Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trái Đất gồm 3 lớp: Nhân, Man-ti và vỏ Trái Đất.
- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất:
+ Lớp vỏ Trái Đất: dày 5 - 70 km ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000oC.
+ Lớp Manti: dày gần 3 000 km, trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ khoảng từ 1 500oC đến 3700oC.
+ Lớp nhân: dày trên 3 000 km, trạng thái vật chất tồn tại từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 5 000oC.
– Sự khác nhau ở hai hình là tới năm 2005 xuất hiện hiện tượng băng tuyết tan
– Biểu hiện cùng biểu đổi khí hậu trên Trái đất: nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên, biến động trong chế độ mưa, lượng mưa, gia tăng tốc độ tan băng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt, hạn hán,… mực nước biển dâng cao, dẫn đến số lượng các loài sinh vật suy giảm, các hệ sinh tháo và hoạt động của con người bị ảnh hưởng
- Tác động tích cực:
+ Tạo ra những hệ sinh thái nhân tạo tươi đẹp: công viên, vườn hoa, khu nghỉ dưỡng sinh thái,...
+ Bảo vệ môi trường, khắc phục các sự cố môi trường, phòng chống thiên tai,...
- Tác động tiêu cực:
+ Thông qua các hoạt động kinh tế làm biến đổi sâu sắc môi trường đất, nước, không khí, sinh vật,...
+ Khai thác tự nhiên quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,...
Vòng tuần hoàn lớn của nước:
– Nước từ các mạch nước ngầm, hồ, đại dương dưới tác động của nhiệt độ bốc hơi lên cao nhiều dần tụ thành các đám mây
– Mây được gió đưa vào sâu lục địa: ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa
– Một phần mưa bay hơi ngay và trở lại khí quyển, phần còn lại rơi xuống biển trở thành nước mặt hoặc ngấm vào đất thành nước ngầm, ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết
– Nước ngấm và đọng lại về lại biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi,…
- Một số biện pháp để phòng tránh thiên tai
+ Tăng cường trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
+ Sử dụng nước và thực phẩm hợp lí, tiết kiệm.
+ Theo dõi thông tin thiên tai, khắc phục sự cố.
+ Vệ sinh môi trường nơi ở, giúp đỡ người khác,...
- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên, đi xe công cộng đến trường.,... giúp đỡ, khắc phục sự cố sau thiên tai.
TK :
- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên và núi.
- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất (trên 500m so với mực nước biển), gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Sự khác nhau của các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng và đồi.
Dạng địa hình | Độ cao | Hình thái |
Núi | Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên. | Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc. |
Đồi | Không quá 200m so với vùng đất xung quanh. | Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải. |
Cao nguyên | Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. | Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách. |
Đồng bằng | Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. | Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. |
Các đại dương trên thế giới bao gồm:
- Thái Bình Dương;
- Đại Tây Dương;
- Ấn Độ Dương;
- Bắc Băng Dương.
Vào ngày 8/6/2021 trùng với ngày Đại dương thế giới, Hiệp hội Địa lí Quốc gia Mỹ (National Geographic Society) đã công nhận đại dương thứ 5 (Nam Đại Dương).
Tích cực:
– Trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống
– Khai thác, chăm bón, cày cấy đào xới cho đất tơi xốp
– Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đất, kiểm soát hoạt động khai thác đất đai sao cho hiệu quả
Tiêu cực:
– Dân số ngày càng tăng nhanh, rác thải sinh hoạt và vấn đề canh tác cũng trở thành gánh nặng.
– Con người khai thác khoáng sản nhiều, thải nhiều rác ra môi trường, khiến cho đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.
– Lạm dụng nguồn tài nguyên đất và tác động xấu đến đất như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
– Nhiều nơi khai thác rừng tràn lan khiến đất đai đồi núi xói mòn, thoái hóa
– Kể tên những nơi có băng hà như: Nam cực, Bắc cực, các dãy núi vùng ôn đới và các đảo ở vùng vĩ độ cao, ở các dãy núi cao giữa hai vĩ tuyến 35 độ Bắc và Nam
– Tỉ lệ băng hà trong tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất chiếm tới 68,9%
– Nêu tầm quan trọng của băng hà:
+ Là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở miền ôn đới hay các con sông bắt nguồn từ núi cao
+ Là nguồn dự trữ, cung cấp nước ngọt và nguồn thủy năng
Các bộ phận chính của một dòng sông:
- Sông chính: dẫn nước.
- Phụ lưu: những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông.
- Chi lưu: dòng chảy tách ra từ dòng sông chính.
- Cửa sông: giáp với biển.