Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
~~~Learn Well Thạch Anh Minh~~~
* Đây là Trâm trích từ đề tham khảo ôn luyện học sinh giỏi Ngữ Văn 7.
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
– Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
– Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
– Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài:
Thơ ca dân gian là cây đàn muôn điệu, diễn tả tất cả các cung bậc tình cảm của con người. Có ý kiến đã nhận xét rằng: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.” Đó là một nhận xét hoàn toàn chính xác
b) Thân bài:
* Thơ ca dân gian là là những câu tục ngữ, ca dao, dân ca diễn tả những cung bậc tình cảm khác nhau của người dân lao động. Rất tự nhiên, tâm hồn tình cam của con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình, tình yêu thương đối với những người thân yêu, ruột thịt của mỗi người. Đã có rất nhiều bài ca dao ca ngợi tình cảm gia đình gần gũi, thiêng liêng ấy:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao đã ca ngợi công ơn trời biển của cha mẹ với con cái và nhắc nhở mỗi người con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình. Bên cạnh đó ca dao còn diễn tả thật sâu sắc tình cảm của con cái với cha mẹ:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Bài ca dao là lời của người con gái lấy chồng xa quê nhớ về quê mẹ. Mỗi buổi chiều cô lại ra nơi ngõ sau, ít người qua lại ngóng trông về quê mẹ mà trong lòng dâng tràn bao cảm xúc buồn tủi cô đơn, nhớ thương cha mẹ lúc tuổi già không người chăm sóc. Hay còn là tình anh em gắn bó keo sơn:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Ca dao dân ca còn là nơi để người dân lao động bày tỏ tình yêu với quê hương đất nước. Tình yêu ấy chính là niềm tự hào về cảnh sắc quê hương mình:
“ Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bài ca dao cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thưở trước. Với làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc rậm rạp, lá sum sê đang “la đà”, với tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà tàn canh báo sáng từ làng Thọ Xương vọng tới. Mặt Hồ Tây sương khói mịt mờ, huyền ảo và tĩnh lặng, tiếng chày làng Yên Thái làm giấy vang lên dồn dập. Tất cả đã diễn tả được một cuộc sống êm đềm, yên bình, nơi thành Thăng Long xưa.
Nếu như bài ca dao trên ca ngợi cảnh đẹp nơi kinh kì Thăng Long xưa thì bài ca dao sau lại ca ngợi vẻ đẹp ở một vùng quê yên ả thanh bình với cánh đồng lúa mênh mông bát ngát và tâm trạng phấn chấn niềm vui của người con gái đi thăm đồng:
“ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
Bên cạnh đó ca dao còn diễn tả tình cảm gắn bó tha thiết của người dân lao động với quê hương mình:
“ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi con người. Khi xa quê ai cũng nhớ về quê hương mình với những nét đặc trưng nhất. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao trên đã nhớ về những món ăn giản dị của quê hương: « canh rau muống, cà dầm tương », nhớ đến những người thân yêu nhất trong gia đình: người mẹ già, người vơi hiền tần tảo sớm hôm, dãi nắng dầm sương bên cánh đồng làng.
Hơn thế nữa ca dao còn thể hiện niềm tự hào về lịch sử anh hùng của đất nước:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Hay còn là lời khuyên con cháu phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Nói tóm lại, ca dao là tiếng nói tình cảm của người Việt. Đến với ca dao ta cảm nhận được tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, tình yêu quê hương đất nước mặn mà đằm thắm. Ca dao đã bồi đắp thêm cho tâm hồn mỗi con người tình cảm với gia đình, với quê hương đất nước, nhắc nhở con người biết sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương đất nước.
1.MB:Lời dẫn dắt
Nêu ý kiến
2.TB
Luận điểm 1:Ca dao gợi vẻ đẹp thiên nhiên
Luận điểm 2:Ca dao gợi vẻ đẹp quê hương
Luận điểm 3:Ca dao gợi vẻ đẹp đất nước
Dẫn chứng
-Đất nước VN có vẻ đẹp bình dị với những nét thanh mảnh uyển chuyển:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
-Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô.....
3.KB:khẳng định lời nhận xét đúng đắn về ca dao
nh yêu thiên nhiên, trong đó có tình yêu cái đẹp của thiên nhiên, phong cảnh là một nét nổi bật trong tính cách người Việt. Qua ca dao chúng ta thấy đối với người dân quê, cảnh đẹp là cảnh có núi có sông, có sơn có thủy , sơn thủy hài hòa, núi sông uốn lượn mềm mại, cảnh vật luân chuyển, hoạt động, tràn đầy sinh khí và sức sống nhưng cũng đầy tình tứ, gắn bó tương thông với con người. Cảnh đẹp ấy bên cạnh hình dáng uyển chuyển và tươi tắn, hữu tình, còn là tượng trưng của ấm no, hạnh phúc. Trong thẩm mỹ của người dân quê, cái đẹp và cái có ích không loại bỏ nhau mà gắn chặt với nhau.
Rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên là một bộ phận trong kinh nghiệm thẩm mỹ của con người. Tìm hiểu những rung động ấy qua ca dao truyền thống cũng là một cách tiếp cận bản sắc văn hóa của người Việt.
Mỗi dân tộc tồn tại đều có diện mạo riêng của mình. Diện mạo ấy thường bộc lộ rõ rệt nhất trong văn hóa, tức là trong cách sinh hoạt, cách ứng xử của con người trong quan hệ với chính mình, với tự nhiên và với xã hội. “Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình”(Hà Văn Tấn) (1). Trong diện mạo ấy có những nét độc đáo, chỉ riêng dân tộc có, nhưng cũng có những nét giống hoặc gần gũi với các dân tộc khác. Nghiên cứu diện mạo hay bản sắc văn hóa dân tộc trước hết không phải đi tìm cho được nét khác biệt của dân tộc mình với dân tộc khác, vì điều này đòi hỏi sự hiểu biết rất lớn, mà chính là nhận diện cho được chân dung văn hóa của dân tộc mình, xác định cho được những nét nổi bật đã tạo nên diện mạo văn hóa của dân tộc.
Bản sắc văn hóa của dân tộc được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó có thị hiếu thẩm mỹ, quan niệm về cái đẹp. Sáng tác dân gian là một căn cứ đáng tin cậy, dựa vào đó có thể nhận ra phần nào đặc điểm ý thức thẩm mỹ của người Việt. Tìm hiểu cái đẹp trong ca dao là một cách tiếp cận, một con đường nhằm đến mục tiêu nhận thức đầy đủ hơn tính cách của người Việt và xa hơn là diện mạo của văn hóa dân tộc.
Trong ca dao truyền thống, chúng ta bắt gặp rất nhiều câu có chữ “Đẹp”:
Mặn nồng một vẻ thiên nhiên
Đất ta cảnh đẹp càng nhìn càng say. (2)
* *
*
Gia Lâm có đất Cổ Bi
Muôn đời cảnh đẹp còn ghi rành rành.
* *
*
Tương truyền đây đất đế kinh
Bao nhiêu cảnh đẹp lừng danh trong ngoài.
* *
*
Chẳng vui cũng thể hội Thầy
Chẳng đẹp cũng thể Hồ Tây xứ Đoài.
* *
*
Giao Tự lắm bãi nhiều doi
Lắm con gái đẹp nhiều nơi phải lòng.
* *
*
Nhất đẹp con gái Bù Nâu
Cứng cỏi Đanh Xá, cơ cầu Quyển Sơn.
* *
*
Gái Dự Quần đẹp như hoa lí
Trai thanh tân có ý mà theo.
Nếu coi chữ “Đẹp” đồng nghĩa với chữ “Xinh” thì số lượng những câu ca dao dạng này còn tăng lên rất lớn:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
* *
*
Nhất quế nhị lan
Nhất xinh, nhất lịch khôn ngoan trăm chiều.
* *
*
Gặp em thấy khéo miệng cười
Thấy xinh con mắt, thấy tươi má hồng.
Có thể nói cái Đẹp là một cảm hứng lớn trong thơ ca trữ tình dân gian người Việt. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả không làm thui chột cảm xúc thẩm mỹ của người dân quê, không làm mất đi những rung động về vẻ đẹp của cảnh vật và con người bắt gặp hằng ngày. Rung động ấy có khi bột phát thành tiếng kêu vui:
Do Xuyên đẹp lắm ai ơi
Có về chỗ đó cho tôi về cùng.
Nhưng nhiều khi chỉ thể hiện trong cái nhìn trìu mến, yêu thương với cảnh vật:
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
* *
*
Nhác trông phong cảnh vui thay
Báo Bồng có phải chốn này hay không.
Trong hoàn cảnh đất nước nông nghiệp lạc hậu, thiên tai đe dọa, làm không đủ ăn, đói no thất thường, đời sống lao động một nắng hai sương, giữ cho được cái nhìn yêu đời và những rung động vô tư như vậy quả thật đáng quý. Đó phải chăng cũng là một nét tính cách của người Việt? Phải chăng tình yêu cái đẹp ấy là một trong những cội nguồn của sự mến mộ văn chương của người Việt, nhất là đối với thơ ca, sự mến mộ mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thì gọi là “bệnh yêu thơ” không chữa được, còn Ngô Thì Sĩ thì gọi là bệnh “nghiện thơ” và chính điều đó đã làm cho nước ta thành “một nước thơ” như lời Ngô Thì Nhậm nói khi bàn thơ với Phan Huy Ích (3). Phải chăng tình yêu cái đẹp ấy có khi đã dẫn đến việc tạo ra nét “văn chương phù hoa” trong tính cách người Việt, như nhận xét của Đào Duy Anh?(4).
Trong ca dao, những cảm xúc về cái đẹp bắt nguồn trước hết từ bức tranh thiên nhiên và phong cảnh. Có rất nhiều câu chữ “Đẹp” đi liền với “Cảnh”:
Vọng Phu cảnh đẹp núi Nhồi
Có người chinh phụ phương trời đăm đăm.
* *
*
Đường nào vui bằng đường Thượng Tứ
Cảnh mô đẹp bằng núi Ngự, sông Hương.
Cảnh ở đây có thể là cảnh thiên nhiên như hòn Vọng Phu, núi Nhồi, như sông Hương núi Ngự, nhưng cũng có thể là cánh đồng, làng quê, bến nước, con đò, tức là cảnh ở đó tự nhiên và con người gắn với nhau thân thiết, gần gũi:
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
* *
*
Đại Hoàng phong cảnh hữu tình
Của nhiều, đất rộng, gái xinh trai tài.
Cảnh hay phong cảnh đi vào ca dao phổ biến nhất trong bốn trường hợp. Thứ nhất là trong những câu mở đầu (5):
Nước sông Gianh vừa trong vừa mát
Truông Quảng Bình nhỏ cát dễ đi.
Dang tay ngứt đọt từ bi
Cho lòng bên nớ bên ni kết nguyền.
hay:
Trăng lên đỉnh núi trăng mờ
Mình yêu ta thực hay là ghét chơi ?
Thứ hai là trong những câu kể chuyện tâm tình, ở đó cảnh là môi trường gặp gỡ, là nơi tình tự, chờ đợi, nhớ nhung, nơi diễn ra câu chuyện yêu đương:
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu
* *
*
Đêm khuya trăng lệch trời trong
Muốn trao duyên với bạn sợ lòng mẹ cha
Thứ ba, trong những câu ca giới thiệu về quê hương xứ sở:
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương…
* *
*
Dạo xem phong cảnh trời mây
Lô, Đà, Tam Đảo cũng quay đầu về.
Thứ tư, cảnh như đối tượng của sự thưởng thức thẩm mỹ:
Gió đưa, đưa lướt chòm thông
Gió bay thông cỗi như lồng bóng ngân
Suối trong leo lẻo trên ngàn
Kìa con chim Phượng soi làm suối trong.
hay:
Ai đi qua phố khoa Trường
Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh
Dòng sông uốn khúc chảy quanh
Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi.
Rõ ràng trong trường hợp thứ tư này, thiên nhiên và cảnh vật hiện ra không phải như những đối tượng sở chỉ(reference), ám chỉ hay đưa đẩy, mà là đối tượng của sự chiêm ngưỡng thuần túy. Điều này rất đáng chú ý, nó chứng tỏ ca dao truyền thống không chỉ chứa đựng tâm tư và kinh nghiệm sống ủa người dân quê mà còn thể hiện những rung động thẩm mỹ, tình yêu của họ với cái đẹp của thiên nhiên và cảnh vật xung quanh.
Đặc điểm cơ bản của cảm xúc thẩm mỹ là tính vô tư. Đứng trước một cảnh vật người ta có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, nhưng chỉ khi nào cảm xúc thoát khỏi những quan tâm về ý nghĩa hay giá trị thực tế của đối tượng và chỉ tập trung vào hình dáng, màu sắc và sự chuyển động của nó thì cảm xúc đó mới được coi là cảm xúc thẩm mỹ. Trong ca dao chúng ta bắt gặp rất nhiều lần những rung động thẩm mỹ như vậy:
Chiều chiều ra đứng gốc cây
Trong chim bay liệng, trông mây ngang trời
Trông xa xa tít xa vời
Những non cùng nước, những đồi cùng cây.
* *
*
Trời xanh dưới nước cũng xanh
Trên non gió thổi dưới gành sóng xao.
Có điều cần lưu ý là trong ca dao như đã nói ở trên, đối tượng gây nên cảm xúc thẩm mỹ không chì là thiên nhiên mà nhiều khi còn là những cảnh vật do con người tạo nên, gắn bó với đời sống của họ:
Mênh mông biển lúa xanh rờn
Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau
Một vùng phong cảnh trước sau
Bức tranh thiên cổ đượm màu giang san.
* *
*
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Cuộc sống của người nông dân vốn gắn chặt với thiên nhiên, vì vậy vẻ đẹp của thiên nhiên cũng gắn chặt với sinh hoạt của con người. Cái đẹp của phong cảnh có khi là vẻ đẹp của núi, sông, suối khe thuần túy, nhưng nhiều khi là cánh đồng, là bến sông, là con đường người qua lại đông vui. Trong ý thức của người nông dân, cảm xúc thẩm mỹ không phải lúc nào cũng tồn tại độc lập mà thường pha trộn, xen lẫn với những cảm xúc khác, nhất là cảm xúc về cái có ích. Điều này phản ánh rất rõ trong những câu ca dao có chữ “Đẹp” liên quan đến phong cảnh:
Đường về Đông Việt loanh quanh
Đồng xanh làng đẹp như tranh họa đồ.
Vẻ đẹp của quê hương ở đây gắn với cánh đồng lúa xanh hứa hẹn một mùa gặt no ấm, tức là gắn với cảm giác về sự sung túc, với cái có ích.
Sự pha trộn giữa cảm xúc thẩm mỹ và cảm giác về cái có lợi bộc lộ đặc biệt rõ rệt trong những câu thơ về con sông ở làng quê. Một mặt người dân quê rất yêu mến vẻ đẹp của dòng sông với hình dáng uốn cong mềm mại của nó:
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng…
Hỡi cô thắt bao lưng xanh
Có về Vạn Phúc với anh thì về
Vạn Phúc có cội bờ đề
Có sông uốn khúc có nghề quay tơ.
Trong thị hiếu thẩm mỹ của người Việt, đường cong uyển chuyển này in dấu rất đậm nét:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…
Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng uốn khúc chảy quanh
Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
Mặt khác, vẻ đẹp của con sông có được không chỉ do hình dáng của nó mà còn nhờ chỗ nó có giá trị “tắm mát”.
Làng Chợ đẹp lắm ai ơi
Sông sâu tắm mát trên đồi nương ngô
Vùng Bưởi có lịch, có lề
Có sông tắm mát có nghề seo can
Cô kia thắt bao lưng xanh
Có về Yên Mĩ với anh thì về
Yên Mĩ anh có nhiều tre
Có sông tắm mát có nghề trồng ngô.
Long tự hào của người dân quê về vẻ đẹp của con sông với những đường nét uốn lượn tự nhiên cùng với công dụng tắm mát của nó cũng tương tự như lời khen ngợi cô thôn nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết:
Thấy em đẹp nói đẹp cười
Đẹp người đẹp nết, lại tươi răng vàng
Nhất đẹp là gái làng Cầu
Khéo ăn khéo mặc, khéo hầu mẹ cha.
Thẩm mỹ của người Việt xưa là vậy. Cái đẹp vừa có tính độc lập nhưng cũng vừa gắn với cái Lợi, cái Đức. Con sông uốn khúc cũng đẹp, sông tắm mát cũng đẹp, cả hai đều đẹp. Người có làn da trắng cũng đẹp, người nết na cũng đẹp, cả hai đều được khen là Đẹp. Cái đẹp vừa có cái riêng (như là phẩm chất về hình thức) vừa có cái chung (như tổng hợp của cả hình thức và ý nghĩa) – đó là quan niệm về cái đẹp rất phổ biến trong ca dao truyền thống và có lẽ cũng cả trong dân gian nói chung.
Bức tranh thiên nhiên và phong cảnh làng quê là cội nguồn của những rung động thẩm mỹ trong ca dao. Khảo sát sự lắp đi lắp lại của những cảnh vật trực tiếp khơi dậy những cảm xúc ấy, chúng ta thấy có những điểm đáng chú ý sau đây.
Vẻ đẹp của cảnh núi – sông. Trong ca dao, “nước”, “non”, “sông”, “núi” là những từ có tần số xuất hiện rất cao. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì nước ta có địa hình phức tạp, nhiều núi, nhiều sông, núi và sông gắn chặt với đời sống con người, nên núi sông đi vào ca dao nhiều cũng không có gì đặc biệt. Đáng chú ý là ở chỗ, trong nhiều câu ca dao, núi – sông thường đi liền với nhau, tạo nên một phong cảnh gợi cảm xúc thẩm mỹ:
Sông Tuần một dãy nông sờ
Hàm Rồng một dãy lờ mờ núi cao
Vui thay núi thẳm nông sâu
Thuyền đi hai dãy như sao hôm rằm
* *
*
Đường mô vui bằng đường Thượng Tứ
Cảnh mô đẹp bằng cảnh núi Ngự, sông Hương
Có rất nhiều câu ca dao trong đó núi – sông đi với nhau tạo nên một hình ảnh thống nhất về vẻ đẹp của thiên nhiên:
Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.
* *
*
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi Tam Đảo, kìa sông Tam Kì.
Dường như trong cảm thức dân gian, núi chỉ đẹp khi có sông và sông chỉ đẹp khi đi với núi. Sông với núi kết hợp thành một đôi SƠN THỦY như một nguồn cảm hứng của tình yêu hay của lòng tự hào về quê hương:
Sáng trăng dạo cẳng đi chơi
Dạo miền sơn thủy là nơi hữu tình.
* *
*
Nhìn xem phong cảnh làng ta
Có sơn có thủy bao la hữu tình.
Từ cặp đôi núi sông, sơn thủy này đã hình thành nên biểu tượng nước non phổ biến trong ca dao:
Non kia ai đắp mà cao
Sông kia ai bới ai đào mà sâu
Nước non là nước non trời
Ai phân được nước ai dời được non.
Nước biếc non xanh trở thành dấu hiệu của vẻ đẹp phong cảnh, thành niềm tự hào về nét đẹp của mỗi vùng quê:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
* *
*
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Đền Hùng Phú Thọ nước biếc non xanh hữu tình.
Vì sao trong ca dao cái đẹp của phong cảnh thường gắn với hình tượng “núi sông”, “sơn thủy”, “nước non”, “non xanh nước biếc”? Ở đây có thể có nhiều cách giải thích khác nhau. Trước hết chúng ta thấy trong sâu thẳm ý thức con người, những gì hài hòa thường là cơ sở tạo nên cảm giác đẹp, dễ chịu, ưa thích. Trong tư duy phương Đông, hài hòa lớn nhất là hài hòa giữa Âm và Dương. Từ cặp hài hòa Âm – Dương sẽ đẻ ra vô số cặp hài hòa khác, phổ biến nhất là những cặp hài hòa mang tính cân đối, đối xứng như kiểu: ngày – đêm, trên – dưới, trong – ngoài, lên – xuống, trưa - tối v.v... Trong ca dao có rất nhiều câu thơ thể hiện nét tư duy ấy:
Thương em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương.
* *
*
Một người trên núi non Bồng
Một người dưới biển dốc lòng chờ nhau.
* *
*
Ngược xuôi lên thác xuống ghềnh
Chim kêu bên nọ, vượn trèo bên kia.
Núi - sông sở dĩ trở thành biểu tượng của vẻ đẹp phong cảnh bởi vì nó là cặp hài hòa lớn nhất, rõ rệt nhất, huống chi ngoài điều đó ra, ở nước ta núi - sông vốn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của con người, mọi công việc làm ăn, đói no, mọi sinh hoạt vui buồn đều gắn với sông, với núi; sông núi rất gần gũi, thân thiết với con người. Tất cả điều đó làm cho sông núi dễ trở thành biểu tượng tiêu biểu của cái đẹp phong cảnh thường được nhắc đến trong ca dao.
Ngoài ra, ở đây cũng còn một lí do nữa. Sở dĩ ca dao tả phong cảnh thường nói đến sơn - thủy, nước - non có lẽ một phần vì theo quan niệm cổ xưa của phương Đông, núi sông là cốt tủy của sự sống, núi không thể thiếu sông, sông cần phải có núi, thiếu một trong hai cái đó, sự sống không tồn tại, như dương thiếu âm, âm không có dương. Hình ảnh sông núi bên nhau bởi vậy trở thành tượng trưng cho vẻ đẹp của vũ trụ, của đất trời. Để giải thích vì sao tranh sơn thủy Trung Hoa thường vẽ cảnh núi sông, danh họa đời Bắc Tống Quách Hy đã viết: “…núi có sông thì sinh động, có cây cỏ thì đẹp tươi, có khói mây thì mỹ lệ. Sông lấy núi làm khuôn mặt, lấy đình, tạ làm vui mắt, lấy người câu cá làm tinh thần. Cho nên sông có núi thì đẹp… Đó là sự bố trí của núi sông”(6). Trong ý nghĩa ấy có thể nói những câu ca dao về thiên nhiên là những bức tranh sơn thủy.
Bên cạnh “sơn thủy”,”nước non” khi nói đến phong cảnh, trong ca dao còn thường gặp hai chữ “hữu tình”:
Nhìn xem phong cảnh làng ta
Có sơn, có thủy bao la hữu tình.
* *
*
Sáng trăng dạo cẳng đi chơi
Dạo miền sơn thủy là nơi hữu tình.
Ở đây vẻ đẹp của sơn thủy không chỉ còn là vẻ đẹp của sự hài hòa như bản chất của sự sống mà còn mang một sắc thái khác – sắc thái của tình yêu. Cảnh đẹp là cảnh phải có tình. Tình ở đây trước hết là tình yêu lứa đôi, có sơn có thủy, có mình có ta. Sơn thủy sở dĩ đẹp vì nó tượng trưng cho tình yêu, tượng trưng cho hình ảnh người con trai và người con gái cho sự sống có cặp có đôi:
Nước non, non nước khơi chừng
Ái ân đôi chữ, xin đừng xa nhau.
Chính từ cảm hứng về vẻ đẹp của nước non như biểu tượng của tình yêu trong ca dao, Tản Đà đã viết nên bài “Thề non nước” nổi tiếng:
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non…
Như chúng ta thấy cảnh đẹp là cảnh “hữu tình”. Nhưng “hữu tình” không phải chỉ là đẹp. “Hữu tình” cũng không phải chỉ gắn với tình yêu:
Ở đây sơn thủy hữu tình
Có thuyền, có bến, có mình có ta.
* *
*
Đại Hoàng phong cảnh hữu tình
Của nhiều đất rộng, gái xinh, trai tài.
* *
*
Kim Liên phong cảnh hữu tình
Dương cơ cũng lịch, địa hình cũng vui.
“Hữu tình” còn gắn với hạnh phúc, no ấm, với độ phì nhiêu của đất đai, với cuộc sống tấp nập và với chính sự hiện diện đẹp đẽ của con người. Rõ ràng cả ở đây thẩm mỹ của dân gian rất nhất quán: cái đẹp luôn gắn với cái có ích. Nhưng ở đây cũng cho thấy một nét tính cách nữa của người Việt, đó là coi trọng chữ tình. Cảnh quí không phải chỉ đẹp mà còn phải hữu tình, hay nói cách khác, đẹp là phải hữu tình, khen một phong cảnh “hữu tình” thì không chỉ là khen nó mỹ miều mà còn khen nó vì nó gợi ra những liên tưởng về tình yêu hoặc cuộc sống no ấm. Chữ tình này là một đặc điểm nổi bật trong tính cách người Việt, thể hiện cả trong thị hiếu thẩm mỹ, trong tình yêu, trong cuộc sống và do đó cả trong văn học, trong ca dao:
Yêu nhau căn dặn đủ điều
Càng say về nết, càng yêu vì tình
* *
*
Sống mà chẳng có chữ tình
Thì em cũng quyết liều mình cho xong.
Tìm hiểu đặc điểm của thiên nhiên và phong cảnh như ngọn nguồn của cảm xúc về cái đẹp trong ca dao, chúng ta thấy những cảnh “hữu tình” thường là những cảnh động:
Ở đây phong cảnh vui thay
Trên chợ dưới bến lại có gốc cây hữu tình.
* *
*
Trên trời có đám mây vàng
Bên sông nước chảy có nàng quay tơ.
Người dân quê tuy cuộc sống vất vả, làm lụng cực nhọc, hứng chịu đủ hậu quả thiên tai và bất công xã hội, nhưng nhìn chung cái nhìn của họ về cuộc sống vẫn trong sáng, thấm đượm lòng yêu thiên nhiên, yêu đời. Không có cái nhìn ấy không thể ngắm và vui với phong cảnh quê hương. Niềm vui ấy làm cho cảnh vật trở nên sống động, linh hoạt, tràn đầy sinh khí:
Trời xanh dưới nước cũng xanh
Trên non gió thổi dưới gành sóng xao.
* *
*
Vì mây cho núi lên trời
Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng…
* *
*
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai làng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Thị hiếu thẩm mỹ dân gian bộc lộ ở đây không chỉ thể hiện cái nhìn lạc quan về cuộc sống. Trong gốc rễ sâu xa, nó gắn liền với vũ trụ quan của người dân quê, với ý niệm thô sơ về tự nhiên, xem sự sinh trưởng và vận động của vạn vật là sự sống và bản thân sự sống đã là đẹp. Đối với người dân quê, quả thực “cái đẹp là cuộc sống”.“Trên một mức độ nào đó, cây xào xạc, cành cây đu đưa, lá cây run rẩn cũng làm ta nghĩ đến cuộc sống của con người… Một phong cảnh đẹp là khi nó có hoạt khí”(7). Cái “hoạt khí” toát lên từ cảnh gió thổi, sóng xao, hoa cười, cá lội tung tăng chứng tỏ phong cảnh trong những câu ca dao trên tràn đầy sự sống và do đó theo thểm mỹ của những người dân quê, nó cũng tràn đầy cái đẹp.
Điều này cho phép chúng ta giải thích thêm một đặc điểm nữa của thiên nhiên và phong cảnh trong ca dao – đó là vì sao trong ca dao thường bắt gặp rất nhiều màu xanh:
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
* *
*
Cát Chính có cây đa xanh
Có đường cái lớn chạy quanh trong làng.
* *
*
Dừa xanh trên bến hai hang
Dừa bao nhiêu trái thương chàng bấy nhiêu.
Không chỉ “rau xanh” (con cò lội bãi rau xanh/ Đắng cay chịu vậy than rằng cùng ai) mà còn có “sen xanh” (Xuống đầm ngắt lá sen xanh/ Thấy chim loan phượng đỗ cành xoan nâu), “nải chuối xanh” (Lọng vàng che nải chuối xanh/ Tiếc con chim phượng đậu nhành tre khô), rồi đến “đồng xanh” (Đường về Đông Việt loanh quanh/ Đồng xanh làng đẹp như tranh họa đồ), “rừng xanh” (Muốn tắm mát xuống ngọn sông Đào/ Muốn ăn sim chin thì vào rừng xanh), “núi xanh” (Chim khôn bay lượn ngang trời/ Trong non non biếc, trông người người xa).
Đáng chú ý là không chỉ đồng xanh, rừng xanh, mà cả biển cũng xanh, trời cũng xanh, mây xanh, sông xanh, nước xanh, hồ xanh, đến chim cũng xanh:
Rừng xanh cả biển cũng xanh
Để xem cây quế ngả cành về đâu.
* *
*
Trên trời có đám mây xanh
Có bông hoa lí, có nhành mẫu đơn.
* *
*
Sông xanh phẳng lặng nước đầy
Tình chung hai chữ nghĩa này giao hoan.
* *
*
Ai đi qua đò có biết
Dòng nước trong xanh biết là bao.
* *
*
Con chim nhạn xanh xếp cánh bay chuyền
Phận em là gái thuyền quyên má đào.
Sự đậm đặc của màu xanh trong ca dao rõ ràng là sự phản ánh màu sắc của thiên nhiên nước ta, một vùng đất nhiệt đới có nhiều cây xanh, nhiều rừng, nhiều cánh đồng trồng lúa và có bờ biển dài từ Bắc đến Nam. Nhưng không phải chỉ như vậy. Cây xanh, đồng xanh, rừng xanh luôn luôn là biểu tượng của sự sinh trưởng, tốt tươi, trù phú. Màu xanh ở đây không chỉ là màu của thiên nhiên mà còn là màu của sự sống. Màu xanh trở thành tượng trưng cho vẻ đẹp của tự nhiên tràn đầy sức sống. Màu xanh cũng thể hiện cái nhìn tươi mới, yêu đời của người dân quê đối với phong cảnh thiên nhiên, thể hiện một nét đáng yêu trong thẩm mỹ dân gian. Chính cái màu xanh ấy và cùng với nó là những rung động thẩm mỹ chứa đầy tình yêu sự sống đã đi vào sáng tác của văn chương bác học làm cho câu thơ mang đậm chất thẩm mỹ dân gian:
Cỏ xanh như khói bến Xuân tươi
Lại có mưa Xuân vỗ nước trời.
(Nguyễn Trãi)
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Nguyễn Du)
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
(Hàn Mặc Tử)
Cái đẹp thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn của ca dao. Nó là cái đẹp đầu tiên, cái đẹp có trước. Người có đẹp thì người cũng chỉ là một bộ phận của tự nhiên: “Người ta hoa đất”. Trong thẩm mỹ dân gian vẻ đẹp của con người và thiên nhiên hòa với nhau, tô điểm cho nhau, nhưng dường như cái đẹp của thiên nhiên vẫn cao hơn, như là thước đo, như là chuẩn mực:
Thấy em mắt phượng môi son
Mày ngài da tuyết đào non trên cành.
Điều này giải thích vì sao trong ca dao vẻ đẹp của con người thường được ví với cây, với lá, với hoa:
Em như cái búp hoa hồng
Anh giơ tay muốn bẻ về bồng nâng niu.
* *
*
Gái Dự Quần đẹp như hoa lí
Trai thanh tân có ý mà theo.
* *
*
Nhác trông thấy một bóng người
Răng đen nhưng nhức, miệng cười như hoa.
Vẻ đẹp của thiên nhiên tràn ngập trong ca dao, hiện lên trên phong cảnh, trên hình dáng và khuôn mặt con người. Thái độ đối với cái đẹp của thiên nhiên ấy vừa phản ánh vũ trụ quan thô sơ của người dân quê coi con người và thiên nhiên như là một, vừa nói lên tình yêu của họ đối với thiên nhiên, một tình yêu vừa có ý nghĩa mỹ học sâu sắc, vừa chứa đựng trong nó một nhãn quan về môi trường rất nhân văn và hiện đại.
Tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và phong cảnh trong ca dao chính là tìm hiểu cách con người cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh, tìm hiểu đặc điểm của những rung động thẩm mỹ đã để lại dấu vết trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, trong cách đề cao, khen ngợi những cảnh vật được ưa thích. Từ những khảo sát bước đầu trên đây, chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên, trong đó có yêu cái đẹp của thiên nhiên, phong cảnh là một nét nổi bật trong tính cách người Việt. Đối với người dân quê, cảnh đẹp là cảnh có sơn có thủy, sông núi hài hòa, núi sông uốn lượng mềm mại, cảnh vật luân chuyển, hoạt động, tràn đầy sinh khí và sức sống (“xanh tươi”) nhưng cũng đầy tình tứ, gắn bó, tương thông với con người (“hữu tình”). Cảnh đẹp ấy bên cạnh hình dáng uyển chuyển và màu sắc tươi tắn còn là hình ảnh của ấm no, hạnh phúc. Trong thẩm mỹ của người dân quê, cái đẹp và cái có ích không loại bỏ nhau mà gắn chặt với nhau.
Nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, nhưng cái đẹp không chỉ có trong nghệ thuật. Cái đẹp có cả trong thiên nhiên trong phong cảnh. Rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên là một bộ phận trong kinh nghiệm thẩm mỹ của con người. Tìm hiểu những rung động thẩm mỹ thể hiện qua ca dao truyền thống cũng là một cách tiếp cận bản sắc văn hóa của người Việt và tìm hiểu cái đẹp của nghệ thuật. “Mỹ học tự nhiên sẽ cho chúng ta những cơ sở cần thiết để xây dựng triết học nghệ thuật”
Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó.
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
trong câu 1 thì thừa quan hệ từ "qua"
trong câu 2 thì thừa quan hệ từ " đối với "
còn câu 3 thì thừa quan hệ từ " với "
Câu 1:Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Đặc điểm của thể thơ:
+Số câu:4 câu,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần gieo vần câu 1,2,4,ngắt nhịp 4/3,3/4.....
Câu 2:Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.
Câu 3:
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)
Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
Tham khảo!
Nhân dân Việt Nam vốn Ɩà những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất c̠ủa̠ mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế nên có ý kiến cho rằng: “Thơ ca dân gian Ɩà tiếng nói trái tim c̠ủa̠ người lao động.Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp c̠ủa̠ nhân dân ta”.
Đã Ɩà con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý.Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng.Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rấт tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh c̠ủa̠ dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rấт mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa.Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”.Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình ѵà chí lý.Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người.Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng.Mỗi người có một cuộc sống riêng tư c̠ủa̠ mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng.Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rấт nề nếp, tốt đẹp. Tình cảm nhỏ bé ấy lại rấт đa dạng ѵà phong phú vì thế nên các câu ca dao ѵà tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng.Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi Ɩà chữ hiếu, chữ đạo c̠ủa̠ con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới Ɩà đạo con”.Bài học răn dạy tốt đẹp c̠ủa̠ các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ – Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình.Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời.Nhất Ɩà những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm ѵà trở thành người mẹ hiền c̠ủa̠ đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già.“Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.Những câu ca dao thật trữ tình ѵà buồn man mác.Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rấт đáng quý.Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em.Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường.Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm.“An hem như thể chân tay Rách Ɩành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa Ɩà nhà có phúc” Đấy Ɩà tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc.
Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu.Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà.Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè Ɩà nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
camr ơn