Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm nhận về cái tôi của tác giả Y Phương: Một cái tôi tinh tế, nhạy cảm với cái nhìn độc đáo, mới lạ, chứa đựng sự sự say mê cùng với những rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của trời đất.
Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu nhớ quê hương của mình trong văn bản Trở gió. Đó là tình cảm chân thành mộc mạc về quê hương với những thứ gần gũi thân quen gắn bó với những người lao động lam lũ. Trở gió thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả thông qua những điều bình dị của quê hương.
- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc và điệp từ. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. Cụm từ “Tôi yêu...” được lặp lại 4 lần.
- Qua đó tác giả đã thể hiện được tình yêu tha thiết của mình với một thành phố trẻ, phát triển vô cùng năng động của cả nước.
Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút - bút kí Nhớ... Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm.
Bài tuỳ bút mở đầu bằng những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.
Từ ấn tượng chung, tác giả đột ngột chuyển sang bày tỏ trực tiếp tình yêu Sài Gòn của mình:
Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số dường còn những cây xanh che chở.
Ngay trong phần đầu của bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình với thành phố Sài Gòn. Điệp từ tôi yêu được điệp lại ở đầu các câu văn như ngân đi ngân lại điệp khúc tình yêu, như nhấn thêm vào bản đàn tâm trạng rộn rã yêu thương của nhà văn.
Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Tình yêu Sài Gòn sâu nặng khiến nhà văn có được cảm nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố. Con mắt tinh tường của nhà văn nhận ra cả cái sắc nắng “ngọt ngào” buổi sớm mai, cái “nhớ thương” của cơn gió lộng buổi chiều, cái ào ào đột ngột của những cơn mưa nhiệt đới; cả sự “trái chứng” của thời tiết đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh; cả cái nhịp sống đa dạng của phố phường; thưa thớt về đêm khuya, náo động, dập dìu vào giờ cao điểm; cả cái không khí mát dịu, thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh... Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này.
Có thể nói, đây là đoạn văn kết hợp cảm xúc với quan sát tinh tế, đậm chất trữ tình.
Sau những dòng cảm xúc trữ tình, nhà văn chuyển sang những cảm nhận và bình luận về người Sài Gòn . Phải chăng, ông muốn lí giải kĩ hơn căn nguyên sâu xa tình yêu Sài Gòn của mình: không chỉ yêu nhịp sống, thời tiết, phong cảnh mà còn yêu hơn người Sài Gòn.
Người từ bốn phương hội về đây, rồi nhanh chóng hoà hợp thành người Sài Gòn. Thành phố bao dung và nhân hậu này bao giờ cũng dang hai cánh tay rộng mở mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Một thành phố như vậy, lẽ nào lại không yêu? Và có lẽ tình yêu Sài Gòn không chỉ là của riêng nhà văn.
Yêu Sài Gòn, tác giả yêu tất cả những con người Sài Gòn và nhận ra ở họ bao nét đẹp tâm hồn, làm nên một phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng:
Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán, người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh đều rất chân thành, bộc trực.
Theo tác giả, phong cách ấy đã được kết tinh, trải nghiệm trong một thời gian dài của cuộc sống, được thử thách trong cam go của lịch sử.
Giới thiệu về phong cách người Sài Gòn, tác giả đi sâu vào giới thiệu phong cách của cô gái Sài Gòn - những bông hoa của thành phố làm cho thành phố thêm rực rỡ hơn hương thơm và sắc màu.
Cách viết xen lẫn những dòng cảm nhận và những lời bình luận của Minh Hương làm cho đoạn văn vừa đậm đà cảm xúc trữ tình, vừa giàu chất suy ngẫm.
Bài tuỳ bút kết thúc bằng việc khẳng định lại tình yêu son sắt thuỷ chung và mong ước tha thiết của nhà văn:
Vậy đó, tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi mong ước mọi người, nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.
Cách kết thúc như vậy khiến cho chủ đề được xoáy sâu, nổi bật lên mà để lại những dư âm trong người đọc.
Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút - bút kí Nhớ... Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm.
Bài tuỳ bút mở đầu bằng những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.
Từ ấn tượng chung, tác giả đột ngột chuyển sang bày tỏ trực tiếp tình yêu Sài Gòn của mình:
Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số dường còn những cây xanh che chở.
Ngay trong phần đầu của bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình với thành phố Sài Gòn. Điệp từ tôi yêu được điệp lại ở đầu các câu văn như ngân đi ngân lại điệp khúc tình yêu, như nhấn thêm vào bản đàn tâm trạng rộn rã yêu thương của nhà văn.
Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Tình yêu Sài Gòn sâu nặng khiến nhà văn có được cảm nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố. Con mắt tinh tường của nhà văn nhận ra cả cái sắc nắng “ngọt ngào” buổi sớm mai, cái “nhớ thương” của cơn gió lộng buổi chiều, cái ào ào đột ngột của những cơn mưa nhiệt đới; cả sự “trái chứng” của thời tiết đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh; cả cái nhịp sống đa dạng của phố phường; thưa thớt về đêm khuya, náo động, dập dìu vào giờ cao điểm; cả cái không khí mát dịu, thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh... Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này.
Có thể nói, đây là đoạn văn kết hợp cảm xúc với quan sát tinh tế, đậm chất trữ tình.
Sau những dòng cảm xúc trữ tình, nhà văn chuyển sang những cảm nhận và bình luận về người Sài Gòn . Phải chăng, ông muốn lí giải kĩ hơn căn nguyên sâu xa tình yêu Sài Gòn của mình: không chỉ yêu nhịp sống, thời tiết, phong cảnh mà còn yêu hơn người Sài Gòn.
Người từ bốn phương hội về đây, rồi nhanh chóng hoà hợp thành người Sài Gòn. Thành phố bao dung và nhân hậu này bao giờ cũng dang hai cánh tay rộng mở mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Một thành phố như vậy, lẽ nào lại không yêu? Và có lẽ tình yêu Sài Gòn không chỉ là của riêng nhà văn.
Yêu Sài Gòn, tác giả yêu tất cả những con người Sài Gòn và nhận ra ở họ bao nét đẹp tâm hồn, làm nên một phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng:
Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán, người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh đều rất chân thành, bộc trực.
Theo tác giả, phong cách ấy đã được kết tinh, trải nghiệm trong một thời gian dài của cuộc sống, được thử thách trong cam go của lịch sử.
Giới thiệu về phong cách người Sài Gòn, tác giả đi sâu vào giới thiệu phong cách của cô gái Sài Gòn - những bông hoa của thành phố làm cho thành phố thêm rực rỡ hơn hương thơm và sắc màu.
Cách viết xen lẫn những dòng cảm nhận và những lời bình luận của Minh Hương làm cho đoạn văn vừa đậm đà cảm xúc trữ tình, vừa giàu chất suy ngẫm.
Bài tuỳ bút kết thúc bằng việc khẳng định lại tình yêu son sắt thuỷ chung và mong ước tha thiết của nhà văn:
Vậy đó, tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi mong ước mọi người, nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.
Cách kết thúc như vậy khiến cho chủ đề được xoáy sâu, nổi bật lên mà để lại những dư âm trong người đọc.
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.
b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.
c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.
Nét riêng biệt của thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận của tác giả là:
- Những hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.
- Sự đổi thay nhanh chóng, đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.
- Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong nhiều thời khắc khác nhau: đêm khuya, những giờ cao điểm, buổi sáng tinh sương
Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.
Đây là một cái tôi đầy cảm xúc, tinh tế, nhạy cảm, giàu tình cảm, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ của mình.