K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2016
a. Mở bài:
- Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh nhiều lúc làm con người ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua khó khăn đó chính là gia đình.
- Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
b. Thân bài:
b.1. Giải thích:
“Gia đình”: là chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là nơi cha mẹ, con cái, anh chị em hay cả ông bà, họ hàng cùng chung sống à tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt.
“Tai ương của số phận”: những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời.
Gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi con người.
b.2. Bàn luận:
- Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, do đó gia đình là cái nơi nuôi dưỡng cho tài năng và nhân cách con người phát triển, đâm hoa kết trái. Chính điều đó sẽ là hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống.
- Trong cuộc đời không thể tránh được va vấp, và khi đó gia đình sẽ là nơi bảo bọc, chở che, động viên, vỗ về chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chắc và vô điều kiện những khi ta đã “lưng chùng gối mỏi” sau những lúc tất tả trên đường đời.
- Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng và tự nhiên xuất phát từ mối quan hệ gắn bó hàng ngày, luôn bền chặt và không thể thay thế. Mỗi thành viên trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất, và sẵn sàng làm chỗ dựa cho nhau trước những giông bão của số phận. Đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.
Dẫn chứng: Bé Mai Xuân Trường 5 tuổi ở Tây Ninh tháo vát việc nhà, chăm sóc mẹ bị ung thư giai đoạn cuối chu đáo khiến mọi người cảm động và ngợi ca à thắp nên ngọn lửa gia đình chói sáng và ấm áp giúp cả 2 mẹ con vượt qua thử thách của số phận.
b.3. Mở rộng:
- Yêu gia đình là hoàn toàn đúng đắn, nhưng điều đó không có nghĩa là bao che hay tiếp tay cho người thân làm những việc đi ngược với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đôi khi vì lợi ích chung của tập thể, xã hội ta phải tạm quên đi tình riêng để sống ngay thẳng và không có lỗi với lương tâm của mình, đồng thời cũng cần khuyên nhủ để người thân nhận ra lỗi lầm và sống lương thiện, chân chính.
- Gia đình là cái nôi của mỗi con người và là tế bào của xã hội. Gia đình tốt đẹp và yên ấm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự đi lên của xã hội và đất nước.
b.4. Phê phán:
- Những người coi thường vai trò của gia đình, vô cảm với chính những con người ruột thịt nhất với mình (cha mẹ đánh đập bạo hành con cái, con cái chửi mắng bất hiếu với cha mẹ,…) à Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô độc, ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trên đường đời.
Dẫn chứng: Bé Nguyễn Thị Như Ý 9 tháng tuổi đã bị người mẹ vô tâm của mình đánh đập dã man phải nhập viện với nhiều thương tích không thể phục hồi. à những hành động đi ngược với đạo đức đã làm hoen ố hình ảnh tình cảm thiêng liêng của gia đình.
b.5. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động:
- Gia đình là chỗ dựa vững chắc cho mỗi chúng ta tìm về sau những va vấp trên đường đời.
- Gia đình hãy là nơi bình yên và ấm áp tình thương nhất cho mỗi thành viên tìm về sau những mưu toan trong cuộc sống. Ngược lại, mỗi thành viên cũng cần vun đắp tình yêu thương để hạnh phúc gia đình ngày một trọn vẹn hơn.
- Có thể nêu 1 số phương hướng cụ thể
c. Kết bài:
- Câu nói của Euripides đã khái quát nên vai trò to lớn không thể thay thế của gia đình đối với mỗi con người.
- Để xứng đáng với những tình cảm thiêng liêng ấy, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, ta hãy hết sức yêu thương và quan tâm đến những thành viên trong gia đình bằng tất cả sự chân thành, trân trọng và nâng niu nhất của mình.
- Liên hệ bản thân
9 tháng 6 2016

Bài làm tham khảo:

1. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)

+ Giải thích câu nói:

“Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?”

Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người và là gốc rễ của mọi điều tốt đẹp nhất cuộc sống. Gia đình không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách của một đứa trẻ mà còn góp phần lớn tạo ra những thành công khi trưởng thành.

Trong thế kỷ 21, trước những thử thách mới từ cuộc sống hiện đại, vai trò của gia đình cũng có nhiều thay đổi, khi những hình mẫu gia đình nhiều thế hệ dần ít đi thay vào đó là gia đình hạt nhân, rất đơn lẻ. Vì vậy, dịp lễ lễ Tết chính là cơ hội để bạn hướng con về nguồn cội và dạy con hiểu về tầm quan trọng của gia đình một cách sâu sắc nhất.

= > Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi.

Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?

Giáo dục gia đình là nhân tố quan trọng và có vai trò thiết thực trong tiến trình “thành nhân” của một con người; Đứa trẻ được sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia đình và của xã hội.

Chính trong gia đình mà con người học được bài học đầu tiên là tình thương yêu nhau, được thể hiện qua tình yêu giữa các thành viên trong gia đình. Trong tình yêu đó, các thành viên sẵn sàng hy sinh cho nhau, thậm chí ngay cả tính mạng của mình: chẳng hạn sự hy sinh của cha mẹ suốt đời tận tụy vì con cái. Có những câu chuyện cảm động về sự hy sinh lớn lao của người mẹ nuôi con bằng chính những giọt máu của mình…

Gia đình là môi trường lành mạnh quan trọng nhất trong việc dưỡng nuôi và đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Từ trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ em là thành phần quan trọng cấu thành gia đình.

Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ.

Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm.

Từ môi trường gia đình, con người bước ra một môi trường rộng lớn và phức tạp hơn, đó là môi trường xã hội, và tất cả những gì con người hấp thụ trước đây trong gia đình sẽ hình thành nên lối sống và cung cách ứng xử trong các mối tương quan xã hội. Cho nên, đời sống gia đình yên ổn, lành mạnh và hạnh phúc thì xã hội sẽ trật tự, ổn định và bớt đi những tệ nạn xã hội.

– Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là:

Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người.

Giáo dục trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn và hình thành nên nhân cách con người. Trong quá trình giáo dục đó, nhân cách và đường hướng giáo dục của cha mẹ, bầu khí gia đình có một vai trò đặc biệt.

Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị).

Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi.

Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo.

Thời gian cha mẹ đi làm, cũng là thời gian con đi học, cha mẹ về con lại đi học thêm kể cả ngày nghỉ… Bữa cơm tối nhiều khi không đủ các thành viên, thời gian dành cho việc trò chuyện, chia sẻ với con trẻ không phải lúc nào cũng đáp ứng kịp thời. Trong khi đó việc giáo dục con em giống như “mài sắt thành kim” cần thời gian, cần sự kiên trì, đầu tư công việc… Sự lơi lỏng, chủ quan tham công tiếc việc của một số cha mẹ đã dẫn đến những hậu quả thật đáng tiếc: trẻ em hư hỏng, lang thang bị cuốn vào vòng xoáy các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật..v..v.

Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, trách nhiệm đầu tiên là của mọi gia đình, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.

2. Giải thích, chứng minh vấn đề:

Có thể triển khai các ý:

+ Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).

+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

3. Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:

+ Khẳng định câu nói đúng.

Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác.

Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.

+ Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội:

Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng….

Mọi ng cho em ý kiến vs ạHiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnhMỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh...
Đọc tiếp

Mọi ng cho em ý kiến vs ạ

Hiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh

Mỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh chứng của điều đó. Vậy bạn và tôi hãy cùng nhau phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Câu chuyện kể về hai anh em song sinh có cùng một hoàn cảnh: có một người cha nghiện ngập nặng. Họ luôn phải chứng kiến những khung cảnh bạo lực của cha mẹ. Sau này người anh trưởng thành giống hoàn toàn người cha, còn người em thì trở thành người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Với câu hỏi được đặt ra là:" điều gì khiến anh trở nên như thế ? " Bất ngờ cả hai cùng một câu trả lời:" có một người cha như vậy đương nhiên tôi phải trở thành người như thế rồi. " Ta có thể thấy chỉ với một mẫu truyện nhỏ thôi nhưng đã lột trần ra bao hiện tượng như: bạo lực và tệ nạn xã hôi, sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái hay là hiện tượng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh là nổi bật hơn cả. Hiện tượng trên muốn cho người đọc biết rằng hãy biết vươn lên, chống lại hoàn cảnh mà đừng để hoàn cảnh vùi dập để rồi chỉ biết đổ lỗi ngược lại. 

Vậy thì tại sao hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh lại xảy ra phổ biến như vậy? Liệu đây là một hiện tượng mới xảy ra hay là đã xảy ra từ trước đó? Và điều gì làm xuất hiện hiện tượng này? Trước đó ta hãy hiểu rõ về gia đình- một nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên tính cách này. Con người sinh ra và trưởng thành trong một nơi gọi là "gia đình". Đó chính là nơi mà bạn được yêu thương, hạnh phúc, được chở che... Cho dù sau này bạn đã bước chân ra ngoài xã hội gặp phải nhiều khó khăn không thể tự mình vượt qua thì vẫn có gia đình là hậu phương vững chắc, luôn âm thành tạo điều kiện, bảo vệ và cùng bạn vượt qua. Thế nhưng lại có nhiều gia đình hoàn toàn ngược lại, đó không còn là một nơi ấm áp nữa mà đã trở thành nơi gieo rắt những hạt giống suy tàn, đồi bại tuy nhiên vẫn có những hạt giống vươn lên tìm được ánh sáng cho chính mình. Chính vì thế mà ta có thể nói gia đình rất quan trọng. 

Đổ lỗi cho hoàn cảnh là một hiện tượng khá phổ biến và xuất hiện từ xưa đến nay chưa bao giờ chấm dứt. Như trong trường học, học sình thường đổ lỗi cho việc chưa học bài hay làm bài tập bằng lí do bài quá khó, quá dài, giáo Viên giảng không hiểu. Khi ta đạt kết quả thi không như mong muốn thì lại có thêm hàng trăm lí do để đổ lỗi. Hay trong công việc khi mà bạn không hoàn thành các công việc được giao bạn lại viện cớ vì số lượng công việc, vì không đủ thời gian hay bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra. Trong cuộc sống bạn cũng có thể lấy đổ lỗi cho hoàn cảnh để che dấu cho sự thật rằng bạn yếu đuối, gục ngã, không đủ sức mạnh lí trí để vượt qua như hoàn cảnh người anh trong câu chuyện. Thế đấy, con người hầu như dùng hoàn cảnh để làm lí do che dấu, vậy ai cũng như thế ư? Ai cũng trốn tránh không dám đối mặt, vươn lên ư? Song song với những người tiêu cực thì vẫn có những con người biết vươn lên, biết đấu tranh với nghịch cảnh, họ còn lấy hoàn cảnh để làm động lực cho bước tiến đầu tiên - bước đầu đến con đường trải hoa hồng. Nơi mà họ nhận được thành quả sau khi trải qua bao gian khổ, vượt qua bao chông gai, đối mặt với hàng thử thách. Vì vậy những người tiến lên phía trước là những người muốn tìm hoàn cảnh mà họ khao khát, nếu không thấy hãy tự tạo ra nó, đừng từ bỏ. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh, từ nguyên nhân nhỏ đến lớn. Như đã nhắc đến ở trên "gia đình" là một phần nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhân cách con người. Gia đình tốt, có gia giáo, có đạo đức chuẩn mực có thể hình thành cho bạn một nhân cách tốt tuy nhiên điều đó chưa hẳn là đúng bởi vẫn có nhiều trường hợp trái ngược lại, nên nó còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tiếp đó là nhà trường- nơi mà bạn được dạy về đạo đức, lối sống... Và do chính bản thân bạn, khi mà sau những lần sai bạn lại viện cớ lí do, nếu bạn cứ lặp lại điều này thì nó sẽ dần trở thành một vũ khí hủy hoại chính bạn. Đừng để bản thân sa vào vùng lẫy do chính mình tạo ra. 

Nếu con người cứ tiếp tục tiếp diễn hiện tượng này thì một ngày không xa sẽ trở thành những người vô trách nhiệm chỉ biết trối bỏ mọi thứ, buông xuôi cho bản thân sống không có tương lai và sẽ tạo thành một thói quen nguy hiểm, nhân cách xấu xa. Nếu ai cũng như thế này thì xã hội sẽ trở nên thoái hoá, không phát triển, yếu kém

Để thay đổi tình trạng này thì đầu tiên mỗi người trong gia đình hãy là tấm gương sáng cho con noi theo, biết giáo dục con đúng cách, theo chiều hướng tốt, biết dạy trẻ nhận sai khi phạm sai lầm, biết tự đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Đồng thời cần có những buổi tuyên truyền, giáo dục hướng trẻ đến một lí tưởng. 

 

 

 

 

 

2
11 tháng 8 2021

còn cái nịt

20 tháng 10 2022

Hảo hán

1 tháng 9 2016

1. Giải thích: 

–  “Kẻ xấu”: là những kẻ có tâm địa độc ác.

–  “Lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.

–  “Người tốt”: người nhân hậu, không làm gì tổn hại người khác…

–  “Im lặng”: không hành động, phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.

–  “Sự im lặng của cả người tốt”: thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, lạnh lùng, vô cảm của những người vốn nhân hậu, không biết làm những hành động sai trái…. Đây cũng là một cách ứng xử tiêu cực

-> Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh.

2. Phân tích, chứng minh:

 

– Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì quyền con người.

– Câu nói nêu đúng thực trạng đau lòng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.

– Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người. Vì:

+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha…không chỉ làm tổn thương họ mà cũng làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất đoàn kết trong tập thể…

+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần, thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an, hoang mang trong xã hội.

+ Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trái pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xã hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xã hội.

– Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.

3.  Bài học về nhận thức và hành động: 

– Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.

– Rèn luyện cho mình lối sống tích cực, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm

22 tháng 4 2019

Để tạo ra cách nói có hàm ý còn tùy thuộc vào ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hoặc phối hợp nhiều cách thức với nhau

Lựa chọn ý D

9 tháng 6 2016

gợi ý

I. Mở Bài

Mỗi con người sinh ra trên thế gian này đã là một niềm hạnh phúc vĩ đại. Nhưng sinh ra để sống trong vô nghĩa thì cái diễm phúc lớn lao kia lại trở thành một thứ bi kịch chua xót. Ý nghĩa cuộc sống - điều làm nên hạnh phúc thực sự, để hạnh phúc tồn tại lâu bền nhất lại chỉ vang lên nhịp đập của nó khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình yêu thương. Dường như quy luật ấy đã trở thành muôn thưở và là chân lý của cuộc sống. Cũng bởi lẽ trên, đã có ý kiến cho rằng: "Tình thương là hạnh phúc của con người.

II. Thân Bài

Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng: ' Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''.

Đó cũng chính là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống. Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, ko vụ lợi,ko toan tính.

Có thể nói, tình thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được goi là niềm hạnh phúc.

Hạnh phúc là gì ? Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận dc hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì ko phải là 1 điều đơn giản.Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó ko chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao.

Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận dc 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành.Đối với nhìu người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.

'' Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương '' (Trịnh công Sơn)

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có 1 mối liên hệ ko thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương.Con người ko thể sống hạnh phúc mà ko có tình thương Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn.

Trong ''Những người khốn khổ'' (V.Huy-gô), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên 1 triết lí: ''Trong đời chỉ có 1 điều, ấy là yêu thương nhau''.

Ko chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ 1 bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn. có phải bạn đang vui...?!?.Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương 1 cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau dc san sẻ sẽ vơi nữa, còn hạnh phúc dc san sẻ sẽ nhân đôi.

Thomas Merton đã từng nhận xét: ''Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác - 1 tình yêu ko vị kỉ, ko đòi hỏi phải dc đền đáp''

Đúng vậy, được yêu thương là 1 hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là 1 hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phảu biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.''Cái đẹp cứu vớt thế giới''(Đốtx-tôi-ép-xki).

Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác.

III. Kết Bài

Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng:'' Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - bởi vì bạn chỉ có 1 lần sống duy nhất mà thôi!''Thế còn bạn thì sao? tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điều tương tự? mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống 1 cách đầy đủ nhất, tuyệt vời nhất, tròn vẹn nhất, bạn nhé...

9 tháng 6 2016

Bài làm tham khảo

“Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống… đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn,thử thách đó chính là tình yêu thương”. Sự ân cần, ấm áp cảu tình thương thật đẹp! Với tình thương đó,chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:” Tình thưong là hạnh phúc của con người”.

Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tình thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành cảu trái tim, nó vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì mà tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau.

Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con ngừoi luôn phải chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ” để giúp đỡ những người kém may mắn.Các bạn không quản khó khăn để mangcon chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa. Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, ngừoi cha, người ông, người bà, … đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội.

Thế nhưng tấm huy chưong nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.

Không những thế, cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiều người tình yêu thương vô bờ đối với mọi người xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ.Những người đó chỉ biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đến bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương để giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời.

Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi ngừoi. Vì như ta không những hạnh phúc đến cho mọi ngừơi, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người.

CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CỦA TNÚ VÀ VIỆT :

a. NHÂN VẬT TNÚ :

- Tnú là đứa con của làng Xôman, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ.

- Tnú rất gắn bó với cách mạng :

+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ cách mạng. 

+ Tnú bị giặc bắt khi làm liên lạc, bọn giặc đã khủng bố, tra khảo anh: "Cộng sản ở đâu". Tnú đã dõng dạc đặt tay lên bụng trả lời "Cộng sản ở đây này". Sau câu trả lời ấy lưng Tnú dọc ngang vết dao chém của giặc.

+ Khi trưởng thành: thay anh Quyết lãnh đạo phong trào cách mạng, bàn tay bị cụt đốt nhưng vẫn đi bộ đội, vẫn cầm súng đánh giặc...

+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng. 

- Tnú là một con người giàu tình cảm yêu thương: yêu thiết tha bản làng,  gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình; yêu thương vợ con tha thiết, ấp ôm một kỉ niệm đớn đau về cái chết của vơ con...

- Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại trong một không khí trang nghiêm của núi rừng. Lối kể như lối kể khan của người Tây Nguyên, lời kể đan xen lời trần thuật ở ngôi thứ ba như sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên và toát lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ .

b. NHÂN VẬT VIỆT :

- Là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ.

- Việt có nét riêng dễ mến lộc ngộc, vô tư của cậu con trai mới lớn,  nhưng sự trẻ con vô tư vẫn không ngăn cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mĩ. Ngược lại, chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm độc đáo. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng Việt trở thành một chiến sĩ giải phóng gan góc, có ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường :

+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.

+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba má.

+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.

+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.

- Việt là người rất giàu tình cảm, gắn bó với gia đình : hình ảnh những người thân trong gia đình lúc nào cũng ở trong tâm trí. Trong hoàn cảnh bi đát nhất, Việt luôn nghĩ về người thân để tìm điểm tựa cho tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để anh vượt qua khó khăn trở ngại.

- Nhân vật được khắc họa sống động, chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể truyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã trao ngòi bút của mình cho Việt để qua dòng hồi ức, Việt có thể tự viêt về mình bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng.

3. VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI CHỐNG MĨ :

- Đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc.

- Dù phải chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc nhưng ở họ luôn ngời sáng tinh thần chiến đấu, thủy chung với cách mạng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh, tình cảm, lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam qua các thế hệ .

4. ĐÁNH GIÁ :

- Hai nhân vât trong hai tác phẩm là đại diện tiêu biểu của con người Việt Nam trong thời chống Mĩ, tuy nhiên ở họ vẫn có những nét riêng góp phần thể hiện phong cách độc đáo của mỗi nhà văn :

+ Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu.

+  Việt đậm chất Nam Bộ ở ngôn ngữ, tính cách sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thời đại cách mạng. Qua nhân vật Việt, nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi gia đình.

⟹ Qua đây làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai sau .

    Chúc bn học tốt

Bài làm

Bạn vào đây để tham khảo nhé

Cảm nhận về hai nhân vật Việt và Tnú SGK Ngữ văn 12

# Chúc bạn học tốt #

13 tháng 5 2017

Hồn Trương Ba khi ngụ trong xác anh hàng thịt: Có những thay đổi rõ rệt.

– Không còn chăm chỉ – hết lòng yêu thương vợ con. Không con quan tâm đến chuyện của bà con hàng xóm.

– Vụng về, thô lỗ, phũ phàng.

– Con dâu: xót xa – ngỡ ngàng bởi không còn được thấy hình ảnh con người "hiền hậu, vui vẻ, tốt lanh như thầy của chúng con xưa kia".

=> Những thay đổi này người thân Trương Ba phải chứng kiến và chịu đựng. Chính Trương Ba cũng không còn nhận ra chính mình nữa, ông rất đau khổ nhưng sự thật không thể thay đổi, hình ảnh của ông mờ nhạt trong thể xác của hàng thịt. Đây là một sự thật về sự lấn át của xác đối với hồn. Cái tốt nếu không biết gìn giữ sẽ dần mai một rồi có ngày bị tận diệt. Lúc này, nỗi đau khổ của hồn Trương Ba tạm thời lắng xuống nhường chỗ cho một sự tính toán quan trọng. Sống là để xác chiến thắng ngĩa là tự đánh mất mình mà muốn giữ được linh hồn thì chỉ có cách ... Hồn đã đứng dậy trong xung khắc căng thẳng với xác và bình tình đi đến quyết định: Hồn Trương Ba thắp hương gọi Đế Thích.

22 tháng 10 2016

Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Người bạn hèn nhát là người sẽ đến bên ta khi ta thành công và bỏ mặc ta khi ta lâm vào nguy khó (khi ta thành công, có quá nhiều"bạn" chúng ta ko thể phân biệt rõ ràng được)
- Kẻ thù là người mà chúng ta luôn phòng bị và sẵn sàng chiến đấu với
=> Chúng ta luôn đề phòng kẻ thù vì trước mặt chúng ta, họ đã thể hiện rõ bản chất còn với những người bạn hèn nhát thì ko. Chúng ta ko những ko đề phòng mà luôn tin tưởng ở họ => Chúng ta dễ dàng gặp thất bại một khi những người bạn hèn nhát kia bán đứng chúng ta

22 tháng 10 2016

Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có hạnh phúc khác chăng nữa.Hãy mang lại hạnh phúc cho người khác, bạn sẽ hưởng hạnh phúc. Hãy mang lại sự bình an cho người khác bạn sẽ hưởng sự bình an. Mang lại sự đau khổ cho người khác, bạn sẽ nhận lại sự đau khổ.Đừng bao giờ thổ lộ hết với bạn bè vì có ngày họ có thể biến thành thù nên nhân đó sẽ hại anh. Cũng đừng bao giờ đối xử tàn tệ với kẻ thù đến độ họ không thể trở thành bạn anh vào một ngày nào đó.