội vàng.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

Chứng minh bằng tác phẩm Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.

- Vấn đề: Nhà văn Nguyễn Tuân nhìn thấy cái đẹp ở những số phận tầm thường, tăm tối, cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp (chứng minh bằng quản ngục và Huấn Cao)

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm...
Đọc tiếp

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.

h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện trà cái ác. Và tất nhiên, chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp nào đâu. ”
Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khố cực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học triết.

1
3 tháng 6 2018

h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.

Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.