Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Diễn biến của khởi nghĩa Phùng Hưng:
+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
+ Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc kháng chiến.
– Nguyên nhân: Nhà Ngô cai trị nước ta, áp đặt nhiều thứ thuế, bắt thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc
=> Mâu thuẫn người Việt với chính quyền xảy ra ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh tự chủ diễn ra trong đó có cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo.
– Những nét chính của cuộc khởi nghĩa:
+ Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
+ Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
+ Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
+ Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
– Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
+ Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại.
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn
+ Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.
– Nguyên nhân: Nhà Đường cai trị hà khắc, áp đặt thuế khóa, lao dịch nặng nề => Cuộc khởi nghĩa nổ ra
– Diễn biến:
+ Từ Hoan Châu, khởi nghĩa lan rộng ra khắp các châu, huyện
+ Nhân dân khắp nơi hưởng ứng kể cả Champa, Chân Lạp,…tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.
+ Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.
+ Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô. => Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 – 722).
+ Năm 722, nhà Đường đem quân 10 vạn quân sang đàn áp.
Kết quả: Khởi nghĩa bị dập tắt.
Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ IV:
+ Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
+ Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
+ Âm nhạc và múa phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc
+ Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...
+ Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày này (di tích Thánh địa Mỹ Sơn).
Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang:
+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm.
+ Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.
+ Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình…
+ Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).
+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:
– Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.
– Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.
– Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.
– Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi
– Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.
Tham khảo:
Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)
Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân.
– Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân như: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43), Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542-603), khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( năm 713-722), khởi nghĩa Phùng Hưng ( năm 776-791).Kết quả của các cuộc khởi nghĩa: đều thất bại.
– Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta vô cùng bền bỉ, các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục, thể hiện truyền thống yếu nước, đấu tranh chống ngoại xâm để giành quyền độc lập, tự chủ.
– Cuộc khởi nghĩa mà em ấn tượng nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Bởi vì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên, đặc biệt nó thể hiện vai trò của người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước.