K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

29 tháng 8 2017

Từ việc tìm hiểu trên, cần chú ý khi đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý:

  - Không sử dụng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.

  - Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm cho luận điểm trở nên nổi bật.

13 tháng 2 2019

Biểu cảm là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục.

một bài văn nghị luận hay phải có những tác động sâu sắc tới người đọc ở cả hai phương diện lý trí và tình cảm.

để bài văn nghị luận có sức biểu cảm người viết phải dùng nhiều hình ảnh biểu cảm và các từ câu cảm thán.

để bài văn nghị luận có sức biểu cảm người viết phải có được cảm xúc về nội dung nghị luận và biết diễn tả những cảm xúc đó qua các từ ngữ câu văn giọng văn có sức truyền cảm.

cảm xúc phải chân thật ( tránh sáo rỗng), các yếu tố biểu cảm không được tách rời hay lấn áp vai trò của nghị luận.

21 tháng 3 2018

Biểu cảm là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục.

một bài văn nghị luận hay phải có những tác động sâu sắc tới người đọc ở cả hai phương diện lý trí và tình cảm.

để bài văn nghị luận có sức biểu cảm người viết phải có được cảm xúc về nội dung nghị luận và biết diễn tả những cảm xúc đó qua các từ ngữ câu văn giọng văn có sức truyền cảm.

cảm xúc phải chân thật ( tránh sáo rỗng), các yếu tố biểu cảm không được tách rời hay lấn áp vai trò của nghị luận.

4 tháng 5 2021

Viết về vai trò của sách trong đời sống thì là nghị luận xã hội rồi :v nên là dùng biểu cảm,tự sự miêu tả cũng được,nhưng chủ yếu là nêu vai trò thôi,đừng nên đi sâu quá vào 3 cái yếu tố này làm gì

1. Đọc kỹ các ví dụ 1 SGK trang70. Xác định kiểu văn bản, những từ ngữ biểu cảm và những câu cảm thán biểu lộ tình cảm của tác giả. Nêu tác dụng của những yếu tố đó trong văn bản. 2. Đối chiếu cột số 1 và 2 ở bảng SGK trang 96, so sánh cách diễn đạt nào hay hơn, giải thích vì sao (chú ý các từ ngữ, câu in nghiêng). Từ ví dụ, khái quát được vai trò của các yếu tố biểu cảm...
Đọc tiếp

1. Đọc kỹ các ví dụ 1 SGK trang70. Xác định kiểu văn bản, những từ ngữ biểu cảm và những câu cảm thán biểu lộ tình cảm của tác giả. Nêu tác dụng của những yếu tố đó trong văn bản.

2. Đối chiếu cột số 1 và 2 ở bảng SGK trang 96, so sánh cách diễn đạt nào hay hơn, giải thích vì sao (chú ý các từ ngữ, câu in nghiêng). Từ ví dụ, khái quát được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

3. Theo em, xuất phát từ những tình cảm nào và cách diễn tả tình cảm đó như thế nào mà Bác đã viết nên Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có tác động mạnh mẽ, thuyết phục người đọc đến như vậy? Từ đó, hãy khái quát được những yêu cầu khi đưa các yếu tố biểu cảm vào trong văn bản nghị luận để có hiệu quả.

4. Tìm hiểu và dự kiến cách làm bài tập luyện tập SGK trang 97, 98.

5. Hoàn tất thực hành bài tập viết đoạn văn (bài tập (3b) SGK trang 82). Viết đoạn văn ngắn (khoảng10 dòng) trình bày luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. (có lồng ghép thêm một số yếu tố biểu cảm vào bài).

0