Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Sự tài tình của Vua Quang Trung được thể hiện rất rõ qua các cuộc chiến, trong đó tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, ông đã chỉ huy quân dân tấn công vào đêm 30 tết,tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã có rất nhiều con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang tên ông như Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Quảng Nam),….hay đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), phố Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội),….Bảo tàng Quang Trung (Bình Định),….
Tham khảo: Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896)
- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.
- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.
- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.
- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.
Tham khảo
Charles Robert Darwin (1809 – 1882) - một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh, là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã phát hiện ý nghĩa cảu chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lí giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.
Năm 1545, giữa lúc cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã trao lại toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (người con thứ của Nguyễn Kim) được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất nước. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, hay còn gọi là Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” và Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc, hay còn gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
Tham khảo
Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
- Hình ảnh:
Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin
- Một số câu nói nổi tiếng:
+ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
+ “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”
+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”
+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
(*) Bài giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) thời thơ ấu và thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.
Hồ Chí Minh sinh trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở Trường Quốc học Huế. Người vào dạy học ở Trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở
Phan Thiết (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) một thời gian ngắn rồi vào Sài Gòn ; đến đầu tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1918, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị hoà bình họp ở Véc-xai (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp. Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Từ năm 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Hồng Kông). Đầu năm 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Từ năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp cách mạng.
(*) Bài học từ nhân vật:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.
- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.
- …
(*) Tham khảo: Giới thiệu về máy kéo sợi Gien-ni
Trong những năm 1750, các nhà máy dệt may không để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến cuối năm 1764, kĩ sư Giêm Ha-gri-vơ đã phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh quan trọng giúp cho sản lượng nguyên liệu ngành dệt may tại châu Âu tăng lên nhanh chóng. Phát minh này giúp nguồn cung sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, nó cũng giúp giá vải giảm xuống và người tiêu dùng có thể mua vải dễ dàng hơn. Máy kéo sợi Gien-ni mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may Anh quốc lúc bấy giờ.
Tham khảo
* Lịch sử ra đời ngày Quốc tế lao Lao động 1/5
+ Năm 1886, tại thành phố Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký.
+ Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân tại thành phố Chicagô. Tuy các cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng có hơn 5 vạn công nhân được hưởng quyền làm việc 8 giờ/ ngày.
+ Ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế thứ hai đã quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước.
* Liên hệ với Việt Nam: Ngày kỉ niệm Quốc tế Lao động được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 1/5/1930.
(*) Thông tin tham khảo:
- Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó:
+ Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng.
+ Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng.
+ Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.
- Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1879)
Tham khảo
Lựa chọn: Tiểu sử của G. Oa-sinh-tơn
G. Oa-sinh-tơn sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 trong một gia đình điển chủ khá giả tại bang Viếc-gi-ni-a. Năm 1759, G. Oa-sinh-tơn được bầu vào Nghị viện bang Viếc-gi-ni-a và ông kiên trì phản đối sự đánh thuế bất công của người Anh. Khi chiến tranh giữa đế quốc Anh và 13 thuộc địa nổ ra, G. Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của lực lượng quân đội thuộc địa. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân 13 thuộc địa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành được nền độc lập.
Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông phải đối mặt với thách thức gắn kết các bang riêng rẽ thành một quốc gia mới, và thành lập một chính phủ cho quốc gia này. Năm 1792, ông tái đắc cử nhiệm kì Tổng thống lần thứ hai. Trong nhiệm kì này, G. Oa-sinh-tơn đã duy trì được lập trường trung lập của Hoa Kỳ khi chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra năm 1793. Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Anh.
G. Oa-sinh-tơn cuối cùng cũng từ giã chính trường vào năm 1797 và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1799.
Tham khảo
G. Oa-sinh-tơn sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 trong một gia đình điển chủ khá giả tại bang Viếc-gi-ni-a. Năm 1759, G. Oa-sinh-tơn được bầu vào Nghị viện bang Viếc-gi-ni-a và ông kiên trì phản đối sự đánh thuế bất công của người Anh. Khi chiến tranh giữa đế quốc Anh và 13 thuộc địa nổ ra, G. Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của lực lượng quân đội thuộc địa. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân 13 thuộc địa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành được nền độc lập.
Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông phải đối mặt với thách thức gắn kết các bang riêng rẽ thành một quốc gia mới, và thành lập một chính phủ cho quốc gia này. Năm 1792, ông tái đắc cử nhiệm kì Tổng thống lần thứ hai. Trong nhiệm kì này, G. Oa-sinh-tơn đã duy trì được lập trường trung lập của Hoa Kỳ khi chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra năm 1793. Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Anh.
G. Oa-sinh-tơn cuối cùng cũng từ giã chính trường vào năm 1797 và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1799.