Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam
- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:
+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...
+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...
+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...
+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...
+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.
- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:
+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.
+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…
+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…
Tham khảo!
Đặc điểm dân cư Trung Quốc
- Quy mô dân số: là nước đông dân nhất thế giới. Năm 2020, số dân Trung Quốc là hơn 1,4 tỉ người, chiếm hơn 18% số dân thế giới.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: đang có chiều hướng giảm dần nên số dân tăng thêm hằng năm cũng giảm dần.
- Cơ cấu dân số:
+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.
+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.
- Thành phần dân cư: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc (hơn 56 dân tộc)
+ Người Hán chiếm hơn 90% dân số.
+ Các dân tộc khác (người Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ,...) sống tập trung tại các khu tự trị ở vùng núi và biên giới.
- Mật độ dân số: mật độ dân số khá cao (khoảng 150 người/km2 năm 2020), song phân bố rất không đều.
+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía đông (khoảng 90% dân cư);
+ Khu vực phía tây dân cư thưa thớt.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61,0% năm 2020).
+ Có nhiều thành phố quy mô dân số trên 10 triệu người như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,...
+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.
+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)
+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.
+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.
Tham khảo!
- Tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:
+ Phong tục tập quán độc đáo và các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch của Nhật Bản.
+ Người dân Nhật Bản chăm chỉ, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp cho nước này là một trong những quốc gia dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ.
+ Ý chí vươn lên của người Nhật đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.
+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.
+ Có nhiều đóng góp cho nhân loại ở nhiều lĩnh vực và nhiều di sản thế giới nổi tiếng được UNESCO ghi danh (Vạn Lí Trường Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng,…)
+ Rất chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt trên 96% năm 2020. Có nhiều chính sách để đào tạo nguồn lao động có sức khỏe và trình độ cao.
+ Quá trình xây dựng nông thôn mới cùng các chính sách công nghiệp hóa nông thôn đạt được nhiều thành tựu to lớn.
+ Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, HDI thuộc nhóm cao (đạt 0,764 năm 2020).
- Tác động
+ Nền văn hóa đa dạng và các di sản là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, nguồn thu ngoại tệ lớn.
+ Công nghiệp hóa nông thôn làm thay đổi bộ mặt làng xã, góp phần phong phú thị trường hàng hóa và dân sống ở đô thị ngày càng tăng.
+ Giáo dục được chú trọng góp phần nâng cao dân trí người dân và trình độ kĩ thuật của người lao động, coi trọng chất xám phát huy tối đa tài năng của đất nước để phát triển kinh tế và xã hội.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, năm 2020 là 1,43 tỉ người (chiếm 18% dân số thế giới).
+ Cơ cấu dân số: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 18%, nhóm từ 15-64 tuổi chiếm 69%, nhóm trên 65 tuổi chiếm 13%.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh.
+ Mật độ dân số trung bình khoảng 150 người /km2, dân cư phân bố chênh lệch, tập trung ở miền Đông - thưa thớt ở miền Tây.
+ Đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, có nhiều đô thị đông dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,…)
+ Có 56 dân tộc, người Hán đông nhất (gần 92%).
- Tác động
+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.
+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)
+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.
+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.
Tham khảo!
- Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội
+ Nền văn hóa đa dạng, đặc sắc… tạo điều kiện để phát triển du lịch.
+ Xã hội còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: tình trạng bất bình đẳng xã hội, nghèo đói còn nặng nề, tỉ lệ thất nghiệp còn cao. Các vấn đề đó là cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở đất nước này.
Tham khảo!
- Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới sự phát triển kinh tế - xã hội Liên Bang Nga:
+ Sự đa dạng về dân tộc, sắc tộc đã tạo nên một nền văn hóa Nga đa dạng, độc đáo.
+ Nước Nga có nền văn hóa lớn, phát triển lâu đời, có nhiều đóng góp cho văn hóa nhân loại là tài nguyên du lịch văn hóa để phát triển du lịch thu hút khách du lịch, tham quan, tìm hiểu.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện là tiền đề cho sự yên ổn xã hội, chính trị và phát triển kinh tế.
+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao cùng nền tảng khoa học - công nghệ lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho Nga phát triển kinh tế với nguồn lao động chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Nga đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực, nhiều vấn đề xã hội phức tạp…
Tham khảo!
Đặc điểm xã hội
+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.
+ Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...
+ Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều. Xingapo, Brunây là những nước có mức sống cao nhất trong khu vực.
+ Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.
Tham khảo:
Đặc điểm dân cư và xã hội
♦ Đặc điểm dân cư:
- Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).
+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.
- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:
+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).
+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
- Cơ cấu dân số:
+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.
+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).
+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.
♦ Đặc điểm xã hội:
- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.
- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.
- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).
- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.
Tham khảo!
- Các đặc điểm xã hội của Trung Quốc:
+ Là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú.
+ Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.
+ Chú trọng giáo dục, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nguồn nhân lực dồi dào ngày càng có chất lượng.
+ Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được đẩy mạnh
+ Công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch.
- Tác động của đặc điểm chú trọng giáo dục tới phát triển kinh tế - xã hội:
+ Tiền đề cơ bản để xây dựng xã hội ổn định, thịnh vượng, là vũ khí trong quản lí xã hội và phát triển đất nước.
+ Chất lượng nguồn lao động dần được cải thiện, cho phép đào tạo nhiều hơn công nhân có chuyên môn và tay nghề để đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế.
+ Việc cung cấp lực lượng lao động có đào tạo đã giúp thúc đẩy tăng trưởng.
+ Giáo dục ở Trung Quốc không chỉ là một ngành kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư công và tư nhân, đó còn là nhân tố then chốt cho động lực phát triển nền kinh tế nước này.